Sự ra đời của stent năm 1986 tại Pháp đã tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị xơ vữa động mạch, đặc biệt là đối với những trường hợp bệnh nặng cần xử trí tắc nghẽn mạch khẩn cấp. Vậy stent là gì? Đặt stent có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại đây.
Stent là gì?
Stent là một ống kim loại nhỏ có thể luồn vào động mạch để giữ cho động mạch luôn được mở rộng, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Thủ thuật đặt stent thường được tiến hành ngay sau nong mạch bằng bóng qua da để nén mảng xơ vữa lại.
Các loại stent đang được ứng dụng trong điều trị hiện nay là:
– Stent trần: là stent thế hệ đầu tiên được làm từ hợp kim niken-titan hoặc thép không gỉ, nguy cơ tái tắc hẹp sau khi đặt stent trần cao hơn so với stent phủ thuốc (25% người bệnh bị tái hẹp trong vòng 6 tháng).
– Stent phủ thuốc: là loại stent cải tiến có phủ thuốc chống tái hẹp trên khung kim loại, giúp giảm thiểu đáng kể nguy tái tắc hẹp sau đặt stent (dưới 10%).
– Stent tự tiêu: là stent được làm bằng chất liệu có khả năng hòa tan và hấp thụ vào cơ thể theo thời gian. Loại stent này cũng được phủ một lớp thuốc có thể giải phóng từ từ vào động mạch để ngăn tái hẹp trở lại.
Stent là gì? – Stent là ống kim loại dùng để giữ cho động mạch luôn được mở rộng
Stent được dùng trong điều trị bệnh gì?
Stent được sử dụng với mục đích mở thông lòng mạch bị tắc hẹp nặng và gia cố lại thành mạch bị suy yếu. Cụ thể là trong những bệnh lý sau:
– Bệnh mạch vành tim: Stent được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh mạch vành với mục đích khơi thông động mạch, tăng cường lưu thông máu đến nuôi tim.
– Phình tách động mạch chủ: Để điều trị phình tách động mạch chủ, bác sĩ sẽ dùng stent graft có phủ màng sợi tổng hợp để ngăn không cho động mạch bị nứt vỡ và điều chỉnh dòng chảy của máu.
– Xơ vữa động mạch cảnh: Ống stent sẽ được chèn vào động mạch cảnh ở cổ để nén mảng xơ vữa lại, giúp máu lưu thông lên não và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
– Bệnh ở phổi: Stent cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh ở phổi gây hẹp đường thở như bệnh Sarcoidosis (u hạt), nhiễm trùng phổi, khối u gây tắc nghẽn đường hô hấp…
– Bệnh động mạch ngoại vi: Khi động mạch ở chân, tay hoặc các cơ quan khác bị xơ vữa, đặt stent cũng được chỉ định để khơi thông lòng mạch, ngăn ngừa nguy cơ hoại tử.
Đối tượng chống chỉ định đặt stent là gì?
Không phải tất cả các trường hợp bị xơ vữa động mạch đều cần phải đặt stent. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn để đưa ra chỉ định phù hợp. Một số trường hợp không nên đặt stent là:
– Xơ vữa động mạch nhẹ, vẫn đáp ứng tốt với thuốc và điều chỉnh lối sống
– Động mạch bị tắc hẹp nhiều điểm trên một nhánh
– Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận lâu năm
– Người bệnh quá lớn tuổi, mắc kèm suy tim, suy thận
– Người bị dị ứng với thuốc gây mê, an thần
Rủi ro của stent là gì?
Mặc dù đặt stent có thể nhanh chóng giúp máu lưu thông qua động mạch để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số rủi ro như:
– Biến chứng cục máu đông: khoảng 1 – 2% người bệnh có thể xuất hiện cục máu đông ngay tại vị trí đặt stent. Cục máu đông là căn nguyên gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh sau can thiệp.
– Dị ứng với chính stent hoặc lớp thuốc phủ trên stent, thuốc gây mê
– Chảy máu quá mức tại vị trí đặt ống thông
– Tổn thương động mạch trong quá trình can thiệp
– Tái tắc hẹp sau đặt stent
– Rối loạn nhịp tim
– Nhiễm trùng
Cục máu đông là biến chứng nguy hiểm làm giảm tuổi thọ của stent
Đừng quá lo lắng về những biến chứng sau đặt stent vì giờ đây đã có rất nhiều giải pháp giúp bạn hạn chế rủi ro sau can thiệp. Hãy liên hệ ngay tới tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý sau can thiệp để bảo quản stent được lâu dài
Đặt stent không phải là phương pháp có thể trị dứt điểm xơ vữa động mạch. Sau can thiệp, người bệnh cần tiếp tục duy trì lối sống khoa học, sử dụng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại:
Lối sống khoa học sau đặt stent là gì?
– Tuân thủ dùng thuốc theo đơn: Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc, trong đó quan trọng nhất là thuốc chống đông máu để phòng ngừa biến chứng cục máu đông sau đặt stent. Bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, tái khám định kì để phát hiện tác dụng phụ và kịp thời điều chỉnh đơn thuốc khi cần thiết.
– Tăng cường luyện tập thể dục: Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập các bài thể dục vừa sức như đi bộ, yoga, thiền tịnh, đạp xe…
– Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì bằng cách ăn kiêng và tăng cường luyện tập.
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào; hạn chế uống nhiều bia rượu
– Giảm căng thẳng, hạn chế lo âu và suy nghĩ tiêu cực; hãy tăng cường tham gia các hoạt động giải trí như xem phim, nghe nhạc, trò chuyện cùng người thân…
Giải pháp thảo dược giúp kéo dài tuổi thọ của stent
Y học cổ truyền có rất nhiều vị thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trong việc chống tái tắc hẹp và ngăn ngừa biến chứng sau đặt stent; điển hình như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto…
Theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc), hoạt chất 2S – naringenin trong Bồ hoàng có tác dụng ức chế sự phát triển dày lên của mảng xơ vữa và phục hồi mạch máu bị tổn thương, nhờ đó giúp ngăn chặn nguy cơ tái tắc hẹp động mạch sau đặt stent hiệu quả.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh – y – dược học (Học viện Quân y) về Đỏ ngọn cũng cho thấy, thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương mạch vành. Ngoài ra, Đỏ ngọn còn có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông, nhờ đó giúp phòng ngừa các biến chứng tắc mạch sau đặt stent.
Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong viên uống thảo dược Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch. Nhờ kết hợp dùng Vương Tâm Thống cùng thuốc theo đơn, rất nhiều người bệnh sau đặt stent vẫn duy trì sức khỏe ổn định trong nhiều năm qua mà không phải trải qua bất kì lần nhập viện nào nữa.
Tiêu biểu như trường hợp của bác Nguyễn Thế Phương (0903 095 986 – quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ) được chia sẻ qua video dưới đây:
Bí quyết chống tái tắc hẹp sau đặt stent chia sẻ từ người bệnh
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ stent là gì và biết cách để bảo quản stent được lâu dài, hạn chế nguy cơ phải can thiệp nhiều lần. Nếu cần được tư vấn giải đáp thêm về stent và các phương pháp điều trị bệnh mạch vành khác, vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ.
Xem thêm:
Kinh nghiệm dùng Vương Tâm Thống trị bệnh mạch vành, ngăn tái tắc hẹp sau đặt stent
Vương Tâm Thống và những lợi ích chuyên biệt cho người bệnh mạch vành
Nguồn tham khảo: webmd.com, my.clevelandclinic.org, nhlbi.nih.gov