Kể từ khi chính thức được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận lưu hành cho tới nay, Lipitor (atorvastatin) đã trở thành loại thuốc hạ mỡ máu bán chạy nhất mọi thời đại, đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho nhà sản xuất “khổng lồ” Pfizer. Loại thuốc hạ mỡ máu nhóm statin này đã được chứng minh có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ đe dọa tính mạng cho người bệnh tim mạch, tuy nhiên thuốc cũng được biết đến với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bạn chưa biết.
Lipitor là thuốc gì?
Lipitor là thuốc hạ mỡ máu thuộc nhóm statins. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản xuất LDL tại gan. Sự lắng đọng của loại mỡ “xấu” này tham gia vào sự hình thành của mảng xơ vữa trong lòng động mạch.
Bên cạnh đó, thuốc còn làm giảm triglyceride trong máu và tăng nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) – một loại cholesterol tốt tham gia vận chuyển cholesterol dư thừa trong cơ thể về gan để tiêu hủy. Nhờ đó, thuốc có tác động ngăn ngừa sự hình thành nên những mảng xơ vữa, thủ phạm gây ra bệnh mạch vành, đột quỵ não…
Thuốc giảm mỡ máu Lipitor được dùng cho đối tượng nào?
Nhờ những tác dụng trên, Lipitor được sử dụng cho một số đối tượng sau:
– Người có cholesterol máu cao, tăng triglyceride
– Người bệnh mạch vành có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho và các
– Phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thuốc Lipitor dùng trong điều trị bệnh mạch vành để làm giảm mỡ máu
Chống chỉ định khi dùng thuốc mỡ máu Lipitor
Hãy thận trọng khi dùng Lipitor nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng sau:
– Người bị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
– Phụ nữ mang thai, cho con bú
– Người mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan…
– Trẻ em dưới 10 tuổi
Để đảm bảo an toàn, hãy báo cho bác sỹ về tiền sử bệnh lý của bạn, đặc biệt là các bệnh về gan thận, bệnh tuyến giáp, đau cơ, yếu cơ, đột quỵ…
Người bệnh mạch vành nên sử dụng thuốc điều trị mỡ máu Lipitor như thế nào?
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát mỡ máu và đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý:
– Sử dụng Lipitor theo sự hướng dẫn của bác sĩ: tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng hay thời gian sử dụng
– Không bẻ hay làm vỡ viên thuốc: thay vào đó là nuốt trọn viên thuốc với một lượng nước vừa đủ khoảng 200ml để hạn chế nguy cơ quá liều.
– Dùng thuốc vào 1 thời điểm nhất định trong ngày: để hạn chế khả năng quên liều. Nếu nhỡ quên 1 liều, bạn hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu từ thời điểm đó đến liều tiếp theo ít hơn 12 giờ, hãy bỏ qua liều đã quên và uống như lịch thường ngày.
– Xét nghiệm máu thường xuyên: để kiểm tra khả năng đáp ứng của thuốc và phát hiện các tác dụng phụ có thể xảy ra.
– Sử dụng kết hợp cùng sản phẩm thảo dược: Dùng Lipitor cùng sản phẩm có chứa thảo dược Hoàng bá, Bồ Hoàng có tác dụng hạ mỡ máu, cholesterol máu, chẳng hạn như Vương Tâm Thống cũng sẽ là một giải pháp hiệu quả giúp nâng cao chất lượng điều trị, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh mạch vành, đồng thời, hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ do phải dùng thuốc tây y liều cao. Đó cũng là giải pháp mà cô Sanh (0987.900.115 – Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã trị thành công bệnh mỡ máu cao, hẹp mạch vành của mình. Bạn đọc có thể lắng nghe chia sẻ của cô qua video dưới đây:
Nếu bạn đang bị bệnh mạch vành kèm theo mỡ máu cao, hãy liên hệ theo số điện thoại 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn hỗ trợ về giải pháp phòng và trị hiệu quả tối ưu nhất.
Thuốc Lipitor có thể gây ra một số tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng, điển hình như:
– Tiêu cơ vân, phá vỡ mô xương: Tuy hiếm gặp, nhưng đây lại là tác dụng phụ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng với những biểu hiện sớm như đau, yếu cơ bắp không rõ nguyên nhân kèm theo sốt, mệt mỏi bất thường
– Phản ứng dị ứng: phát ban gây ngứa trên da, sốt, khó thở, mệt mỏi.
+ Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, vàng da, vàng mắt…
Ngoài ra, thuốc có thể gây đau tê một bên cơ thể, đau nhức đầu, mắt mờ và giảm khả năng thăng bằng…
Thức ăn có gây ảnh hưởng và làm mất tác dụng của thuốc Lipitor không?
Có rất nhiều người thường không để ý nhưng đôi khi những thực phẩm ăn vào hàng ngày có thể là nhân tố chính làm mất tác dụng của thuốc điều trị bệnh. Đối với thuốc Lipitor thì một số thực phẩm sau người bệnh cần tránh:
– Thực phẩm giàu cholesterol: sử dụng thuốc Lipitor sẽ không có hiệu quả nếu bạn không thực hiện chế độ ăn kiêng khem các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol như lòng đỏ trứng, gan, tim động vật, thịt đỏ (thịt bò, bê…).
– Bưởi và những trái cây cùng họ: là loại trái cây tưởng chừng như vô hại, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy khi sử dụng bưởi hoặc nước ép của nó cùng Lipitor có thể tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường gây ra những phản ứng bất lợi, thậm chí ngộ độc do quá liều.
– Rượu: có thể làm tăng nồng độ triglycerid trong máu, làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng nguy cơ gây tổn thương gan. Vì vậy, bạn hãy thực hiện theo một nguyên tắc khi sử dụng bất kỳ thuốc tây y nào kể cả Lipitor: “Không uống rượu khi đang sử dụng thuốc”.
Những tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng cùng Lipitor
Một số loại thuốc có thể gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của Lipitor, chỉ định thay đổi liều dùng hoặc thậm chí là ngưng thuốc có thể được tiến hành nếu sử dụng Lipitor cùng với:
– Các thuốc kháng sinh (erythromycin, clarithromycin)
– Thuốc chống nấm (fluconazol, ketoconazol)
– Thuốc tránh thai
– Thuốc hạ cholesterol khác thuộc nhóm fibrate (clofibrate, fenofibrate…)
– Vitamin B3…
Do đó bạn cần báo với bác sỹ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng, kể cả các vitamin.
Lipitor chỉ là một phần trong phác đồ điều trị rối loạn mỡ máu hay phòng ngừa các bệnh tim mạch, vì vậy bạn đừng quên lên kế hoạch dài hạn cho bản thân bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và kiểm soát cân nặng để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và theo dõi những thay đổi trên cơ thể trong quá trình sử dụng nhằm phát hiện sớm các tác dụng phụ để xử trí kịp thời.