Khi biết mình bị hẹp/hở van tim, cho dù đó là van 2 lá, 3 lá hay van động mạch chủ, động mạch phổi, nhiều người sẽ không khỏi bàng hoàng, lo sợ bởi bản thân mình là một người có bệnh, phải chung sống với những cơn đau ngực, khó thở thường xuyên và còn chưa kể mối nguy cơ tiềm ẩn là tình trạng suy tim kéo dài.
Mặc dù y học hiện đại có phương pháp sửa van/ thay van nhưng có phải ai cũng có thể thực hiện? Mời bạn đọc đón xem những lời tư vấn hữu ích từ chuyên gia tim mạch hàng đầu Việt Nam – PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi trong chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề “Bệnh mạch vành, hẹp hở van tim – Giải pháp điều trị và ngăn biến chứng” xoay quanh vấn đề bệnh van tim dưới đây.
Thế nào là bệnh hẹp/ hở van tim, thưa PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Với bệnh lý van tim, như chúng ta đã biết trái tim của chúng ta có 4 van, đó là van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Khi van tim bị tổn thương, chẳng hạn như bị dày van, vôi hóa van, dính mép van, đứt dây chẳng, thủng cơ, tuột van… thì sẽ dẫn tới hẹp van tim, hở van tim hoặc phối hợp cả hẹp và hở van tim.
Hình ảnh minh họa về bệnh van tim
Vì sao hẹp, hở van tim lại gây biến chứng suy tim, cách phòng như thế nào?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Bệnh hẹp/ hở van tim khiến cho máu cung cấp nuôi cơ thể không đủ, dẫn tới một loạt các vấn đề, ví dụ như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, cảm thấy tim đập nhanh… Nếu nặng hơn có thể gây phù, suy tim. Ban đầu, người bệnh có thể làm việc bình thường, về sau làm việc phải gắng sức và nặng nhất là phải ngồi một chỗ.
Muốn phòng bệnh hẹp hở van tim, thì nó có 2 loại là bẩm sinh và mắc phải. Đối với bệnh van tim bẩm sinh thì cần phải sửa chữa hoặc thay thế van tim từ rất sớm. Hiện nay, trình độ của các bác sỹ của mình rất là giỏi, các phương tiện y tế phục vụ cho ca mổ cũng rất là tuyệt vời. Chính vì vậy, bệnh tim bẩm sinh cần được xử trí càng sớm càng tốt, nếu mà nó đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Thế còn về bệnh van tim mắc phải, ngày xưa thường gặp nhất là bệnh thấp tim mà các cụ hay nói là “Viêm khớp đớp tim”; có nghĩa là viêm họng do nhiễm liên cầu, khi đó cơ thể sinh ra kháng thể chống lại liên cầu thì chống lại cả màng tim, màng khớp vì cấu trúc hơi giống nhau. Hoặc thoái hóa van tim do tuổi cao, sau nhồi máu cơ tim bị đứt dây chằng gây hở van, mắc các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, suy thận… thì chúng ta phải chữa những nguyên nhân ấy đi thì sẽ không dẫn tới bệnh nặng.
Bệnh van tim có di truyền không? Ảnh hưởng ra sao với phụ nữ mang thai?
Nguyễn Thu Mai: Chào GS, xin GS cho tôi biết bệnh van tim có di truyền không ạ? Chị họ tôi bị hở van 2 lá 2/4 đang có ý định muốn có thai không biết cháu sinh ra có bị di truyền bệnh tim này không? Nếu chị tôi mang thai thì có bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng không? Xin cảm ơn GS.
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Bệnh van tim không phải là bệnh di truyền. Bạn bị hở van 2 lá 2/4, cần phải theo dõi và xem nguyên nhân gây hở van là gì để giải quyết nguyên nhân. Trong quá trình mang thai cần được theo dõi sức khỏe bởi 2 bác sỹ là bác sỹ sản khoa và bác sỹ tim mạch; khi chuyển dạ cần có bác sỹ tim mạch bên cạnh. Bệnh van tim không phải là lý do để từ bỏ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Cách điều trị bệnh hẹp/ hở van tim qua từng câu hỏi của độc giả
Cách điều trị hở van 2 lá nhẹ, đau tức ngực?
Nguyễn Thị Nhàn: Chào bác sĩ! Tôi thỉnh thoảng bị đau tức ngực, khi bị đau thì chỉ muốn chết quách cho xong. Cách đây khoảng nửa tháng có đi kiểm tra sức khỏe. bác sĩ cho đi điện tim và siêu âm tim, kết quả: Sóng T dẹt ở một số đạo trình (tôi không nhớ rõ ở đạo trình nào) và hở nhẹ van 2 lá. Bác sĩ không giải thích kết quả này và cũng không cho đơn thuốc. Xin bác sĩ chỉ bảo giúp cách điều trị bệnh. Cám ơn bác sĩ!
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Bệnh nhân năm nay 43 tuổi. Theo tôi nghĩ ở độ tuổi này chắc là bệnh nhân vẫn còn kinh nguyệt, nội tiết tố của người phụ nữ sẽ bảo vệ bệnh tim mạch nên rất ít khi phụ nữ ở độ tuổi này bị bệnh mạch vành. Hở van nhẹ không cần điều trị nhưng cần tìm ra nguyên nhân đau ngực, mệt là gì? Đó có thể là do phổi, hay tim mạch, thần kinh… Còn đối với sóng ST dẹt bắt buộc phải làm các xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả.
Hẹp van 3 lá, mệt mỏi, đau tức ngực cần điều trị như thế nào?
Le Lu: Chào PGS! Cách đây khoảng 1 năm tôi thấy đau tức ngực và mệt mỏi, tim đập nhanh. Tôi đi khám tại bệnh viện tim Hà Nội và được chẩn đoán là hẹp van tim 3 lá. BS nói là chưa cần phải dùng thuốc. Vây tôi phải điều trị như thế nào vì dạo này tôi thấy mệt mỏi và yếu lắm. Tôi có phải kiêng cữ gì không? Mong PGS tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Hẹp 3 lá là bệnh khá hiếm gặp, trong suốt quá trình công tác tôi mới gặp duy nhất 1 bệnh nhân. Vậy cần phải xác định xem nguyên nhân gây bệnh là gì, vì hẹp 3 lá có thể do phối hợp nhiều bệnh khác nhau. Với tình trạng bệnh hiếm gặp như vậy bạn phải kiểm tra thật kỹ. Nếu đã có biến chứng khiến bạn khó thở, mệt mỏi… thì phải xử trí sớm.. Nếu hẹp ít thì có thể nong bóng, còn hẹp nhiều có thể phẫu thuật sửa van hoặc thay van.
Suy tim độ 3, hở van 2 lá dùng Vương Tâm Thống được không?
Minhhuy Le: Chào bác sĩ! Bố em năm nay 57 tuổi, phát hiện bị suy tim độ 3, hở van 2 lá cách đây 3 năm. Bố vẫn đang duy trì thuốc điều trị nhưng dường như bệnh không thuyên giảm mà chỉ cầm chừng như vậy. Đêm nằm xuống là bị tức ngực khó thở nên cả đêm bố em ngồi ôm ngực thức trắng. Thỉnh thoảng người lại có hiện tượng phù nề, chướng bụng. Uống thuốc một thời gian lại hết. Em muốn hỏi sản phẩm Vương Tâm Thống đối với bệnh tình của bố em liệu có tác dụng tích cực không? Và cũng mong nhận được tư vấn về tình trạng bệnh tình của bố em kĩ hơn ạ.
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Qua chia sẻ của bạn thì tôi đánh giá bệnh của bố bạn đã nặng, dứt khoát phải đến bệnh viện điều trị vì có thể đã suy tim. Vương Tâm Thống là sản phẩm điều trị hỗ trợ song song với thuốc chính để nâng cao hiệu quả điều trị. Vì thế vẫn phải sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ kết hợp thêm với Vương Tâm Thống.
Bạn đọc có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh hở van tim đã điều trị thành công với sản phẩm Vương Tâm Thống trong video dưới đây:
Kinh nghiệm trị hở van 2 lá hiệu quả nhờ dùng Vương Tâm Thống của bác Nghề 0868.906.004
Hở van 2 lá 2/4, suy tim, rung nhĩ có cần phẫu thuật không?
