Ra đời từ những năm 70 của thể kỷ 20 bởi tiến sĩ Rene Favaloro, phẫu thuật bắc cầu mạch vành đã trở thành một phương pháp mang tính đột phá trong ngành y học tim mạch. Sau gần 50 năm, phương pháp này đã đem lại hy vọng, cơ hội sống cho biết bao người bệnh mạch vành.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là gì?
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một thủ thuật trong điều trị hẹp mạch vành, được thực hiện bằng cách dùng một mạch máu khỏe mạnh lấy từ các bộ phận như chân, tay, lưng, bụng nối bắc cầu qua phần mạch vành đã bị tắc nghẽn, giúp tạo một con đường mới dẫn máu lên nuôi cơ tim.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành áp dụng trong những trường hợp nào?
Các bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên sức khỏe người bệnh, vị trí và số lượng động mạch bị tắc nghẽn để đưa ra lựa chọn phẫu thuật bắc cầu mạch vành hay không. Dưới đây là một số trường hợp thường được áp dụng:
– Bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định (cơn đau ngực nghiêm trọng, kéo dài, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi).
– Người có tổn thương mạch vành nặng: bị tắc hẹp nhiều nhánh, chức năng co bóp của tâm thất trái kém hoặc mắc kèm bệnh tiểu đường.
– Phương pháp nong mạch hay đặt stent tiên lượng không hiệu quả và người bệnh có nguy cơ cao gặp cơn nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.
– Đã từng nong mạch, đặt stent nhưng không thành công, hoặc thành công nhưng sau đó có hiện tượng tái hẹp mạch trở lại
– Người bệnh thay van tim nhưng có kèm theo hẹp mạch vành.
– Bệnh nhân sau cơn nhồi máu cơ tim, không đáp ứng tốt sau đặt stent.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành áp dụng khi nhiều đoạn mạch bị tắc hẹp
Nếu bạn bị hẹp mạch vành và đang đứng trước nguy cơ phải phẫu thuật bắc cầu, hãy liên hệ tới chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được tư vấn về thời điểm thích hợp để mổ cùng giải pháp hỗ trợ trị từ thảo dược, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
Phân loại phẫu thuật bắc cầu mạch vành
– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành truyền thống: Đây là phương pháp mổ hở, trong quá trình mở xương ngực, tim sẽ bị ngừng tạm thời bằng thuốc, máu được lọc qua một máy tim – phổi nhân tạo trong suốt quá trình phẫu thuật.
– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành không dùng máy tim – phổi nhân tạo: Phương pháp này tương tự như phẫu thuật truyền thống chỉ khác là tim không bị dừng lại và không cần sử dụng máy tim – phổi nhân tạo
– Phẫu thuật bắc cầu xấm lấn tối thiểu: Phương pháp không cần mở lồng ngực, thay vào đó, một số vết cắt nhỏ được thực hiện ở phía bên trái ngực hoặc giữa xương sườn. Đây là một liệu pháp khá mới, tuy nhiên nó không phù hợp với tất cả mọi người, nhất là những người cần loại bỏ nhiều hơn một động mạch vành.
Người bệnh cần làm gì trước khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch vành?
Một số vấn đề cần lưu ý trước khi phẫu thuật:
– Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu đang mang thai, đang sử dụng thuốc, có tiền sử dị ứng với loại thuốc hay các dụng cụ y tế như cao su, bông băng…
– Nói ngay với bác sĩ nếu bạn có bệnh rối loạn chảy máu hay đang sử dụng một số thuốc ảnh hưởng tới quá trình đông máu chẳng hạn như: aspirin,…
– Bạn không nên ăn hoặc uống trong 8 giờ trước khi làm thủ thuật, không hút thuốc lá. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X quang phổi, đo nhịp tim và chụp mạch vành, tắm với xà phòng hoặc các chất tẩy rửa đặc biệt của bệnh viện trước khi thực hiện phẫu thuật.
Trao đổi thật kỹ mọi vấn đề với bác sĩ trước khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có gặp biến chứng gì không?
Một số biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật bao gồm:
– Chảy máu trong và sau phẫu thuật
– Rối loạn nhịp tim.
– Hình thành cục máu động gây ra các cơn đau tim, đột quỵ,… hoặc một số vấn đề về phổi.
– Nhiễm trùng tại vị trí thực hiện phẫu thuật.
– Viêm phổi, viêm tụy, suy thận.
– Phẫu thuật thất bại hoặc tử vong.
Sức khỏe trước phẫu thuật ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng hồi phục cũng như nguy cơ gặp các biến chứng trong và sau mổ. Do vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã thảo luận kỹ lưỡng tất cả mọi vấn đề liên quan với bác sĩ phẫu thuật của mình.
Chăm sóc người bệnh sau khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Trong bệnh viện
Sau khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch vành, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức trong khoảng 2 ngày để được chăm sóc, theo dõi liên tục các chỉ số điện tâm đồ, huyết áp, nhịp thở, mức oxy máu,… Lúc này người bệnh chỉ nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu.
Sau đó bạn sẽ được chuyển tới đơn vị điều dưỡng sau phẫu thuật khi bác sĩ đánh giá bạn đã khỏe mạnh. Thời điểm này, người bệnh có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng. Trong giai đoạn này bạn có thể ăn những đồ ăn rắn nếu cảm thấy cơ thể chịu đựng được.
Chăm sóc tại nhà
Một khi đã trở về nhà, hãy cố gắng giữ nơi nghỉ ngơi thật sạch và khô. Người bệnh nên ngưng lái xe cũng như các hoạt động mạnh cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn, tốt nhất là sau 6 – 12 tháng. Và nhất định phải thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu bạn có bất kỳ biểu hiện dưới đây:
– Sốt từ 38 độ C trở lên hoặc cảm thấy ớn lạnh.
– Sưng, đỏ, chảy máu hoặc thoát dịch tại bất kỳ vị trí nào trên vết mổ.
– Tăng cảm giác đau xung quanh vị trí rạch.
– Khó thở.
– Tê bì cánh tay, bàn chân.
– Chân bị sưng
– Buồn nôn hoặc nôn.
Trước và sau khi phẫu thuật, người bệnh mạch vành nên thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, đồng thời tham khảo sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan Sâm. Bởi bộ 3 thảo dược này có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, đồng thời giúp người bệnh sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như phòng ngừa tái tác hẹp và nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm khác như: cơn đau tim, đột quỵ,…
Xem thêm:
Sản phẩm Vương Tâm Thống – giải pháp cho người bệnh mạch vành được bào chế từ thảo dược tự nhiên Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm
DS. Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/test_procedures/cardiovascular/coronary_artery_bypass_graft_surgery_cabg_92,P07967
https://www.uptodate.com/contents/coronary-artery-bypass-graft-surgery-beyond-the-basics