Tắc động mạch vành (bệnh mạch vành) có thể xảy ra đột ngột hoặc tiến triển âm thầm trong nhiều thập kỷ mà bạn hoàn toàn không hề hay biết. Đừng lo lắng, chỉ cần hiểu rõ về bệnh và nắm được giải pháp điều trị, bạn hoàn toàn có thể đẩy lui tiến triển của bệnh và dự phòng biến chứng hiệu quả.
Nguyên nhân gây tắc động mạch vành
Giống như tất cả các mô khác trong cơ thể, cơ tim cần máu giàu oxy để duy trì hoạt động. Các động mạch vành chạy dọc bên ngoài tim và chia thành nhiều nhánh nhỏ đảm nhiệm vai trò cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc động mạch vành là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa làm cản trở dòng máu đến nuôi tim. Mảng xơ vữa được bắt nguồn từ những tổn thương tại lớp lót trong thành động mạch; tại đó cholesterol, canxi, chất thải trong máu… sẽ tích tụ hàng thập kỷ kết hợp với phản ứng viêm tạo thành các mảng bám.
Hình ảnh mảng xơ vữa tích tụ gây tắc động mạch vành
Tắc động mạch vành gây ra triệu chứng gì?
Các triệu chứng của tắc động mạch vành sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số người hoàn toàn không có triệu chứng trong suốt nhiều năm, cho đến khi mảng xơ vữa tắc nghẽn đủ để gây thiếu máu cơ tim, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
– Đau thắt ngực: cảm giác nặng nề, căng tức như có vật nặng đè lên ngực, thường xuất hiện ở giữa ngực, hơi lệch về bên trái, ngay phía sau xương ức.
– Đau lan đến cánh tay, vai, hàm, cổ hoặc lưng.
– Khó thở
– Chóng mặt, ngất xỉu.
– Mệt mỏi
– Buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu.
– Tim đập nhanh, không đều.
– Vã mồ hôi.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của tắc động mạch vành nhưng chưa tìm ra cách khắc phục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tắc động mạch vành
Nếu bạn có càng nhiều các yếu tố dưới đây thì nguy cơ tắc động mạch vành càng cao:
– Tuổi cao.
– Hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều bia rượu.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch
– Cholesterol máu cao
– Bệnh tiểu đường
– Béo phì
– Cao huyết áp
– Lười vận động
– Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
– Ăn uống thiếu khoa học: nhiều chất béo, đường, muối…
Các biến chứng nguy hiểm của tắc động mạch vành
Mạch vành bị tắc nghẽn trong thời gian dài không được điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
– Nhồi máu cơ tim: Mảng xơ vữa phát triển đủ dày có thể nứt vỡ, làm xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành (nhồi máu cơ tim). Nếu không được khơi thông kịp thời, cơ tim không nhận được đủ oxy sẽ bị chết đi không hồi phục.
– Suy tim: Một số vùng cơ tim bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng lâu năm do mạch vành bị tắc nghẽn hoặc tổn thương sau nhồi máu cơ tim sẽ khiến cho tim trở nên suy yếu, không đủ khả năng bơm máu đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể; tình trạng này được gọi là suy tim.
– Nhịp tim bất thường: Máu cung cấp cho tim không đủ hoặc tổn thương mô cơ tim có thể cản trở các xung điện trong tim, gây rối loạn nhịp tim.
Tắc động mạch vành hoàn toàn gây biến chứng nhồi máu cơ tim
Chẩn đoán tắc động mạch vành
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị tắc nghẽn động mạch vành, họ sẽ chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm sau để chẩn đoán xác định:
– Chụp mạch vành: là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành phổ biến nhất, giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí, mức độ tắc nghẽn. Nếu phát hiện mạch vành bị tắc nghẽn nghiêm trọng, nong mạch/đặt stent sẽ được tiến hành đồng thời để tránh phải can thiệp nhiều lần.
– Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): MRI tim cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao bên trong tim và động mạch vành thông qua việc sử dụng sóng vô tuyến và từ trường.
– Siêu âm tim: Siêu âm tim là phương pháp sử dụng công nghệ siêu âm để cung cấp hình ảnh các buồng tim, van tim và mạch vành.
– Điện tâm đồ: ghi lại hoạt động điện của tim, giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn nhịp tim và tổn thương cơ tim do tắc động mạch vành.
– Máy theo dõi Holter: Nếu tại bệnh viện không thể xác định được bất thường trong điện tâm đồ, bạn sẽ phải đeo máy Holter để theo dõi điện tâm đồ liên tục trong 24h.
– Quét tim hạt nhân: Chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch và quan sát bằng camera, cho phép phát hiện các vùng cơ tim bị tổn thương.
– Kiểm tra mức độ căng thẳng: Bài kiểm tra mức độ căng thẳng tim sẽ được tiến hành khi bạn tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc xe đạp cố định nhằm phát hiện các bất thường trong hoạt động của tim khi vận động.
Điều trị tắc động mạch vành
Điều chỉnh lối sống
Điều trị tắc động mạch vành thường được bắt đầu bằng việc duy trì lối sống tích cực để loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tắc động mạch vành có thể thay đổi được. Chẳng hạn như:
–Thay đổi chế độ ăn: Cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng, mỡ… Ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ngọt. Ưu tiên ăn nhiều cá tươi, ngũ cốc nguyên cám, rau quả tươi…
– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp, mỡ máu và đường huyết… từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành.
– Duy trì cân nặng hợp lý: Với người béo phì, chỉ cần giảm một lượng cân nhỏ cân nặng cũng có thể làm giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch vành. Vì vậy bạn cần lên kế hoạch ăn kiêng và luyện tập để có được mức cân nặng lý tưởng.
– Quản lý căng thẳng: Bạn có thể luyện các bài tập hít thở và thư giãn cơ trong thiền tịnh, yoga; tham gia các hoạt động giải trí, trò chuyện cùng người thân để giải tỏa căng thẳng, hạn chế stress gây áp lực cho tim.
– Tiêm phòng cúm: Nhiễm cúm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, vì vậy hãy tiêm vắc-xin cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Tránh xa chất kích thích: Bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế sử dụng rượu bia.
– Kiểm soát tốt các chỉ số: huyết áp, mỡ máu, đường huyết bằng thuốc, chế độ ăn kiêng và luyện tập.
Dùng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị tắc động mạch vành là:
– Thuốc trị đau thắt ngực: như nitroglycerin giúp kiểm soát cơn đau ngực bằng cách giãn động mạch vành tạm thời và làm giảm nhu cầu máu của tim.
– Thuốc chống loạn nhịp tim: như thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm nhu cầu oxy của cơ tim.
– Thuốc chống kết tập tiểu cầu: như aspirin, clopidogrel, ticlopidine, prasugrel… giúp làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
– Thuốc hạ mỡ máu: phổ biến nhất là nhóm statin với các đại diện như simvastatin, atorvastatin và pravastatin… Nhựa hấp thụ acid mật như colesevelam, cholestyramine, colestipol và acid nicotinic (niacin) là những loại thuốc khác được dùng để giảm nồng độ cholesterol máu.
– Thuốc hạ áp: giúp làm giảm huyết áp như nhóm ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn kênh canxi…
Sử dụng viên uống hỗ trợ Vương Tâm Thống
Dùng thuốc đôi khi là chưa đủ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tắc động mạch vành. Chính vì vậy các chuyên gia Tim mạch đầu ngành thường khuyến cáo người bệnh nên bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Vương Tâm Thống để tăng hiệu quả điều trị.
Với sự kết hợp độc đáo từ 9 thành phần tự nhiên, trong đó nổi bật là các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra, Hoàng bá, Mạch môn…có tác dụng giãn mạch, hạ áp, chống xơ vữa và ngăn ngừa cục máu đông; Vương Tâm Thống giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở và dự phòng biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả cho người bị tắc động mạch vành.
Theo khảo sát thống kê của Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường phối hợp thực hiện cho thấy, 97.76% người bệnh đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng. Điều này cũng đã khẳng định uy tín của một sản phẩm đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm qua như Vương Tâm Thống.
Bạn có thể lắng nghe đánh giá về Vương Tâm Thống của GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam và cảm nhận từ chính những người bệnh đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm này qua phóng sự dưới đây:
Tổng kết đánh giá độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống
Phẫu thuật
Việc áp dụng phương pháp can thiệp mạch vành nào tốt nhất sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của từng người. Các phương pháp đó là:
– Bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ một bộ phận khác của cơ thể để tạo cầu nối dẫn máu đến nuôi dưỡng vùng cơ tim bị thiếu máu, bỏ qua đoạn mạch bị tắc nghẽn.
– Can thiệp mạch vành qua da: Bóng nong được gắn ở đầu ống thông sẽ được luồn đến vị trí mạch vành bị tắc nghẽn rồi bơm căng để nén mảng xơ vữa lại. Sau đó, stent (khung kim loại) được đặt lại để giữ cho động mạch luôn mở rộng.
– Cắt bỏ mảng xơ vữa: Ống thông có gắn một lưỡi dao hoặc mũi khoan nhỏ ở đầu sẽ được sử dụng để nạo bỏ mảng xơ vữa bám bên trong động mạch.
– Tạo hình mạch bằng laser: Thay vì dùng lưỡi dao, các thiết bị hiện đại sẽ sử dụng tia laser để loại bỏ mảng xơ vữa gây tắc động mạch vành.
Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để ngăn ngừa và dự phòng biến chứng do tắc động mạch vành gây ra. Nếu bạn hoặc người thân không may gặp phải bệnh lý này, hãy chia sẻ ngay với chúng tôi bằng cách bình luận ngay dưới đây để được tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Chào bạn Hoài Nam,
Không biết hiện nay mức độ tắc hẹp mạch vành của bố bạn là bao nhiêu? Tình trạng sức khỏe hiện tại như thế nào? Có mắc kèm các bệnh lý nào khác không? Xơ vữa mạch vành tùy từng mức độ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Ở mức độ nhẹ, người bệnh không cần can thiệp phẫu thuật mà thường được chỉ định dùng thuốc điều trị.
Tuy nhiên, nếu mức độ hẹp mạch vành tương đối lớn (từ 70% trở lên) mà sử dụng thuốc không còn hiệu quả thì tủy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể cần phải can thiệp phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ. Tốt nhất, gia đình nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ điều trị, dựa trên tình hình sức khỏe của bố bạn qua thăm khám trực tiếp thì bác sỹ mới có thể đưa ra chỉ định có nên phẫu thuật hay không.
Trước mắt, bạn nên tham khảo cho bố sử dụng thêm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia 2 lần trong thời gian 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần từ các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… và hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp giãn mạch, tăng lượng máu đến nuôi tim, cải thiện chức năng co bóp của cơ tim và chống huyết khối, từ đó giúp làm giảm tiến triển của bệnh mạch vành; cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… đồng thời phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Vương Tâm Thống trong bài viết sau: https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/tpcn-vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-chuyen-biet-cho-benh-mach-vanh.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bố bạn luôn khỏe mạnh!
bố cháu bị hẹp mạch vành thì có nên đi phẫu thuật không, tư vấn giúp cháu thuốc vương tâm thống cho ng hẹp mạch vành ah
Chào bạn Hoài Nam,
Không biết hiện nay mức độ tắc hẹp mạch vành của bố bạn là bao nhiêu? Tình trạng sức khỏe hiện tại như thế nào? Có mắc kèm các bệnh lý nào khác không? Xơ vữa mạch vành tùy từng mức độ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Ở mức độ nhẹ, người bệnh không cần can thiệp phẫu thuật mà thường được chỉ định dùng thuốc điều trị.
Tuy nhiên, nếu mức độ hẹp mạch vành tương đối lớn (từ 70% trở lên) mà sử dụng thuốc không còn hiệu quả thì tủy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể cần phải can thiệp phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ. Tốt nhất, gia đình nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ điều trị, dựa trên tình hình sức khỏe của bố bạn qua thăm khám trực tiếp thì bác sỹ mới có thể đưa ra chỉ định có nên phẫu thuật hay không.
Trước mắt, bạn nên tham khảo cho bố sử dụng thêm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia 2 lần trong thời gian 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần từ các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… và hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp giãn mạch, tăng lượng máu đến nuôi tim, cải thiện chức năng co bóp của cơ tim và chống huyết khối, từ đó giúp làm giảm tiến triển của bệnh mạch vành; cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… đồng thời phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Vương Tâm Thống trong bài viết sau:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/tpcn-vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-chuyen-biet-cho-benh-mach-vanh.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bố bạn luôn khỏe mạnh!