Mặc dù cơ thể bạn rất cần triglyceride (chất béo trung tính) để cung cấp năng lượng, nhưng nồng độ triglyceride cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những cách đơn giản để giảm triglyceride trong máu một cách tự nhiên mà không cần dùng tới thuốc.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Việc chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế tiêu thụ đồ ăn vặt và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ăn quá no còn khiến cho lượng calo tiêu thụ vượt quá nhu cầu của cơ thể, chúng sẽ tích tụ dưới dạng mỡ và làm tăng nồng độ triglycerid trong máu.
Hạn chế đường, đồ ngọt
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ, những người tiêu thụ nhiều đường thường xuyên sẽ phải đối mặt với nguy cơ mỡ máu tăng cao ở mức nguy hiểm. Các nhà khoa học khuyến cáo, lượng đường mỗi ngày chỉ nên chiếm từ 5 – 10 % tổng lượng calo tiêu thụ, tương đương với khoảng 6 – 9 muỗng cà phê đường bổ sung mỗi ngày.
Trong các loại hoa quả, mật ong có chứa một loại đường tự nhiên là fructose. Nếu giảm lượng đường fructose tiêu thụ xuống dưới 100g mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể chỉ số triglyceride trong máu. Các loại hoa quả chứa nhiều frutose mà bạn cần hạn chế ăn là chuối, xoài, nho, lê, táo, dưa hấu, dứa… Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những loại quả chứa ít đường như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây, dưa vàng, cà chua…
Người bị triglycerid máu cao cần hạn chế ăn đồ ngọt
Cắt giảm lượng tinh bột (carbohydrate)
Có 2 dạng carbohydrate là carbohydrate toàn phần và carbohydrate tinh chế. Trong đó:
– Carbohydrate toàn phần là loại tinh bột chưa bị loại bỏ lớp cám bên ngoài. Chúng có mặt trong các loại hạt khô như óc chó, hạt lanh, hướng dương, hạt bí… và ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, các loại đậu, khoai lang…
– Carbohydrate tinh chế là loại tinh bột đã bị loại bỏ lớp vỏ cám nên mất đi thành phần chất xơ tự nhiên. Chúng có mặt trong gạo trắng, bánh mỳ trắng, mỳ gạo…
Carbohydrate toàn phần vẫn giữ nguyên được lượng chất xơ cùng các chất dinh dưỡng của hạt. Do đó tiêu thụ loại tinh bột này sẽ giúp làm chậm hấp thu đường, giảm hấp thu cholesterol vào máu; từ đó giúp làm cải thiện chỉ số cholesterol, triglycerid máu. Trong khi đó, tiêu thụ carbohydrate tinh chế lại khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, vì vậy không được khuyến khích sử dụng cho những người mắc bệnh mạn tính như mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh tim mạch…
Bổ sung chất béo có lợi
Chất béo có lợi cho tim mạch là các loại chất béo không bão hòa, 2 loại phổ biến nhất là omega 3 và omega 6. Bổ sung 2 loại chất béo này sẽ giúp bạn giảm được lượng cholesterol xấu (LDL – cholesterol), triglycerid và tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL – cholesterol); đồng thời giúp chống viêm, hạ huyết áp, giảm nhịp tim và làm chậm tiến triển của xơ vữa động mạch.
Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất được loại chất béo này nên bạn có thể bổ sung chứng bằng cách ăn các thực phẩm như cá biển (cá thu, cá trích, cá ngừ…), các loại hạt (óc chó, hướng dương, hạt lanh, hạt bí, hạt điều….), dầu thực vật…
Ăn nhiều rau xanh, trái cây
Rau xanh và trái cây là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Lượng chất xơ và acid béo không bão hòa từ các loại rau củ còn làm giảm lượng triglycerid và cholesterol dư thừa trong máu. Ngoài ra, đây còn là loại thực phẩm lý tưởng chứa rất ít chất béo, giúp bạn giảm cơn thèm ăn, nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng giảm cân hiệu quả.
Tránh xa đồ uống chứa cồn
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Baylor (Mỹ), uống rượu có thể làm tăng triglycerid máu lên đến 53%, ngay cả khi mức triglycerid của bạn lúc đầu là bình thường. Có nhiều giả thiết được đưa ra, theo đó các nhà khoa học cho rằng rượu là thức uống chứa nhiều đường và calo, khi vào cơ thể chúng có thể được chuyển đổi thành triglycerid và lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Điều chỉnh cân nặng hợp lý
Bất cứ khi nào bạn ăn nhiều calo hơn mức cần thiết, cơ thể cũng sẽ chuyển lượng calo dư thừa đó thành chất béo trung tính và lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ. Đó là lý do tại sao giảm cân là một cách hiệu quả để giảm lượng triglycerid cao trong máu.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ giảm 5–10% trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp bạn giảm nồng độ triglycerid xuống 40 mg/dl (tương đương 0,45 mmol/l).
Giảm cân giúp cải thiện chỉ số triglycerid cao trong máu
Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá giảm lượng mỡ tốt là HDL – cholesterol, tăng lượng mỡ xấu là triglycerid và LDL -cholesterol, đồng thời làm tổn thương mạch máu; từ đó khởi phát sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa động mạch. Vì vậy những người có triglycerid máu cao cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá.
Ngủ đủ giấc
Những người có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc có xu hướng dễ tăng cân và có chỉ số triglycerid trong máu tăng cao hơn những người ngủ đủ giấc. Theo khuyến cáo, một người trường thành nên ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh nguy cơ tăng triglycerid máu.
Giải tỏa căng thẳng
Những người thường xuyên căng thẳng, gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống có nguy cơ cao bị tăng triglycerid máu. Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khi căng thẳng, cơ thể sẽ tăng giải phóng hormon cortisol và adrenalin trong máu để giải tỏa căng thẳng; đồng thời cũng làm kích hoạt các chỉ số triglycerid và LDL – cholesterol máu. Vì vậy, bạn cần giải tỏa tâm lý và hạn chế những áp lực trong cuộc sống.
Tập thể dục thường xuyên
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thời gian ngồi của người trưởng thành có thể lên tới 10 tiếng/ngày, cộng với thời gian ngủ 6 – 8 tiếng /ngày, điều này cho thấy khoảng thời gian mà chúng ta hoạt động thể chất là quá ít.
Trong khi đó tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng nồng độ HDL – cholesterol và làm giảm triglycerid trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục nhịp điệu như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp và bơi lội… đặc biệt hiệu quả trong việc giảm triglycerid máu. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, duy trì trong 5 ngày/ tuần.
Các lợi ích của việc tập thể dục để cải thiện chỉ số triglyceride máu được thể hiện rõ nhất khi bạn tập thể dục thường xuyên. Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, chạy bộ 2 giờ mỗi tuần trong 4 tháng giúp làm giảm đáng kể triglycerid trong máu.
Bổ sung thảo dược hỗ trợ giảm triglycerid máu
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập thể dục có thể là trở ngại với nhiều người có triglycerid máu cao khi những thói quen sinh hoạt, ăn uống hiện tại rất khó để từ bỏ đối với họ. Vì vậy mà các nhà Dược học đã nghiên cứu để tìm ra những giải pháp giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả hơn từ thảo dược tự nhiên như Hoàng bá, Sơn tra, Mạch môn. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh tác dụng của những thảo dược này. Điển hình như nghiên cứu của Đại học Dược Chicago cho thấy, người bệnh đã giảm 35% triglycerid, 29% cholesterol toàn phần và 25% LDL – Cholesterol sau 3 tháng sử dụng berberin (một hoạt chính có trong thảo dược Hoàng bá). Nghiên cứu khác về Sơn tra của Đại học Y học cổ truyền Thiên Tân, Trung Quốc cũng cho thấy, Sơn tra giúp làm giảm triglycerid, cholesterol và glucose sau 4 tuần điều trị.
Những kết quả nghiên cứu khoa học này cũng chính là tiền đề ra đời của viên uống thảo dược Vương Tâm Thống giúp hạ lipid máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch kết hợp cả 3 vị dược liệu quý Hoàng bá, Sơn tra, Mạch môn. Nhờ viên uống này, bác Nguyễn Thị Sanh (0987 900 115 – Số 8, ngõ 317/19 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã giảm được triglycerid từ 3.8 mmol/l xuống chỉ còn 1.6mmol/l. Bạn có thể lắng nghe của sẻ của bác Sanh tại video dưới đây:
Bí quyết giảm triglycerid máu cao từ giải pháp thảo dược
Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược hỗ trợ dành cho người có cholesterol, triglycerid cao, vui lòng liên hệ đến tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Hy vọng rằng, với những cách giảm triglycerid đơn giản trong bài viết này, bạn sẽ tìm được cho mình giải pháp trị bệnh hiệu quả mà không bị lệ thuộc vào thuốc.