Suy tim phù chân – Nguyên nhân và cách khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Phù chân là triệu chứng suy tim dễ bị bỏ qua và nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Vì sao người bệnh suy tim phù chân và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy dành ngay 5 phút tìm hiểu về hiện tượng phù chân do suy tim qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến người bệnh suy tim phù chân

Phù chân là triệu chứng điển hình của suy tim phải và suy tim toàn bộ. Nguyên nhân là khi tim suy yếu, máu trở về tim không đầy đủ và tích tụ tại hệ tĩnh mạch, dịch thoát vào các mô gây ra phù.

Khi người bệnh ngồi một chỗ hoặc đứng nhiều, dưới tác dụng của trọng lực thì dịch sẽ tập trung nhiều nhất ở bàn chân, cũng là vị trí xa tim nhất. Chính vì vậy mà triệu chứng phù thường biểu hiện rõ nhất ở bàn chân, mắt cá chân; khi bạn đi giày dép sẽ cảm thấy chật hơn bình thường, nhất là vào cuối ngày.

Ngoài ra, những người bệnh suy tim đã có biến chứng trên thận thì khả năng đào thải muối nước trong cơ thể bị suy giảm, điều này cũng góp phần khiến tình trạng phù trở nên nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện rõ nhất của người bệnh suy tim phù chân là ở mắt cá chân

Biểu hiện rõ nhất của người bệnh suy tim phù chân là ở mắt cá chân

Chẩn đoán phân biệt phù chân do suy tim và nguyên nhân khác

Ngoài suy tim, phù chân còn có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác như bệnh gan, thận, viêm khớp, suy tĩnh mạch mạn tính… Tuy nhiên phù trong suy tim có điểm đặc trưng là phù mềm, ấn lõm.

Người bệnh suy tim ngoài phù chân còn kèm theo các triệu chứng khác như khó thở khi gắng sức và khi nằm, ho khan… Nếu phù chân do vấn đề ở gan thì thường kèm theo biểu hiện bầm tím dưới da.

Qua khai thác các triệu chứng, tiền sử bệnh và tiến hành một số xét nghiệm, bác sỹ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây phù chân có phải do suy tim hay một bệnh lý khác. Và nếu đó là do bệnh tim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.

Phương pháp điều trị suy tim phù chân

Sử dụng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu giúp đào thải nhanh chóng lượng muối và nước dư thừa qua đường tiểu. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc lợi tiểu được dùng cho người bệnh suy tim phù chân như:

– Thuốc lợi tiểu quai: furossemide, torassemid…

– Thuốc lợi tiểu thiazide: Hydrocllorothiaziad, indapamiid…

– Thuốc lợi tiểu giữ kali: spironollacton, amillorid, triamtteren…

Thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu thiazide làm tăng đào thải kali. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu kali như rau họ cải, cà chua, dưa hấu, khoai tây, khoai lang… để tránh hạ kali huyết quá mức khi dùng các thuốc này. Ngược lại, nếu được kê đơn thuốc lợi tiểu giữ kali, người bệnh cần phải hạn chế những thực phẩm giàu kali để tránh tình trạng dư thừa.

Trường hợp phù nặng, bác sỹ có thể phải phối hợp 2 hay nhiều thuốc lợi tiểu cùng với thuốc giãn mạch để đạt hiệu quả cao trong điều trị. Việc phối hợp này cũng sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, chuột rút, tê tay chân, loạn nhịp tim, rối loạn điện giải… Do đó, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng.  

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim phù chân

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo mọi người nên biết cách sử dụng kết hợp thêm những sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm phù nề trong bệnh suy tim, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống.

Những thảo dược trong Vương Tâm Thống như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới kiểm chứng là có lợi cho người bệnh suy tim.

Điển hình như nghiên cứu của Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) đã chứng minh công dụng làm gia tăng phân suất tống máu của hoạt chất berberin của Hoàng bá trên người bệnh suy tim. Một nghiên cứu khác của Đại học Cologne (Đức) về Sơn tra cũng cho thấy thảo dược này có tác dụng làm tăng lực co bóp cơ tim, chống rối loạn nhịp tim.

