Mục tiêu điều trị máu nhiễm mỡ là giảm nồng độ mỡ xấu trong máu, từ đó giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Để đạt được mục tiêu này, nhất thiết bạn phải áp dụng một hoặc nhiều giải pháp điều trị này.
Điều trị máu nhiễm mỡ bằng cách thay đổi lối sống
Phương pháp này là sự kết hợp đồng bộ giữa việc thực hiện một chế độ ăn uống “lành mạnh cho tim”, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và duy trì trọng lượng cơ thể bình thường.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim bao gồm: giảm tiêu thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có trong thịt đỏ, các sản phẩm chế biến từ sữa béo, carbohydrate tinh chế, thức ăn nhanh chế biến sẵn… Đồng thời tăng cường ăn nhiều trái cây, rau quả, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên cám, chất béo không bão hòa lành mạnh có trong quả hạch, cá tươi, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu…
Ăn uống khoa học là phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ không dùng thuốc
Cân nặng
Những người bị thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ và bệnh tim. Giảm cân có thể giúp người bệnh giảm nồng độ LDL – C, cholesterol toàn phần và chất béo trung tính, đồng thời làm tăng HDL – C để loại bỏ cholesterol ra khỏi máu.
Hoạt động thể chất
Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp người bệnh giảm LDL – C, tăng HDL – C. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh nên dành 150 phút/tuần cho các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, thiền tịnh… hoặc 75 phút/tuần cho các hoạt động mạnh như chạy bộ, đạp xe… Hãy thảo luận với bác sĩ để biết được mức độ luyện tập và bài tập nào là tốt nhất cho bạn.
Không hút thuốc
Độc chất trong khói thuốc thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, tăng nồng độ LDL – C, kích hoạt phản ứng viêm và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch. Bỏ thuốc lá còn làm tăng nồng độ HDL – C máu. Do đó, nếu bạn đang hút thuốc thì cần từ bỏ sớm, đồng thời tránh xa môi trường phải hít khói thuốc thụ động.
Điều trị máu nhiễm mỡ là một hành trình lâu dài, nếu bạn vẫn chưa tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn, hãy liên hệ ngay tổng đài (zalo) 0962.546.541, chúng tôi sẽ “chỉ lối” cho bạn.
Điều trị máu nhiễm mỡ bằng thuốc tây
Đôi khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục là không đủ để kiểm soát mỡ máu, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc hạ mỡ máu cho bạn. Thuốc hạ mỡ máu có thể giúp:
– Giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL – cholesterol), chính là loại cholesterol “xấu” tham gia hình thành mảng xơ vữa động mạch.
– Giảm triglyceride – chất béo trung tính góp phần làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
– Tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL – cholesterol) là một loại mỡ “tốt” giúp loại bỏ cholesterol dư thừa ra ngoài cơ thể.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cholesterol cao và tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng:
– Nhóm statin: như atorvastatin, lovastatin, rosuvastatin, simvastatin… giúp làm giảm LDL – C, triglycerid và tăng nhẹ HDL – C. Tác dụng phụ thường gặp là đau cơ, tăng đường máu, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút…
– Nhựa liên kết axit mật: như cholestyramine, colestipol, colesevelam… có tác dụng làm giảm LDL – C. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ táo bón, đầy bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua…
– Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol: như ezetimibe giúp giảm LDL – C; giảm nhẹ triglycerid; tăng nhẹ HDL – C. Tác dụng phụ có thể gặp phải là đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi…
– Nhóm fibrate: như fenofibrate, gemfibrozil giúp làm giảm chất béo trung tính; tăng HDL – C. Khi dùng thuốc fibrate, bạn có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt…
– Niacin: hay còn gọi là vitamin B3 (vitamin PP). Niacin có tác dụng làm giảm LDL – C và chất béo trung tính; tăng HDL – C. Một số tác dụng phụ của thuốc là đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, đau bụng, tăng đường huyết…
– Thuốc ức chế PCSK9: dạng tiêm như alirocumab, evolocumab thường được sử dụng ở những người bệnh mỡ máu cao do di truyền, có nồng độ LDL – C rất cao hoặc những người bệnh tim khó kiểm soát mỡ máu bằng các loại thuốc khác. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím tại chỗ tiêm, phát ban, nổi mề đay…
Điều trị máu nhiễm mỡ bằng thảo dược
Trong Đông y có rất nhiều vị thảo được đã được khoa học chứng minh tác dụng hạ mỡ máu, điển hình như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá:
– Bồ hoàng: Theo nghiên cứu của Đại học Western Ontario (London), hoạt chất (2S) – Naringenin trong Bồ hoàng có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol tại ruột, giảm tổng hợp LDL – cholesterol tại gan. Nhờ đó, Bồ hoàng có thể giảm LDL – cholesterol máu và làm tăng HDL – cholesterol.
– Sơn tra: Nghiên cứu của Đại học Y cổ truyền Thiên Tân (Trung Quốc) cho thấy, nhóm chất flavonoid trong Sơn tra có tác dụng ức chế enzym lipase tham gia vào quá trình hấp thu chất béo tại ruột. Sau 4 tuần sử dụng Sơn tra, các thành phần mỡ xấu trong máu như LDL – cholesterol, triglycerid đã giảm đi đáng kể.
– Hoàng bá: Hoạt chất berberin trong Hoàng bá giúp làm giảm mỡ máu theo nhiều cơ chế khác nhau. Khi sử dụng một mình, berberin giúp làm giảm 23.8% LDL – Cholesterol, khi kết hợp cùng thuốc hạ mỡ máu simvastatin, hiệu quả sẽ tăng lên đến 31.8%.
Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong viên uống hỗ trợ giảm mỡ máu Vương Tâm Thống. Người bệnh nên sử dụng sản phẩm kết hợp cùng thuốc tây để sớm đạt được chỉ số mỡ máu mục tiêu và ngăn chặn nguy cơ xơ vữa động mạch. Đó cũng chính là giải pháp đã giúp người bị máu nhiễm mỡ như bà Nguyễn Thị Sanh (Số 8, ngõ 317/19 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) điều trị máu nhiễm mỡ thành công. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bà tại video dưới đây:
Bí quyết điều trị máu nhiễm mỡ bằng thảo dược
Ngoài ra, người bệnh có thể tiến hành lọc máu để loại bỏ LDL – cholesterol ra khỏi máu. Phương pháp này khá phức tạp và tốn kém nên chỉ được áp dụng khi các cách điều trị máu nhiễm mỡ trên không còn hiệu quả.