Rosuvastatin (Crestor) – Sử dụng đúng cách để giảm thiểu tác dụng phụ

5/5 - (2 bình chọn)

Mặc dù ra đời khá muộn so với các thuốc nhóm statin nhưng Rosuvastatin (Crestor) lại được đánh giá là thuốc có hiệu lực mạnh nhất. Không chỉ làm hạ mỡ máu, Rosuvastatin còn mang lại nhiều tác dụng có lợi khác trên tim mạch.  

Rosuvastatin có tác dụng gì?

Rosuvastatin là một thuốc thuộc nhóm statin. Khi vào cơ thể, Rosuvastatin ngăn chặn men khử  HMG – CoA tham gia vào quá trình tổng hợp cholesterol. Với tác dụng này, Rosuvastatin được sử dụng để giảm nồng độ cholesterol xấu LDL và triglycerid trong máu, đồng thời làm tăng cholesterol tốt HDL.

Ngoài ra, Rosuvastatin còn được biết với nhiều tác dụng khác như làm chậm tiến triển của xơ vữa động mạch nhờ cải thiện chức năng nội mô, giảm viêm tại vị trí của mảng xơ vữa; ức chế kết tập tiểu cầu và chống đông máu. Vì vậy, thuốc cũng được dùng để phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch ở những người có yếu tố nguy cơ cao. 

 

Crestor là biệt dược gốc của thuốc Rosuvastatin

Chỉ định của Rosuvastatin

Với những tác dụng đã biết, Rosuvastatin được sử dụng phổ biến trong những trường hợp sau:

– Người bị rối loạn lipid máu: LDL – cholesterol, triglycerid máu tăng cao và/hoặc giảm HDL – cholesterol máu.

– Người bị xơ vữa động mạch.

– Người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.

Chống chỉ định của Rosuvastatin

Không được dùng Rosuvastatin cho những trường hợp sau:

– Người bị dị ứng với Rosuvastatin hoặc các statin khác.

– Mắc bệnh gan thể hoạt động, tăng men gan.

– Đang mang thai.

– Đang cho con bú.

Lưu ý cần thông báo với bác sỹ trước khi dùng Rosuvastatin

Để đảm bảo an toàn thì trước khi sử dụng Rosuvastatin, bạn cần thông báo với bác sỹ nếu đang gặp phải những vấn đề sức khỏe như:

– Rối loạn điện giải, mất nước…

– Rối loạn nội tiết như suy giáp, cường giáp, suy thượng thận, tiểu đường…

– Huyết áp thấp

– Mắc bệnh gan, thận.

– Nhiễm trùng huyết

– Nghiện rượu bia nặng.

Ngoài ra, bạn cũng cần liệt kê tất cả các thuốc và bệnh lý đang điều trị để bác sỹ đưa ra chỉ định phù hợp.

Tương tác của Rosuvastatin

Tương tác với thuốc

Sử dụng Rosuvastatin với bất kỳ loại thuốc nào dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, dùng cả hai loại thuốc lại là điều cần thiết để kiểm soát bệnh của bạn. Khi đó, bác sĩ có thể thay đổi liều hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc:

– Thuốc làm tăng nồng độ của Rosuvastatin trong máu: Capmatinib, Clopidogrel…

– Thuốc làm giảm nồng độ của Rosuvastatin trong máu: Thuốc kháng acid, Apalutamide…

– Thuốc làm tăng tác dụng tiêu cơ vân của Rosuvastatin: Acipimox, thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrate như Bezafibrate, Ciprofibrate, Fenofibrat; Colchicine, Fusidic Acid, Niacin…

– Thuốc đông máu đối kháng vitamin K (warfarin): Rosuvastatin làm tăng tác dụng chống đông máu của thuốc đối kháng Vitamin K.

Để tăng hiệu lực giảm mỡ máu, ngăn xơ vữa động mạch tiến triển và hạn chế tác dụng phụ trên gan, thận khi phải kết hợp nhiều loại thuốc tây; các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên dùng Rosuvastatin cùng sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược như Hoàng bá, Bồ hoàng, Sơn tra… điển hình như sản phẩm Vương Tâm Thống. Thực tế, rất nhiều người bệnh đã đạt được chỉ số mỡ máu an toàn, không còn lo biến chứng xơ vữa động mạch khi áp dụng liệu pháp kết hợp này.

