Chuyên gia tư vấn: Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi
Điện thoại:
Địa chỉ:
3/5 - (2 bình chọn)

Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, vốn là bệnh lý mạn tính có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và điều lo sợ nhất đó chính là biến chứng nguy hiểm từ cơn nhồi máu cơ tim bất chợt. Nhưng điều trị bệnh ra sao, nên phẫu thuật đặt stent hay sử dụng thuốc là đủ?

Để giải đáp những vấn đề này, hãy cùng lắng nghe PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi – Nguyên phó Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa C9, Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai tư vấn qua chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Bệnh mạch vành, hẹp hở van tim– Giải pháp điều trị và ngăn biến chứng” do nhãn hàng Vương Tâm Thống tài trợ.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi tư vấn bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi tư vấn bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim

Dưới đây là những nội dung xoay quanh bệnh lý mạch vành, thiếu máu cơ tim đã được PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi tư vấn qua chương trình.

Bệnh mạch vành là gì, thưa PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Trái tim chúng ta được nuôi dưỡng bởi 2 động mạch chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Nếu động mạch bị tổn thương (tắc hẹp do xơ vữa, do chèn ép từ bên ngoài) hoặc do co thắt có thể dẫn tới thiếu máu cơ tim, còn gọi là bệnh mạch vành, suy vành, thiểu năng vành. Nếu động mạch vành bị tắc có thể gây tổn thương cơ tim và dẫn đến nhồi máu cơ tim – biến chứng tim mạch rất nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần được phát hiện và xử trí sớm, tránh để những biến chứng nguy hiểm này xảy ra.

Triệu chứng bệnh mạch vành

Đau thắt ở ngực có phải bị bệnh mạch vành không? – Trịnh Nguyễn Văn chia sẻ, tôi có người nhà bị đau thắt ở ngực, cảm giác lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn. Cho tôi hỏi triệu chứng như vậy có phải bị bệnh mạch vành không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Bạn có triệu trứng đau ngực, tuy nhiên ở vùng ngực có rất nhiều bộ phận: tim, phổi, xương, cơ, thần kinh… Nếu đau ngực chỉ khu trú ở tim, thì có thể quy cho bệnh tim. Tuy nhiên bệnh tim cũng có nhiều dạng, cần phải xác định xem cơ tim, mạch vành có bị tổn thương hay không? Bệnh mạch vành chỉ là một bệnh của tim. Vì vậy, bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch để có thể biết chính xác mình có bị bệnh mạch vành hay không.

Bệnh suy vành có nghĩa là gì? Có nguy hiểm không? – Lê Nhật Phương hỏi: Năm nay bố tôi 47 tuổi, trước đây thỉnh thoảng khoảng 1 – 2 tháng tôi mới bị một cơn đau tim một lần, thời gian khoảng 1 – 2 phút. Nhưng gần đây các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, có khi 1 – 2 tuần đã xuất hiện một lần. Bố tôi đi khám thì được chẩn đoán mắc bệnh suy vành. Xin được tư vấn rõ hơn bệnh này có nghĩa là gì và có nguy hiểm không? Liệu có dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Suy vành là tình trạng động mạch vành bị hẹp, khiến lượng máu tới nuôi tim giảm, dẫn tới cơn đau ngực. Trường hợp này phải đi bệnh viện chụp kiểm tra để xem điều trị bằng thuốc hay phải phẫu thuật. Theo kinh nghiệm của tôi thì có thể bệnh mạch vành đang nặng lên, tổn thương mạch vành nhiều. Vì vậy nên điều trị sớm để tránh xảy ra cơn nhồi máu cơ tim. Nếu người bệnh ở xa bệnh viện thì có thể không được cấp cứu kịp thời. Do vậy nếu đã được chẩn đoán suy vành thì nên tới bệnh viện gần nhất để xử lý, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị hoặc chuyển lên tuyến trên.

Nhồi máu cơ tim có thể tái phát không? Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim? – Lý Đức hỏi: Ông tôi 76 tuổi, đã từng bị nhồi máu cơ tim cách đây 2 năm, đã can thiệp đặt stent. Hiện nay vẫn đang duy trì dùng thuốc nhưng vẫn bị đánh trống ngực, hồi hộp nhiều. Liệu bệnh của ông tôi có nghiêm trọng không, có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lại lần nữa không, dấu hiệu nào để người nhà nhận biết và phòng tránh không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Qua chia sẻ của bạn nhiều khả năng ông bạn đang gặp biến chứng của bệnh mạch vành. Ông bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác mức độ tắc hẹp, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định can thiệp thích hợp. Dấu hiệu nhận biết nhòi máu cơ tim thường là những cơn đau thắt ngực, có thể dồn dập hoặc nhói như kim đâm. Nếu gặp tình trạng này gia đình nên để ông nằm nghỉ và nhanh chóng gọi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành

MC: Xin PGS cho biết vì sao người bệnh mạch vành dễ gặp phải biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Khi động mạch vành bị tắc hoàn toàn sẽ xảy ra một loạt các rối loạn. Hoặc là hẹp thôi cũng gây ra thiếu máu cơ tim và dẫn tới các rối loạn chuyển hóa. Cũng như hẹp hở van tim cũng thế thôi, bệnh làm cho máu cung cấp nuôi cơ thể không đủ, dẫn tới một loạt các vấn đề, ví dụ như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, cảm thấy tim đập nhanh… Nếu nặng hơn có thể gây phù, suy tim. Ban đầu, người bệnh có thể làm việc bình thường, về sau làm việc phải gắng sức và nặng nhất là phải ngồi một chỗ.

Mỡ máu cao, đau ngực vùng mỏ ác như nghẹn cơm có dẫn tới suy tim, nhồi máu cơ tim không? – Hường Phạm: Tôi bị mỡ máu cao (7-11 chấm). Huyết áp thường xuyên 120/80. Bị tức ngực khu mỏ ác khi gắng sức. Có đợt đau liên tục 1 vài hôm, nhưng có khi cả tháng không thấy đau. Lúc đau thấy như bị nghẹn cơm, 5 – 7 phút sau xuôi dần như hết nghẹn. Xin được PGS tư vấn giúp, liệu sau này tôi có bị suy tim hay nhồi máu cơ tim như thông tin mà chương trình đưa ra không? Cảm ơn PGS.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Mỡ máu của bạn 7-11 chấm là quá cao, bắt buộc bạn phải điều trị tình trạng này bằng việc dùng thuốc đều đặn. Ngoài ra nếu có các triệu chứng khác đi kèm như khó thở, nặng ngực, thở hẫng… thì cần được đi khám định kỳ để phát hiện biến chứng khác.

Để phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim và hạn chế mỡ máu cao, bên cạnh dùng thuốc đều đặn bạn cũng cần phải chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: hạn chế thưc phẩm chứa nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol, tránh thừa cân; nên vận động vừa sức và tuyệt đối không dùng thuốc lá, thuốc lào; không dùng bia rượu…

Duy trì dùng thuốc đều đặn, phòng tránh cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm

Duy trì dùng thuốc đều đặn, phòng tránh cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm

Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiện nay

MC: Xin PGS cho biết, hiện nay đã có phương pháp nào trị khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành chưa?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Bệnh động mạch vành cho đến nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng chúng ta có thể điều trị bằng nhiều cách, từ loại bỏ yếu tố nguy cơ, sử dụng thuốc cho đến can thiệp phẫu thuật, các biện pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm bớt nguy cơ gặp phải các biến chứng.

MC: Vậy làm thế nào để phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim do bệnh mạch vành gây ra?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Đối với bệnh mạch vành, chúng ta cần luôn nhớ rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy chúng ta cần biết những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh mạch vành để loại bỏ chúng đi. Người ta gọi đó là các phương pháp điều trị yếu tố nguy cơ, và không phải dùng thuốc. Chẳng hạn như ăn hạn chế thực phẩm chứa cholesterol, ăn nhạt… hoặc điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, tiểu đường (nếu có) và tăng cường vận động thể lực. Nếu kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ thì bệnh sẽ lâu xảy ra, nếu có thì cũng ở mức độ nhẹ.

Cao huyết áp lâu năm, thiếu máu cơ tim, mỡ máu cao điều trị như thế nào? – Anh Trung Nguyễn có hỏi: Tôi bị cao huyết áp gần 20 năm, có lúc lên tới 240. Đi khám bác sỹ kết luận bệnh cao huyết áp không rõ nguyên nhân, biến chứng mắt mờ. Tôi vẫn dùng thuốc hạ áp đều đặn, huyết áp ở mức 140/85, và bị thêm bệnh thiếu máu cơ tim, thi thoảng bị đau thắt ngực, nên hiện tại sử dụng thuốc bác sỹ kê ngày 02 viên 5mg Ebitac 1 viên và 1 viên Resines cùng 1 viên trợ tim uống buổi tối; kiểm tra mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, cholesterol cao… Mong bác sỹ tư vấn.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi trả lời:

Bạn nên đi kiểm tra xem tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát? Qua câu hỏi của bạn, có thể bạn bị tăng huyết áp nguyên phát và phải sử dụng thuốc thường xuyên đi khám định kỳ, và tuyệt đối không được bỏ thuốc. Huyết áp của chúng ta như một chiếc lò xo, chúng ta uống thuốc để nén lò xo lại. Nếu như dừng thuốc thì lò xo sẽ bung ra, huyết áp tăng vọt sẽ có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Huyết áp cao còn gây biến chứng lên não, thận, tim, mắt… Nếu chính xác bạn đã bị thiếu máu cơ tim thì phải chữa sớm, không nên hài lòng với mức huyết áp 140/85. Việc kiểm tra thường xuyên giúp đánh giá được xem bạn có bị thêm bệnh nào mới không, từ đó có các phương thức điều trị thích hợp.

Thiểu năng vành có cần phải uống thuốc cả đời không? – Nguyễn Hoàng Long: Tôi bị tức ngực trái cảm giác khó thở, tim đập nhanh từng cơn, đi khám ở viện 103 bác sĩ chấn đoán tôi bị thiểu năng vành. Bác sĩ kê đơn cho tôi uống Dozidine MR 35 mg, ATP 20mg, Scanneuron nhưng chỉ đỡ trong thời gian uống thuốc. Liệu tôi có phải uống những thuốc này cả đời không? Hoặc sau bao lâu thì tôi dừng thuốc được?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Bác sĩ đã chẩn đoán tim của bạn có lúc nhanh chứng tỏ bạn bị rối loạn nhịp. Những loại thuốc mà bạn đang sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh mạch vành. Nếu đã bị chứng bệnh này, việc dùng thuốc theo đúng chỉ định là điều cần thiết và thông thường bạn sẽ phải dùng thuốc trong thời gian dài suốt cả cuộc đời.

Cách điều trị bệnh mạch vành hẹp 50%? Thuốc có làm cho hết hẹp mạch vành không? – Từ Thương Mến có hỏi: Ông tôi bị bệnh mạch vành mới chỉ 50% mà chưa cần đặt stent, đã uống nhiều loại thuốc tây và cấp cứu 1 lần vào tháng 05.2016. Đến nay vẫn còn bị đau nhiều, nhất là về đêm. Xin hướng dẫn cho tôi cách điều trị & dùng thuốc. Nếu tuân thủ điều trị thì có làm cho mảng xơ vữa hết hẹp không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Bệnh mạch vành do mảng xơ vữa việc điều trị sẽ không thể làm hết mảng xơ vữa nhưng có thể làm cho mảng xơ vữa chắc lại, không dày lên; điều đó đã làm cho dòng máu tới nuôi cơ tim tốt hơn rồi. Tuy nhiên qua chia sẻ của bạn, ông bạn vẫn bị đau nhiều về đêm, gia đình nên đưa ông đi khám sớm để có hướng xử lý hiệu quả hơn.

Phụ nữ mang thai bị cầu cơ động mạch vành bẩm sinh cần điều trị như thế nào? -Tuyet Do: Tôi bị bệnh cầu cơ động mạch vành bẩm sinh, hở van 2 lá 2/4, thỉnh thoảng có dấu hiệu hụt hơi, đánh trống ngực. Tôi đang mang bầu tháng thứ 6. Xin bác sĩ cho lời khuyên về cách điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt trong giai đoạn này. Sau này tôi có phải phẫu thuật để trị bệnh không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Cầu cơ là một nguyên nhân gây hẹp động mạch vành, bạn đang có bầu 6 tháng thì cần theo dõi sức khỏe định kỳ để cả mẹ và con được an toàn. Sau khi sinh xong thì cần khám kĩ hơn để xem cầu cơ có phải nguyên nhân gây hụt hơi, đánh trống ngực không? Bởi mang thai cũng có thể là một nguyên nhân gây hụt hơi, đánh trống ngực…

Giải pháp từ thảo dược trong hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

MC: Thưa PGS, việc sử dụng thuốc tây kết hợp cùng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành đang là một hướng đi mới giúp giảm nhanh các cơn đau ngực và phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim. Nhận định của PGS về vấn đề này như thế nào?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi trả lời:

Thực ra hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà trên thế giới người ta rất muốn điều trị phối hợp (đa điều trị). Tại sao lại làm như vậy? Bởi nếu chúng ta điều trị phối hợp sẽ làm cho thuốc chính của bệnh nhân không bị kê ở mức liều quá cao, mà liều quá cao thì dễ gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, điều trị phối hợp rất là tốt. Ở nước ngoài, người ta hay sử dụng thực phẩm chức năng và ở Việt Nam thì kết hợp cả thực phẩm chức năng hay Đông dược cũng đã giúp ích cho bệnh nhân rất nhiều trong việc cải thiện bệnh, giảm tình trạng đau tim, đau thắt ngực, khó thở mệt mỏi và hạn chế bớt biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim sau này. Do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo điều trị dùng thuốc tây của bác sĩ kê đơn kết hợp cùng sản phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch từ thảo dược tự nhiên, chẳng hạn như Tpcn Vương Tâm Thống.

Kinh nghiệm trị bệnh mạch vành nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược

Mạch vành bị xơ vữa, mỡ máu cao có dùng Vương Tâm Thống được không? – Hieu Le: Mẹ tôi 60 tuổi, có Cholesterol toàn phần hơi cao (6.0), gần đây thỉnh thoảng đau nhói ngực nên đi khám, BS kết luận mạch vành xơ vữa, hẹp 40%, điện tâm đồ gắng sức dương tính. Bác sĩ nói chỉ cần uống thuốc bổ tim và giảm mỡ máu là được. Tôi nghe nói có sản phẩm Vương Tâm Thống tốt cho những người bị hẹp mạch vành và mỡ máu cao, vậy mẹ tôi có dùng được không? Mong GS tư vấn giúp tôi rõ hơn về tác dụng của sản phẩm này.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Trường hợp này bác sĩ đã khám rất kỹ và theo tôi đã đưa ra hướng điều trị rất hợp lý. Mẹ bạn chỉ cần dùng thuốc, chưa cần can thiệp phẫu thuật. Song song với thuốc chính, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống để hỗ trợ thuốc chính, giảm đau ngực, hạ mỡ  máu, bền thành mạch, nhờ đó ngăn chặn sự tiến triển của mảng xơ vữa và giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc tây.

Bị thiếu máu cơ tim có thể dùng Vương Tâm Thống cùng thuốc tây như thế nào? – Nguyễn Trung Vinh: Tôi 62 tuổi đồ điện tâm đồ bác sĩ bảo thiếu máu cơ tim, tôi đã điều trị cùng với điều trị cao huyết áp từ năm 2003 đến nay, tôi không có dấu hiệu đau thắt ngực, đi chụp động mạch vành bác sĩ kết luận xơ vữa mạch vành gây hẹp 30 – 35%. Vậy tôi có thể dùng TPCN Vương Tâm Thống như thế nào bên cạnh các thuốc tây đang được bác sĩ cho điều trị?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Như vậy bệnh nhân là nam giới 62 tuổi, có bị bệnh tăng huyết áp, mạch vành, dứt khoát bệnh nhân phải sử dùng thuốc huyết áp, thuốc ổn định mảng xơ vữa. Nếu bệnh nhân có điều kiện thì có thể sử dụng thêm Vương Tâm Thống, bởi vì Vương Tâm Thống có các thành phần rất tốt như Bổ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra, Đỏ ngọn giúp giãn động mạch, giảm cholesterol trong máu, làm vững bền thành mạch và giảm được huyết áp, nếu phối hợp được rất là tốt. Nhưng tôi cũng phải nhắc thêm là cơ địa phải không bị dị ứng gì với thành phần của sản phẩm thì mới dùng.

Những thắc mắc liên quan đến đặt stent mạch vành

Tuổi thọ của stent là bao lâu? Có nên uống thuốc tây cùng Vương Tâm Thống sau đặt stent không?Huỳnh PHội: Đặt stent tuổi thọ có được dài lâu không, tôi nghe người ta nói sống không quá 5 năm, tôi đang uống thuốc đặc trị và Vương tâm thống, vậy có tốt không? Tôi đã đặt 3 stent, gần nhất là cách đây được 2 tháng rồi. Thỉnh thoảng vấn bị nhói ngực khi đi bộ. Hỏi có thể uống nước lạnh, ăn ớt được không vì tôi rất thèm, mà tôi cũng phải kiêng hút thuốc từ lâu rồi. Tôi xin cám ơn!

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Stent có tuổi thọ dài hay ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân. Thường thì stent có tuổi thọ dài, có những bệnh nhân đặt hơn chục năm sức stent vẫn rất là tốt, tuy nhiên có những bệnh nhân vừa đặt hôm trước hôm sau đã tắc stent rồi. Vấn đề ở đây là mình cần phải dùng thuốc bảo quản stent, đó chính là thuốc chống đông máu. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không được chủ quan. Tôi tin chắc là điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của stent. Việc bạn sử dụng nước lạnh, ăn ớt… thì người bệnh tim mạch không cần kiêng cữ, nhưng nên kiểm tra xem có bị dạ dày không vì nếu bị bệnh dạ dày thì nên kiêng những đồ ăn này.

Còn về Vương Tâm Thống là một loại thực phẩm chức năng, trong thành phần có nhiều thảo dược như Hoàng bá, Đỏ ngọn, Bồ hoàng giúp giãn mạch vành, giảm cholesterol, chống đông máu… giúp hỗ trợ tốt cho bệnh tim mạch, đặc biệt là những bệnh nhân bị hẹp mạch vành. Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng dù đã đặt stent rồi để phòng ngừa nguy cơ tái tắc hẹp sau này, sớm phục hồi chức năng tim. Để yên tâm, bạn có thể dùng thử và kiểm tra xem có bị dị ứng với 1 trong các thành phần của sản phẩm này hay không, sau đó thì có thể dùng lâu dài là tốt nhất.

Thiếu máu cơ tim nhẹ không cần nong mạch mà chỉ uống thuốc được không? – Quân Hoàng: Chồng tôi 46 tuổi, có triệu chứng đau rát vùng ngực lan đến cuống họng mỗi khi làm việc nặng. Bác sĩ chẩn đoán bị thiếu máu cơ tim, có nguy cơ nhồi máu cơ tim và khuyên nên đặt stent. Nhưng sau khi cấp cứu và ổn định lại sức khỏe, chồng tôi lại không muốn đặt stent vì điều kiện không có và cũng vì sợ tác dụng phụ. Vậy nếu trường hợp của chồng tôi nhẹ thì không cần nong mạch mà uống thuốc điều trị được không ạ? Chế độ sinh hoạt có cần lưu ý gì?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Trường hợp của chồng chị bác sĩ đã khuyên đặt stent, có nghĩa là động mạch vành nuôi quả tim của mình đã hẹp rất nhiều, phải thường >70% thì bác sỹ mới khuyên đặt stent. Nhân đây tôi cũng nói thêm điều trị thì không phải chỉ có 1 phương pháp là nong và đặt stent, có thể dùng thuốc để nó giảm, điều hòa mỡ máu, làm cho mảng xơ vữa nhỏ lại, ổn định mảng xơ vữa… Ngoài đặt stent, người bệnh còn có thể được mổ bắc cầu nối chủ – vành, để đảm bảo đủ máu tới nuôi cơ tim.

Theo tôi, nếu bác sỹ đã khuyên đặt stent thì phải hết sức cảnh giác bởi chứng tỏ bệnh đang ở mức độ nặng. Thế còn bệnh mạch vành có nhiều yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được như di truyền, giới tính… và những nguy cơ khác có thể can thiệp được như chế độ ăn nhhiều cholesterol, chế độ làm việc tĩnh tại, hay ngồi một chỗ,… Vì vậy bệnh nhân nên có chế độ ăn giảm cholesterol, tập thể dục mỗi ngày ít nửa tiếng, tuần ít nhất 5 ngày, không để tình trạng thừa cân béo phì, nên để cơ thể cân đối; không hút thuốc lá, thuốc lào bởi nó chứa quá nhiều chất kích thích làm mạch máu co lại, tăng nguy cơ hẹp động mạch vành; không uống nhiều rượu, bia, café.

Hẹp mạch vành 3 nhánh có cần phẫu thuật không? Uống thuốc bao lâu thì giảm hẹp mạch vành?

Mẹ tôi năm nay 67 tuổi, ngày 20/6/2017 tôi có chụp động mạch vành (ĐMV), kết luận: Hình ảnh xơ vữa gây hẹp mạch vành LM 30%, LAD1 50%, LAD2 70%. Xin hỏi:

– Trường hợp của tôi đã đến mức phải can thiệp phẫu thuật chưa?

– Nếu chưa thì có uống Vương Tâm Thống được không?

– Hiện tại BV cho uống thuốc huyết áp tăng (145/85), tiểu đường (7.0) và thuốc hạ mỡ máu. Vậy uống thuốc trong thời hạn bao lâu thì giảm hẹp ĐMV?

Bản thân các triệu chứng của bệnh ĐMV hầu như là không có, tôi chỉ đi chụp kiểm tra và tình cờ phát hiện bệnh thôi.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Rất may cho bệnh nhân bệnh mạch vành này là chưa có xuất hiện biến chứng. Bệnh nhân bệnh mạch vành có kèm theo các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường thường sẽ có biến chứng nặng. Hơn nữa bệnh nhân có hẹp cả ba động mạch vành, thì cần đến bệnh viện để chúng tôi thực hiện việc thông động mạch vành, bơm cản quang, chụp động mạch vành sau đó mới có thể đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Hiệu quả của thuốc thì tủy cũng từng người, muốn chắc mảng xơ vữa có giảm bớt hay không thì cần đánh giá hiệu quả từ trên nửa năm sử dụng thuốc. Hiện tại, chỉ số huyết áp, đường huyết của bạn cũng chưa ổn định, cần phải hạ huyết áp và hạ glucose máu hơn nữa. Và bạn cũng cần xác định sẽ phải dùng thuốc thường xuyên liên tục suốt đời.

Đối với sản phẩm Vương Tâm Thống, đây là một sản phẩm hỗ trợ tốt cho bệnh tim mạch, có chứa những thảo dược giúp giãn mạch, vững bền thành mạch sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau ngực, khó chịu mà bạn đang gặp phải, đồng thời sẽ ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn cũng như phòng ngừa các biến chứng nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành gây ra.

Hẹp mạch vành 70% cần đặt stent ngay không, có phải uống thuốc chống đông suốt đời không?Hồng Huế: Tôi được biết nếu đặt stent thì phải uống thuốc chống đông máu suốt đời. Điều này có đúng không ạ? Tôi rất sợ dùng thuốc lâu lại gặp phải tác dụng phụ. Hiện tại mạch vành của tôi đang hẹp khoảng 70%, có nhất thiết phải can thiệp ngay không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Hẹp động mạch vành 70% có triệu trứng thì cần chỉ định can thiệp, có thể chỉ cần nong bóng, nếu động mạch nong được ra thì ko cần đặt stent. Stent có nhiều loại: stent phủ thuốc, không thuốc, tự tiêu, sinh học, có stent không cần dùng thuốc suốt đời. Vì vậy, việc có phải dùng thuốc chống đông suốt đời hay không còn tùy thuộc vào loại stent mà bạn đặt.

Can thiệp đặt stent có nguy cơ gây ra biến chứng vì phải đưa ống thông vào lòng mạch, bơm thuốc vào để chụp, cho bóng vào để nong mạch. Điều này có thể kích thích trái tim gây nhịp nhanh, rối loạn nhịp, có thể bị phình tách động mạch, chảy máu động mạch gây tử vong ngay. Khả năng gặp phải biến chứng còn tùy vào vị trí hẹp.

Để ngăn ngừa biến chứng, bác sỹ cần chuẩn bị sẵn các phương tiện máy móc để phán đoán xem bệnh nhân có thể có triệu trứng gì để chuẩn bị trước và có hướng xử trí phù hợp. Sau khi đặt stent còn tùy thuộc vào bệnh nhân, đối với bệnh nhân bị đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp thì cần cho thêm thuốc, và loại tất cả các yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch vành như hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào…

Sau mổ bắc cầu nối động mạch vành cần làm gì để sức khỏe nhanh bình phục?Starlove Thuong: Bố cháu 60 tuổi, bị nhồi máu cơ tim đã can thiệp bắc cầu nối mạch vành bây giờ cần ăn uống, luyện tập như thế nào cho sức khỏe nhanh hồi phục. Cháu tìm hiểu thông tin thì có thể dùng thêm Tpcn Vương Tâm Thổng cùng thuốc tây có được không? Sau bao lâu thì bố cháu có thể chơi được thể thao?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi:

Bố bạn đã phẫu thuật nên kiên trì dùng thuốc và loại bỏ các yếu tố nguy cơ để bệnh không tiến triển nặng thêm. Bố bạn nên vận động vừa sức, đều đặn, không nên chơi những môn thể thao có tính chất đối kháng… để tránh việc phải cố sức; nên tập luyện theo khả năng của mình.

Bên cạnh tập luyện, dùng thuốc theo chỉ định, bố bạn nên kết hợp với những sản phẩm hỗ trợ điều trị, chẳng hạn như Vương Tâm Thống để tăng cường hiệu quả điều trị và giảm bớt tác dụng phụ của thuốc tây.

Xem thêm:

Vì sao nên dùng sớm Vương Tâm Thống khi mắc bệnh mạch vành?

Chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh mạch vành hiệu quả

Tư vấn của chuyên gia về bệnh hẹp, hở van tim

Ban thư ký chương trình

Vương Tâm Thống - Giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận