Alpha lipoic acid (ALA) vốn được coi là một chất chống oxy hóa “siêu đẳng”. Việc bổ sung ALA đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chống viêm, giảm stress oxy hóa nhằm ngăn chặn bệnh xơ vữa động mạch vành tiến triển.
Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không còn đủ chất chống oxy hóa bảo vệ? Stress oxy hóa sẽ gây “gỉ sét”, phá hủy toàn bộ mọi hoạt động của các cơ quan, tế bào. Cơ thể khỏe mạnh sẽ nhanh chóng bị “già cỗi”, da trở nên nhăn nheo, mắt mờ kém và sâu bên trong mạch máu là những mảng xơ vữa đang gây chèn ép lên dòng động mạch vành tưới máu cho tim. Dưới ánh sáng của khoa học, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra Alpha lipoic acid, một chất chống oxy hóa vô cùng lý tưởng có khả năng chống lại gốc tự do rất hiệu quả.
Tại sao Alpha lipoic acid được coi là chất chống oxy hóa “siêu đẳng”?
Vào những năm 30, trong một thí nghiệm nghiên cứu về lớp vỏ của khoai tây, các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra một hoạt chất sinh học bí ẩn có khả năng tác động mạnh mẽ lên sự tăng trưởng của nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên phải đến năm 1950, cái tên Alpha lipoic acid (ALA) mới chính thức được ra đời và TS. Lester Reed, nhà nghiên cứu tại Viện Đại học California – Berkeley, Cục hóa học thuộc Đại học Texas, Mỹ là người đầu tiên tìm ra nó.
Trước đây, người ta chỉ biết đến ALA với vai trò là một chất làm tăng khả năng chuyển hóa đường. Nhưng càng nghiên cứu tìm hiểu, các nhà chuyên môn không khỏi bất ngờ khi phát hiện ra ALA là một chất chống oxy hóa vô cùng “siêu đẳng” bởi nó có khả năng hòa tan trong cả môi trường nước và chất béo, hiệu quả hơn hẳn những chất chống oxy hóa tự nhiên khác như Vitamin C chỉ tan được trong nước hoặc vitamin E chỉ tan trong dầu. Nhờ vậy, ALA có thể trung hòa mọi gốc tự do, ngăn chặn sự phá hủy của yếu tố có hại dù ở bên trong hay bên ngoài tế bào.
Tác dụng vượt trội của ALA chính là khả năng khôi phục chức năng của những chất chống oxy hóa khác như vitamin C, E, glutathion và coenzym Q10 đã mất tác dụng và tạo nên một mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể.

Tìm hiểu và bổ sung chất chống oxy hóa ALA đầy đủ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh xơ vữa mạch vành, đau tim, đau thắt ngực, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa hoạt chất Alpha lipoic acid. Hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được hỗ trợ tư vấn.

Sứ mệnh của Alpha lipoic acid với bệnh xơ vữa mạch vành
Xơ vữa động mạch là một quá trình viêm mạn tính, bắt đầu từ con đường stress oxy hóa tế bào cùng với sự hiện diện của LDL-C (cholesterol “xấu”) tăng cao, các gốc tự do tích tụ ngày càng nhiều tạo điều kiện cho các phân tử bám dính bên trong lớp lót nội mạc của mạch máu, chúng phát triển dày lên và gây tắc nghẽn lòng mạch.
Các nhà chuyên môn của trường đại học Oregon, Washington, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng, Alpha lipoic acid có thể ức chế quá trình tổn thương viêm bên trong động mạch nhờ chính vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ của nó. ALA có thể dập tắt sự bùng nổ một lượng lớn gốc tự do, bảo vệ sự toàn vẹn của lớp lót nội mô mạch máu và ngăn cản yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch, đặc biệt là động mạch vành tim.

Alpha lipoic acid giúp ngăn ngừa mảng xơ vữa mạch vành tiến triển
Kết quả nghiên cứu của trường đại học Putra, Malaysia năm 2008 cũng cho thấy, sử dụng một hàm lượng cao Alpha lipoic acid có thể đặc biệt hữu ích trong việc ức chế sự tiến triển dày lên của mảng xơ vữa. ALA có khả năng đảo ngược “cán cân” giữa LDL-C và HDL-C, điều chỉnh theo chiều hướng có lợi cho cơ thể thông qua việc thúc đẩy quá trình tái hấp thu LDL-C trở về gan và tăng sinh tổng hợp apoprotein, yếu tố cấu thành nên HDL-C (cholesterol “tốt” bảo vệ tim mạch).
Bên cạnh đó, ALA còn giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, nhờ vậy những người béo phì có thể giảm cân và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
Alpha lipoic acid có ở đâu?
Việc bổ sung ALA qua chế độ ăn hàng ngày, không những giúp chống oxy hóa mạnh mẽ mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sẽ không khó để tìm thấy ALA trong tự nhiên khi hàm lượng ALA cao nhất là ở trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt, bê, thịt lợn, thịt cừu…) hoặc tim, gan, bầu dục động vật (người ta có thể chiết xuất được khoảng 30mg acid alpha lipoic từ 10 tấn bã gan). Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng chứa ALA như rau bina, súp lơ, khoai tây (đặc biệt là lớp vỏ), cà chua, các loại đậu, men bia…
Tuy nhiên, những người từng có tiền sử mắc bệnh xơ vữa động mạch lại luôn được các chuyên gia tim mạch khuyến cáo rằng, không nên sử dụng thịt đỏ và các loại phủ tạng động vật. Điều này có nghĩa rằng, nếu chỉ dựa vào những thực phẩm ăn vào từ rau củ quả thì e rằng chưa thể cung cấp đủ lượng ALA cần thiết cho việc chống chọi với bệnh mạch vành. Mặc dù ALA đơn chất xuất hiện khá nhiều ở dưới dạng sản phẩm bổ sung, tuy nhiên ALA là một chất rất không ổn định, có thể nhanh chóng bị giảm hoạt tính khi tiếp xúc với không khí bên ngoài. Bên cạnh đó, dùng đơn chất không đúng cách có thể dẫn đến tác dụng phụ như đau đầu, ù tai, cảm giác tê chân, chuột rút cơ bắp…
Tại Việt Nam hiện nay, ALA đã được nghiên cứu ứng dụng phối kết hợp cùng với một số hoạt chất sinh học khác như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Nattokinase… điều này đã tạo nên một giải pháp đồng bộ, có thể đáp ứng được những mục tiêu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, giúp người bệnh kiểm soát mảng xơ vữa một cách hiệu quả và an toàn nhất.
DS. Thu Trang
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2533724/
https://www.sciencedaily.com/releases/2008/01/080114162506.htm
http://jn.nutrition.org/content/133/11/3327.full
https://www.drugs.com/npp/alpha-lipoic-acid.html