Nếu bạn quan tâm và muốn được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp thảo dược kết hợp cùng Rosuvastatin, vui lòng liên hệ tổng đài  (hoặc zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.


Tương tác với thực phẩm

Gạo men đỏ có thể làm tăng độc tính của Rosuvastatin, vì vậy khi đang dùng thuốc thì không nên ăn các món chế biến từ gạo men đỏ. Rượu, bia cũng làm tăng độc tính trên gan của Rosuvastatin. Do đó, bạn cần hạn chế uống nhiều bia rượu nếu được kê đơn thuốc này. Trường hợp không thể kiêng hoàn toàn, bạn có thể uống hạn chế dưới 1 – 2 ly rượu vang/ngày.  

 

Không ăn gạo men đỏ khi đang dùng Rosuvastatin

Một số lưu ý khi sử dụng Rosuvastatin  

– Khi dùng thuốc Rosuvastatin, lượng đường trong máu có thể tăng lên. Do đó, bạn cần kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc.

– Dùng thuốc đủ liều theo chỉ định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều mà chưa có chỉ định của bác sỹ.  

– Nếu được kê đơn thuốc trị bệnh dạ dày chứa nhôm hoặc magie, cần uống sau Rosuvastatin ít nhất 2 giờ.

– Phụ nữ cần sử dụng các biện pháp tránh thai khi đang sử dụng Rosuvastatin.

– Uống thuốc vào những thời điểm nhất định trong ngày, có thể uống vào lúc bụng đói hoặc uống cùng bữa ăn, nuốt nguyên viên với nước lọc, không nhai, nghiền hay bẻ nhỏ viên thuốc.   

– Nếu bỏ lỡ một liều Rosuvastatin, hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thường xuyên. Không dùng gấp đôi liều hoặc dùng 2 liều Rosuvastatin trong vòng 12 giờ.

– Tham khảo ý kiến bác sỹ để ngừng sử dụng Rosuvastatin nếu bạn có một cuộc phẫu thuật lớn, chấn thương lớn…    

– Khám sức khỏe thường xuyên để kiểm tra xem liệu thuốc có hoạt động tốt không và phát hiện tác dụng không mong muốn (nếu có).   

Tương tác của Rosuvastatin

Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người vẫn có thể gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng Rosuvastatin. Hãy báo với bác sỹ nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

– Dị ứng thuốc gây phát ban, ngứa, đỏ da, phồng rộp, bong tróc da; thở khò khè, đau thắt ngực, sưng họng, phù mặt, môi, lưỡi gây khó thở, khó nuốt, khàn giọng bất thường…

– Tiểu ra máu

– Đau đầu (6 – 9%), chóng mặt (4%).

– Đau khớp

– Dấu hiệu tăng đường huyết quá mức như lú lẫn, buồn ngủ, khát nước, tiểu thường xuyên, đỏ bừng mặt, thở nhanh và hơi thở có mùi trái cây…

– Đau, yếu cơ bất thường (có thể sốt hoặc không sốt), chuột rút cơ bắp hoặc co thắt, cứng cơ… có thể là dấu hiệu của tiêu cơ vân – một tác dụng phụ rất nghiêm trọng của Rosuvastatin.  

– Dấu hiệu của tổn thương gan: nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, phân sáng màu, da hoặc mắt có màu vàng, chán ăn, buồn nôn…  

 

Đau cơ là dấu hiệu của tác dụng phụ tiêu cơ vân

Rosuvastatin sẽ không thể phát huy hiệu lực nếu người bệnh chỉ dùng thuốc đơn thuần mà không kết hợp cùng chế độ ăn kiêng khem hợp lý. Do vậy ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên để đạt kết quả điều trị cao nhất.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị mỡ máu cao.

Kiểm tra tương tác thuốc trong điều trị bệnh tim mạch

Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/cdi/rosuvastatin.html

https://www.drugs.com/cons/rosuvastatin.html

https://www.drugs.com/ppa/rosuvastatin.html

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận