Digoxin là một glycosid trợ tim chiết xuất từ lá cây Dương địa hoàng đã được ứng dụng trong điều trị suy tim từ nhiều thế kỉ trước. Cho đến nay, việc sử dụng Digoxin vẫn cần hết sức thận trọng bởi thuốc có khả năng gây ngộ độc cao. Hãy tìm hiểu ngay thông tin về Digoxin để đảm bảo an toàn trước khi dùng ngay tại đây!
Tác dụng của thuốc Digoxin
Khi vào cơ thể, Digoxin có khả năng bất hoạt bơm ion Na+-K+– ATPase trên màng tế bào cơ tim, từ đó gián tiếp làm tăng nồng độ ion Ca2+ bên trong tế bào. Đây chính là yếu tố kích hoạt sự co bóp của cơ tim, từ đó giúp làm tăng khả năng bơm máu của tim. Ngoài ra, thuốc còn có tác động làm dịu các nút xoang và nút nhĩ nhất – nơi khởi phát nhịp đập của tim, từ đó giúp làm giảm nhịp tim nhanh hiệu quả.
Digoxin dạng viên và dạng dung dịch tiêm
Digoxin được dùng trong trường hợp nào?
Với những tác dụng kể trên, Digoxin được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh tim mạch sau:
– Suy tim sung huyết.
– Rung nhĩ.
– Cuồng động nhĩ.
– Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất.
Chống chỉ định của Digoxin
Không sử dụng Digoxin nếu bạn bị rung thất (một dạng rối loạn nhịp tim liên quan đến buồng tim phía dưới), người bị dị ứng với digoxin hoặc bất kì thành phần nào của thuốc. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng Digoxin bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bạn từng mắc phải:
– Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như Hội chứng nút xoang bệnh lý, rối loạn nút nhĩ thất.
– Tiền sử nhồi máu cơ tim.
– Tim đập chậm đến mức ngất xỉu.
– Hội chứng Wolff-Parkinson-White (gây ra nhịp tim nhanh đột ngột).
– Bệnh thận.
– Rối loạn điện giải như nồng độ canxi, kali, magie… trong máu thấp.
– Rối loạn chức năng tuyến giáp.
– Bị nôn mửa, tiêu chảy gần đây.
– Bạn đang mang thai: Tác hại của thuốc Digoxin trên thai nhi chưa được làm rõ. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai bị suy tim hoặc rung nhĩ có thể gặp phải biến chứng sinh non, thiếu cân và tỷ lệ tai biến thai sản tăng lên gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng Digoxin cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Tác dụng phụ của Digoxin
Tác dụng phụ nghiêm trọng
Liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để nhờ sợ trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
– Dấu hiệu dị ứng với Digoxin: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng…
– Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày.
– Tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập loạn nhịp.
– Choáng ngất, ngất xỉu.
– Đi ngoài phân đen.
– Lú lẫn, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi bất thường.
– Sưng, đau vú.
– Mờ mắt, vàng mắt.
– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị sụt cân, chậm lớn, đau dạ dày, thay đổi hành vi…
Một số tác dụng phụ thường gặp
– Buồn nôn, tiêu chảy.
– Chóng mặt.
– Nhức đầu, suy nhược cơ thể.
– Lo lắng, trầm cảm.
– Phát ban.
Cách xử trí khi bị ngộ độc do quá liều Digoxin
Digoxin là một thuốc dễ gây ngộ độc do liều điều trị và liều gây độc rất gần nhau. Người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu ngộ độc Digoxin như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt… 80% người bệnh có dấu hiệu chán ăn, ngủ gà trước khi dấu hiệu rối loạn nhịp tim và các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương xuất hiện.
Tùy theo thời điểm phát hiện ngộ độc mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Nếu mới có dấu hiệu ngộ độc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng sử dụng Digoxin và theo dõi nhịp tim, điện giải đồ. Trong trường hợp ngộ độc nặng, người bệnh cần được gây nôn, rửa ruột để loại bỏ Digoxin ra khỏi hệ tiêu hóa, hoặc sử dụng kháng thể đặc hiệu với Digoxin trong những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng.
Buồn nôn có thể là dấu hiệu của ngộ độc Digoxin
Tương tác thuốc đáng chú ý của Digoxin
Một số loại thuốc khi sử dụng kết hợp cùng Digoxin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn cần thông báo với bác sĩ về tất cả những thuốc mà bạn đang dùng, nhất là các loại thuốc sau:
– Thuốc làm giảm tác dụng của Digoxin: thuốc kháng acid, nhựa hấp thụ acid mật cholestyramin, thuốc chống ung thư (methotrexat, doxorubicin…), thuốc chống nôn (Metaclopropamid)…
– Thuốc làm tăng tác dụng của Digoxin: Thuốc chống nấm amphotericin B, thuốc lợi tiểu thải kali, thuốc chống viêm steroid, thuốc chống loạn nhịp tim (amiodaron, quinidin…), thuốc chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi, kháng sinh nhóm Macrolid (erythromycin, clarithromycin…).
Bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng Digoxin thích hợp đối với những người bệnh cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc để giảm thiểu tương tác bất lợi. Ngoài những thuốc kể trên, Digoxin còn có thể dùng kết hợp cùng một số vị thảo dược có hoạt tính tăng lực co bóp cơ tim và ổn định nhịp tim tương tự như Mạch môn, Sơn tra, Hoàng bá… Sự kết hợp này vừa giúp làm tăng hiệu quả điều trị, vừa đảm bảo an toàn cho người dùng. Đó cũng là lý do mà các nhà khoa học đã bào chế viên uống hỗ trợ cho người bệnh suy tim, loạn nhịp có chứa chiết xuất Mạch môn, Sơn tra, Hoàng bá… giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả hơn và giảm thiểu các tương tác bất lợi khi dùng nhiều loại thuốc tây phối hợp.
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim, rối loạn nhịp tim chứa Mạch môn, Sơn tra, Hoàng bá
Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược kết hợp cùng Digoxin trong điều trị rối loạn nhịp tim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại (hoặc zalo) 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý khi sử dụng Digoxin
Để giảm thiểu tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả điều trị khi sử dụng Digoxin, bạn cần lưu ý:
– Dùng Digoxin với liều lượng chính xác theo chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Cố gắng uống Digoxin vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh bị quên liều.
– Nếu lỡ quên 1 liều Digoxin, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu liều bỏ quên quá gần với liều kế tiếp (dưới 12 giờ) thì hãy bỏ qua liều đã quên, không uống gấp đôi vào lần kế tiếp để bù lại.
– Với Digoxin dạng lỏng, cần sử dụng ống tiêm định lượng hoặc dụng cụ đong liều thuốc chuẩn để đo liều chính xác.
– Sử dụng Digoxin thường xuyên ngay cả khi bạn không còn thấy triệu chứng trong vài liều đầu tiên. Không được tự ý ngừng thuốc đột ngột vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần đi khám để được tiếp tục kê đơn thuốc trước khi hết thuốc hoàn toàn.
– Kiểm tra huyết áp và nhịp tim hằng ngày.
– Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng gan, thận, xét nghiệm máu… nhằm phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc (nếu có) để kịp thời điều chỉnh.
– Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhất là những ngày trời nắng nóng, khi tập thể dục… vì khi cơ thể mất nước sẽ rất dễ xảy ra tình trạng quá liều Digoxin.
– Trong khi dùng Digoxin, bạn cần kiêng uống rượu bia và các đồ uống chứa cồn khác.
Do khoảng điều trị hẹp nên trong quá trình sử dụng Digoxin, bạn cần được kiểm tra sức khỏe chặt chẽ để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Hãy chú ý tuân thủ theo những lưu ý trên để đảm bảo an toàn khi sử dụng Digoxin.
Dược sĩ Lê Lương
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo:
https://www.drugs.com/digoxin.html