Xơ vữa động mạch là một hiện tượng có thể xuất hiện ở bất kì mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên giai đoạn mãn kinh, phụ nữ dễ bị mắc nguy cơ này nhiều hơn. Đó là do quá trình này không những chỉ là sự lão hóa dần của buồng trứng và giảm đi của số lượng trứng mà còn đi cùng với sự thay đổi về chuyển hóa lipid.
Rối loạn chuyển hóa lipid khi mãn kinh dễ dẫn đến xơ vữa động mạch
Như các bạn đã biết, quá trình mãn kinh có hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất kéo dài từ 5 – 10 năm (tuỳ từng trường hợp) gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn này lượng progesteron bị thiếu hụt một cách tương đối hoặc tuyệt đối. Giai đoạn thứ hai được gọi là mãn kinh thực sự, đặc trưng bởi sự thiếu hụt ostrogen.
Xơ vữa động mạch ở phụ nữ thời mãn kinh
Rối loạn mỡ máu hay gặp ở phụ nữ mãn kinh
Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ostrogen có ảnh hưởng tới chuyển hoá lipid và gián tiếp qua trung gian chuyển hoá này tác động tới hệ thống mạch máu. Trong số người bình thường, nữ giới trong độ tuổi hoạt động sinh dục có tỷ lệ triglycerid thấp hơn so với nam giới. Sau khi mãn kinh, sự khác biệt này dần dần mất đi: lượng triglycerid và lipoprotein tỷ trọng thấp trong huyết tương của phụ nữ tăng dần và tiến gần đến giá trị bình thường của nam giới. Người ta cho rằng, ostrdiol gây tác động lên quá trình tổng hợp triglycerid của gan và làm cho lượng triglycerid của phụ nữ thấp. Ngược lại, khi dùng ostrogen tổng hợp theo đường uống lại làm tăng triglycerid máu. Cách thức ostrogen được vận chuyển vào gan (theo đường tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch dưới gan) và cấu trúc hoá học của ostrogen (tổng hợp hay tự nhiên) dường như gây ảnh hưởng rất khác nhau đối với chuyển hoá triglycerid.
Xơ vữa động mạch có xu hướng tăng lên
Đi cùng với những thay đổi về chuyển hoá lipid, người ta nhận thấy vữa xơ động mạch có xu hướng gia tăng ở phụ nữ mãn kinh và vữa xơ động mạch vành là loại vữa xơ động mạch nguy hiểm nhất. Trước tuổi 45, người ta thấy nam giới bị vữa xơ động mạch vành nhiều hơn nhưng sự vượt trội này cũng dần giảm xuống: mãn kinh hình như đã làm mất đi sự miễn dịch tương đối của giới nữ đối với vữa xơ mạch vành. Một số nhà nghiên cứu còn nhận thấy, bệnh động mạch vành phát triển nhiều ở những phụ nữ vai to, da dày, có hệ lông phát triển kiểu nam giới. Thể tạng này có thể do tăng bài tiết lượng hormon nam giới.
Xơ vữa động mạch có xu hướng tăng lên ở phụ nữ mãn kinh
Hậu quả của vữa xơ động mạch là gây hẹp lòng động mạch. Đối với động mạch vành, khi lòng mạch bị hẹp từ 50% trở lên thì cơ tim sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng. Biểu hiện lâm sàng thường gặp của thiếu máu cơ tim là cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể xuất hiện khi gắng sức hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, kéo dài từ 3 – 10 phút. Vị trí đau thường ở phần cao của lồng ngực, sau xương ức, lan lên cổ hoặc vai, lan xuống cánh tay trái, thậm chí đau có thể lan xuống cả ngón tay. Khi gặp cơn đau như vậy, người bệnh nên đến khám tại chuyên khoa tim mạch để tránh một biến cố tim mạch nặng nề là nhồi máu cơ tim.
Đối với các động mạch chi dưới, hẹp lòng mạch do vữa xơ cũng gây thiếu máu các bắp cơ được chi phối bởi động mạch liên quan. Lâm sàng xuất hiện một dạng đau gọi là ”đau cách hồi”: Khi đi bộ một quãng đường (từ vài mét đến vài trăm mét), người ta buộc phải dừng lại vì đau. Cơn đau kiểu chuột rút, bắp cơ co cứng và hết đi sau vài phút nghỉ ngơi, sau đó lại xuất hiện nếu tiếp tục đi…
Hormon thay thế có giải quyết được vấn đề?
Với giai đoạn mãn kinh, hormone thay thế là một biện pháp hợp lý vì phương pháp điều trị này giúp cho cơ thể có thêm các hormone buồng trứng ngoại sinh. Lượng hormone này sẽ vớt vát lại phần nào những hậu quả của việc thiếu hormone sinh dục steroid nội sinh gây ra. Điển hình là việc ngăn chặn sự rối loạn của thần kinh giao cảm khiến giảm hoặc hết hẳn các cơn bốc hỏa, nóng bừng, vã mồ hôi khiến người phụ nữ tuổi trung niên cảm thấy thoải mái hơn. Thế nhưng phương pháp này vẫn chưa hề được khẳng định là giúp làm giảm xơ vữa động mạch.
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid để giảm những biến chứng tim mạch là việc cần thiết
Chỉ có một điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn rằng việc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu sẽ làm giảm một cách rõ rệt những biến cố tim mạch có nguồn gốc từ xơ vữa động mạch. Đó là những căn bệnh nguy hiểm như suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu thì việc điều chỉnh ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Người bị tăng triglycerid hoặc cholesterol máu không nên ăn phủ tạng động vật và mỡ động vật, trứng thịt. Họ có thể sử dụng các thực phẩm thay thế như dầu thực vật và cá. Các sản phẩm này khi hấp thụ vào cơ thể dễ hình thành nên cholesterol tốt hơn các loại thực phẩm kể trên. Hơn nữa một việc nên làm là thường xuyên vận động để thúc đẩy quá trình tạo ra cholesterol tốt chứ không phải giảm cholestetol máu một cách triệt để.
Và để chắc chắn rằng quá trình chuyển hóa lipid máu được vận hành an toàn thì những phụ nữ tuổi mãn kinh cũng nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có thể giúp can thiệp và uốn nắn quá trình này hoặc một loại thực phẩm chức năng chuyên biệt như TPCN Vương Tâm Thống để phòng ngừa các bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não có tính tới yếu tố ngăn chặn rối loạn chuyển hóa lipid máu, hình thành mảng xơ vữa động mạch và củng cố thành mạch.
Hoàng Hạ