Sử dụng Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày kết hợp cùng thuốc tây theo đơn, người bệnh suy tim phù chân sẽ không còn cảm thấy chân sưng phù nặng nề, đi lại vận động dễ dàng hơn. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh suy tim điển hình đã điều trị thành công nhờ giải pháp thảo dược này là bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – Yên Lạc, Vĩnh Phúc) qua video dưới đây:

  Cách trị suy tim phù chân bằng giải pháp thảo dược

Vương Tâm Thống cũng là một trong số ít những sản phẩm hỗ trợ tim mạch trên thị trường được các chuyên gia Tim mạch đầu ngành đánh giá cao. Hãy cùng lắng nghe nhận định của chuyên gia về Vương Tâm Thống qua video này để hiểu rõ hơn về lợi ích của Vương Tâm Thống:

Chuyên gia đánh giá về lợi ích của Vương Tâm Thống

Thay đổi lối sống

– Kê cao chân: Tư thế này giúp giảm bớt sự tập trung chất lỏng về chân. Khi ngồi bạn có thể kê chân lên ghế và dùng gối để kê chân cao khi ngủ.

– Sử dụng tất y khoa: Tất y khoa sẽ tác động lực ép lên hệ tĩnh mạch ở các chi, giảm bớt sự tích tụ dịch gây suy tim phù chân.

Dùng tất y khoa để giảm bớt phù chân do suy tim

Người bệnh suy tim phù chân nên sử dụng tất y khoa

– Giảm bớt lượng muối ăn: Lượng muối cao trong chế độ ăn uống cũng góp phần làm gia tăng tích trữ nước trong cơ thể. Với người bệnh suy tim phù chân nặng nên hạn chế lượng muối dưới 2g/ngày.

– Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên bắt đầu với bài tập cường độ nhẹ, tăng dần cường độ tùy theo khả năng, tránh gắng sức; tập trung vận động và xoa bóp nhiều ở vùng chi dưới.

– Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia: Người bệnh suy tim phù chân chỉ nên uống 1 – 2 ly rượu vang nhẹ hoặc ½ lon bia mỗi ngày; với thuốc lá và thuốc lào thì tuyệt đối không sử dụng.

– Hạn chế uống nhiều nước: Người bệnh chỉ nên uống từ 1,5 – 2 lít/ngày (bao gồm cả nước canh, súp, sữa, nước hoa quả…). Lượng nước uống có thể tính theo công thức: Lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + lượng dịch mất bất thường do nôn, ỉa chảy… + 300ml đến 500 ml tùy theo mùa.

– Kiểm tra và theo dõi cân nặng hằng ngày: Thời điểm nên cân là vào buổi sáng, sau khi đi vệ sinh và trước bữa điểm tâm sáng. Để đảm bảo tính chính xác, người bệnh nên mặc những bộ quần áo có trọng lượng tương đương và ghi lại số cân nặng vào một cuốn sổ.

Nếu thấy tăng nhiều hơn 1 kg/ngày thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng tích trữ nước trong cơ thể. Tăng cân ổn định 2 kg/ngày chứng tỏ tình trạng suy tim phù chân đang trở nên xấu đi.

Phẫu thuật

Nếu nguyên nhân gây suy tim phù chân là do bệnh van tim hoặc tắc nghẽn động mạch vành nặng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật van tim hoặc đặt stent mạch vành để điều trị các bệnh lý căn nguyên này.

Suy tim phù chân là biểu hiện sớm nhất cho thấy cơ thể bị tích trữ dịch. Người bệnh suy tim không nên chủ quan với triệu chứng này, hãy quan sát mọi sự thay đổi trên cơ thể của bạn và báo với bác sỹ điều trị để kịp thời xử trí nhằm phòng ngừa xảy ra những biến chứng nguy hiểm do phù ở những vị trí khác đe dọa tính mạng.

Xem thêm:

Tổng quan bệnh suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Kinh nghiệm điều trị suy tim từ công thức thảo dược 9 vị

Nguồn tham khảo: msdmanuals.com

Tags:

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận