Khi chúng ta bị covid sẽ gây ra tình trạng viêm rất nặng, do nhiễm vi rút sẽ làm tăng lượng cytokin trong máu – hoạt chất trung gian gây viêm. Tình trạng viêm sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông, chúng di chuyển lên phổi làm tổn thương nhu mô phổi, có thể gây ra đột tử. Đó là lý do mà trên phim chụp X – quang sẽ thấy hình ảnh phổi trắng xóa.
Trước kia chúng ta nghĩ rằng covid chỉ tác động lên phổi nhiều, nhưng sau này các nhà khoa học phát hiện ra những ảnh hưởng của covid lên tim mạch là không hề nhỏ. Covid có thể tác động lên màng ngoài tim, cơ tim và đáng sợ hơn cả là tác động lên mạch vành (mạch máu nuôi tim) và cũng có thể gây ra đột tử.
Nếu gặp một người bệnh đã khỏi covid được 1 – 2 tuần đến khám thì các bác sĩ sẽ luôn hỏi những triệu chứng liên quan đến tim như có hiện tượng đau ngực khi gắng sức hay không? Leo cầu thang hay đi đường bằng có khó thở hay không? Và chắc chắn người bệnh cần phải được tiến hành điện tâm đồ, siêu âm tim để loại trừ viêm màng ngoài tim gây ra tràn dịch; phát hiện sức co bóp của cơ tim giảm do hậu covid trên điện tâm đồ.
Khi khai thác triệu chứng, bác sĩ có thể đánh giá người bệnh có bị thiếu máu cơ tim hay không. Nếu bệnh nhân bị tức ngực trong thời gian dài, bác sĩ sẽ thử thêm troponin để xác định tình trạng hoại tử cơ tim hậu covid 19.
Mặc dù nguy cơ tổn thương hậu covid trên tim mạch thấp hơn trên phổi nhưng chúng ta cũng cần hết sức thận trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi hoặc đã có sẵn bệnh tim từ trước. Với trường hợp của bạn nếu quá lo lắng về nguy cơ biến chứng tim mạch hậu covid dù không có triệu chứng thì cần phải đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp nhằm phát hiện tổn thương tim nặng covid 19 (nếu có) và được xử trí kịp thời.
Sau thăm khám, nếu cần được tư vấn hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
Tư vấn cùng chuyên gia: Cách phục hồi chức năng tim hậu Covid
Lưu ý cấp thiết cho người bệnh tim mạch trong mùa dịch Covid – 19