Dung Nguyen: Tôi bị hở van 2 lá 2/4, suy tim, rung nhĩ đã 2 năm nay. Xin tư vấn giúp trường hợp của tôi có cần phẫu thuật không?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Bạn vừa bị hở van 2 lá 2/4, rung nhĩ, suy tim có biểu hiện khó thở. Bình thường hở van hai lá không có những biến chứng như vậy, bệnh nhân này cần đi kiểm tra để xem rung nhĩ, khó thở do hở van 2 lá hay là do các bệnh khác. Có một điều chắc chắn là người bệnh này cần điều trị tốt rung nhĩ để phòng tránh tắc mạch, gây liệt nửa người về sau. Để xác định chính xác có cần phẫu thuật hay không thì bạn cần đi khám để kiểm tra lại.
Hở van động mạch chủ ¾ không đau ngực, khó thở có cần mổ thay van không?
Đông Phương Đào: Chào bác sĩ chồng tôi năm nay 30 tuổi đi khám ở bệnh viện tim hà nội bệnh viện kết luận hở van tim động mạch chủ 3/4. Chồng tôi có uống thuốc và không thấy có triệu chứng đau ngực hay khó thở. Như vậy chồng tôi có phải phẫu thuật để thay van tim không ạ? Rất mong nhận được sự phản hồi của BS ạ?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Hở van động mạch chủ 3/4 là mức độ khá nặng nhưng bệnh nhân vẫn đang đáp ứng tốt với thuốc, và chắc chắn không gây nguy hiểm nên bác sỹ không chỉ định phẫu thuật, mà chỉ dùng thuốc để kiểm soát bệnh. Khi bệnh nhân bắt đầu có biến chứng của hở động mạch chủ, cụ thể bệnh nhân có biểu hiện khó thở, đau ngực, mệt mỏi thì bắt buộc phải được thăm khám kỹ để xem xét đưa ra chỉ định thay van.
Đã thay van lần 1 là van sinh học thì lần 2 thay van cơ học có được không?
Đinh Ngọc Nhàn: Tôi bị hẹp hở van tim. Tôi đã phẫu thuật thay van tim sinh học tháng 9/2014. Hiện tại tôi không phải sử dụng thuốc chống đông. Như tôi biết thời gian tối đa của van tim sinh học là 10 – 15 năm. Vậy nếu lần 2 phẫu thuật tôi có thể thay van cơ học được không? Hay nên thay van sinh học? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Mỡ máu tôi cao. Cần điều trị và ăn uống như nào để duy trì lượng mỡ máu phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Khi van tim không đảm nhiệm chức năng thì cần phải thay van. Van tim dùng để thay thế có 4 loại chính. Van tự thân (van sinh học), van đồng loại (van hiến tặng); van nhân tạo gồm van cơ học và van sinh học. Quyết định thay van cơ học hay sinh học phụ thuộc vào tuổi, giới tính, bị suy tim lâu chưa, có gần bệnh viện mổ tim không, khả năng kinh tế, bệnh nhân có muốn sinh con hay không…? Theo khuyến cáo của WHO, van cơ học thích hợp dùng cho nam giới, trên 55 tuổi, không có kinh nguyệt, không phải chửa đẻ, nên có thể sử dụng thuốc chống đông kéo dài. Van sinh học thì không phải dùng thuốc chống đông kéo dài nhưng nhược điểm là dễ bị thoái hóa. Với bệnh nhân này, nếu van sinh học bị hỏng việc thay thế van gì còn phụ thuộc vào tiến triển bệnh, hoàn cảnh kinh tế, khả năng tái khám và theo đuổi thuốc điều trị.
Bệnh nhân này có lẽ nhiều tuổi nên mới có rối loạn mỡ máu. Mỡ máu có 4 thành phần, và việc sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào thành phần nào tăng. Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tập luyện thể dục thường xuyên, tránh thừa cân để kiểm soát mỡ máu tốt hơn.
Bị choáng váng, mắt tối sầm sau thay van động mạch chủ cần trị thế nào?
Lisa Lê: Chào BS, cháu phẫu thuật thay van động mạch chủ cơ học đã ra viện được 27 ngày. Hiện tại thấy dễ thở hơn nhưng đôi lúc bị choáng váng và mắt tối sầm lại, nhắm mắt và thì có nhiều quầng sáng chạy xung quang mắt, lúc đó cháu như sắp xỉu đi, được khoảng 5 – 7 phút thì lại bình thường. BS tư vấn giúp cháu cách điều trị với ạ. Cháu cảm ơn!
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Thay van động mạch chủ là 1 ca đại phẫu thuật, nên mới chỉ 27 ngày chưa phải là thời gian an toàn. Phẫu thuật sẽ bị mất máu, và tôi nghĩ chắc bác sĩ sẽ hẹn gặp khám lại để kiểm tra tình trạng bệnh của bạn. Tình trạng hoa mắt là không bình thường, tuy nhiên do mất máu trong khi mổ hay do nguyên nhân khác thì bạn nên tới gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp.
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi tư vấn bệnh hẹp hở van tim
Sau phẫu thuật sửa van 2 lá, 3 lá vẫn bị hở mức độ 2,5/4 có nguy hiểm không?
Minhnhan Le: Cho cháu hỏi cháu đã phẫu thuật sửa hở van hai lá, ba lá. 6 tháng sau phẫu thuật giờ siêu âm lại cháu vẫn hở mức độ 2,5/4. Vậy có nguy hiểm lắm không?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi
Chào bạn, khi bệnh nhân đã được mổ sửa van thường sẽ hở nhẹ hoặc không hở. Không biết lúc trước mức độ hở van của bạn như thế nào? Nếu là 4/4 mà hiện tại chỉ còn 2,5/4 thì cũng có thể chấp nhận được.Tuy nhiên nếu lúc trước là 2,5/4 mà giờ vẫn là 2,5/4 thì cần phải xem xét lại. Bạn mới mổ được 6 tháng nên đi khám lại bác sĩ đã từng điều trị cho bạn để tham khảo ý kiến vì mức độ 2,5/4 là cũng chưa được ổn lắm.
Hở van tim 3 lá, thiếu máu cơ tim liên quan tới nhồi máu cơ tim, suy tim không?
Phương Phương: Thiếu máu cơ tim nguy hiểm như thế nào? Hở van tim 3 lá với thiếu máu cơ tim có liên quan tới nhồi máu cơ tim, suy tim, nhồi máu não không? Cách phòng và điều trị? Tôi bị nhồi máu não, bác sĩ kê toa thuốc gồm 3 loại: Actibon ngày uống sáng 1 viên, tối 1 viên, Cerex ngày uống 1 viên buổi sáng và Aspilets sáng 1 viên. Xin hỏi thời gian uống các loại đó là bao lâu? Loại nào có thể ngừng uống?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Bạn hoàn toàn có thể hỏi bác sỹ điều trị để có thông tin cụ thể hơn. Bệnh mạch vành, hở van ba là có thể liên quan với nhau hoặc không. Thông thường bệnh mạch vành nặng có thể gây ra hở van ba lá, tuy nhiên cũng có thể do hở van ba lá cơ năng. Khi mảng xơ vữa trong hẹp mạch vành nứt vỡ có thể hình thành cục máu đông, di chuyển trong lòng mạch có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, hoặc cục máu đông di chuyển lên động mạch não gây nhồi máu não. Còn với hở van 3 lá, cũng có nguy cơ gặp cục máu đông và gây biến chứng tương tự, nhưng thông thường khi van hoạt động không hiệu quả, tim phải làm việc nhiều hơn và lâu dần sẽ dẫn đến suy tim. Do vậy, tất cả các vấn đề này đều có thể là hệ quả của nhau.
Vì vậy, bạn cần được thăm khám thật kỹ lưỡng để có hướng điều trị phù hợp. Lúc đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ đáp ứng của bạn, điều chỉnh giảm liều hoặc ngưng khi bệnh đã được kiểm soát. Nhưng thông thường, nếu có vấn đề liên quan đến nhồi máu não hay bất cứ bệnh lý gì về tim mạch thì thời gian điều trị cần kiên trì trong thời gian dài, bạn cũng không nên quá lo lắng.
Thiếu máu cơ tim, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ 1,5/4 cần uống thuốc gì?
Bùi Thanh Hiền: Gần đây tôi bị mệt đi khám BS nói bị thiếu máu cơ tim, hở van 2 lá 1,5/4, hở van động mạch chủ 1,5/4. BS cho thuốc uống nhưng không thấy đỡ, tim thỉnh thoáng bị đau nhói, đập bùm bụp. Mấy ngày nay mệt, rất khó chịu. Tôi muốn hỏi xem bệnh của tôi nguy hiểm không, uống thuốc gì để chữa trị? Tôi xem trên mạng thấy có Vương Tâm Thống thì tôi uống được không? Tôi năm nay 71 tuổi. Huyết áp của tôi thỉnh thoảng bị tăng vọt, uống thuốc vào thì lại bị tụt quá. Tôi không bị tiểu đường, vậy cần uống thuốc gì cho hợp lý?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Tất cả những triệu chứng của bác rất điển hình với bệnh thiếu máu cơ tim, hở van tim. Bác bị hở 2 lá và hở chủ 1,5/4 là do tuổi của mình dẫn đến thoái hóa tim. Theo kinh nghiệm của tôi thì bác chỉ cần điều trị thuốc nội khoa chứ chưa cần phẫu thuật. Còn tim của bác hay đập bùm bụp thì có thể là bác bị rối loạn nhịp tim. Bác nên tới bệnh viện kiểm tra xem hở van tim nguyên nhân do đâu, bệnh mạch vành ở mức độ nào, rối loạn nhịp tim cần phải đốt điện tim chưa? Bệnh của bác nên trao đổi với bác sĩ để có thể chuyển lên tuyến trên khám. Một điều hạn chế nữa của bảo hiểm là gần như chúng ta mắc bệnh rồi mới mua bảo hiểm. Vì vậy bảo hiểm cần phải là sự đồng lòng của toàn dân, kể cả những người khỏe mạnh. Thuốc bảo hiểm cũng chỉ điều trị được phần nào bệnh của bác. Thực phẩm chức năng cũng giúp bác giảm được bệnh, chẳng hạn như thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống. Vì trong thành phần của Vương Tâm Thống có chứa những thảo dược tốt cho bệnh thiếu máu cơ tim và hở van tim của bác. Hiện tại, nếu huyết áp của bác vẫn chưa ổn định thì vẫn phải đi khám để xác định liều thuốc hợp lý.
Huyết áp cao, hở van 3 lá, hở van động mạch phổi nhẹ điều trị như thế nào?
Lý Thu Phương: Cháu bị bệnh huyết áp cao. Mới đây, cháu thấy có hiện tượng đau thắt ngực, khó thở, đau mỏi cổ và hai vai, tim đập nhanh, nhức đầu, người mệt mỏi. Cháu đi khám và biết mình bị hở van ba lá nhẹ, hở van động mạch phổi nhẹ, nhịp tim nhanh nhưng bác sĩ chỉ kê đơn thuốc điều trị huyết áp mà không kê thuốc điều trị bệnh tim. Cháu rất lo lắng về bệnh của mình, xin bác sỹ tư vấn giúp cháu.
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Trường hợp hở hai lá, hở van đm phổi nhẹ là bình thường bởi có đến 90% dân số gặp phải tình trạng này, và thường không gây ra triệu trứng gì. Trường hợp của bạn chỉ cần điều trị bằng thuốc để huyết áp, nhịp tim trở về bình thường thôi; không cần quá lo lắng. Hở ba lá, động mạch phổi không gây đau vai nên bạn cần kiểm tra lại xem có bị thoái hóa vai, cột sống không.
Hở van 2 lá, 3 lá uống thuốc không thấy đỡ nên chữa trị như thế nào?
Dương Vũ: Mẹ tôi năm nay 47 tuổi. Hơn 1 năm gần đây hay gặp tình trạng ho, khó thở, mệt mỏi. Cứ mỗi khi làm việc gì nặng là đêm khó thở không ngủ được. Vài tháng trước mẹ em có đi khám, kết quả nói mẹ em bị hở van tim 2 lá và 3 lá (1/4). Uống thuốc bác sỹ kê đơn không thấy đỡ. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi nên chữa trị cho mẹ như thế nào ạ?
PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:
Theo kinh nghiệm của tôi, hở van 2 lá, 3 lá ¼ chắc chắn chưa đến mức nghiêm trọng để gây ra ho, khó thở như thế này. Tôi nghĩ rằng có thể tình trạng ho, khó thở… do bệnh phổi hoặc căn bệnh khác gây ra. Bạn nên đưa mẹ đi khám để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp nhất.