Hội chứng suy tim trái và giải pháp phòng tránh biến chứng

4/5 - (4 bình chọn)

Các buồng tim bên trái có cấu trúc lớn hơn tim phải và đảm nhiệm hầu hết các công việc bơm máu của tim. Đó cũng là lý do mà hội chứng suy tim trái xuất hiện phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với suy tim phải.

Hội chứng suy tim trái là gì?

Hội chứng suy tim trái, gọi tắt là suy tim trái là tình trạng các buồng tim bên trái bị thay đổi cấu trúc và không thể đảm nhiệm chức năng bơm/hút máu bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hội chứng suy tim trái được chia thành 2 dạng là:

Suy tim tâm thu: Buồng tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái) bị suy yếu, không thể đẩy máu ra động mạch chủ để nuôi cơ thể trong thì tâm thu (tim co bóp). Dạng suy tim này còn được gọi là suy tim với phân suất tống máu giảm, EF dưới 40%.

Suy tim tâm trương: Thành tâm thất trái trở nên dày, cứng, không thể giãn rộng như bình thường để đổ đầy máu vào thì tâm trương (tim nghỉ). Dạng suy tim này còn được gọi là suy tim với phân suất tống máu bảo tồn, EF trên 50%.

 

2 dạng của hội chứng suy tim trái

“Phân suất tống máu (EF) là chỉ số đánh giá lượng máu tim bơm ra khỏi tâm thất trái vào động mạch chủ so với toàn bộ lượng máu có trong tâm thất trái vào thì tâm trương.”

Hội chứng suy tim trái bao gồm những triệu chứng gì?

– Khó thở: là biểu hiện phổ biến nhất của suy tim trái, khó thở thường xuất hiện khi gắng sức, khi cúi hoặc nằm xuống.

– Mệt mỏi thường xuyên.

– Ho khan, có thể lẫn đờm nhầy và máu.

– Gan to, đau hạ sườn phải, bụng trướng do ứ dịch tại gan.

– Phù chân, sưng mắt cá chân là biểu hiện sớm và dễ nhận thấy nhất.

– Tăng cân bất thường 1 kg/ngày hoặc 2 – 3 kg/tuần.

– Đau ngực, khó chịu ở ngực.

– Huyết áp thấp và nhịp tim nhanh có thể xảy ra trong trường hợp suy tim mất bù nghiêm trọng do giảm cung lượng tim.

Nếu hội chứng suy tim đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy tim trái

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy tim trái. Một số nguyên nhân thường gặp là:

Tăng huyết áp mãn tính: Huyết áp cao làm tăng khối lượng công việc của tim, có thể dẫn đến phì đại tâm thất trái. Ban đầu, sự phì đại này đóng vai trò như một cơ chế bù trừ để duy trì cung lượng tim, nhưng về lâu dài có thể ức chế sự thư giãn của cơ tim, làm giảm khả năng đổ đầy tim và giảm co bóp tâm thất trái.      

Bệnh mạch vành: gây thiếu máu cơ tim cục bộ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ tim. Trường hợp tắc hẹp mạch vành nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và để lại những vết sẹo tim khiến cho tim bị giảm sức co bóp.    

Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh nhưng không hiệu quả do giảm thời gian đổ đầy và thư giãn tâm thất.

Bệnh van tim: Van tim không thể mở hoặc đóng đúng cách cũng làm giảm lưu lượng máu bơm đi. Suy tim trái là hậu quả thường gặp nhất ở người bệnh hẹp hở van 2 lá.

Bệnh tim mạch khác: như bệnh cơ tim, dị tật tim bẩm sinh.   

Bên cạnh đó, suy tim trái có xu hướng phát triển ở những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh như béo phì, tuổi cao, hút thuốc lá, mắc bệnh tuyến giáp, hội chứng ngưng thở khi ngủ…

Chẩn đoán hội chứng suy tim trái

Xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu: giúp phát hiện thành phần troponin T trong máu phản ảnh tình trạng tổn thương cơ tim; kiểm tra chức năng gan, thận…

Điện tâm đồ: cho thấy sự thay đổi điện tim, chứng tỏ sự hiện diện của thiếu máu cơ tim cục bộ, phì đại tâm thất trái, rối loạn nhịp tim.    

Siêu âm tim: giúp xác định phân suất tống máu để chẩn đoán phân biệt suy tim tâm trương và suy tim tâm thu. 

Chụp động mạch vành: thường được chỉ định ở những bệnh nhân có các triệu chứng đau thắt ngực, để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây suy tim trái có liên quan đến bệnh mạch vành hay không.

Hậu quả của suy tim trái

Suy tim trái có thể diễn biến phức tạp với tình trạng ứ dịch nghiêm trọng dẫn đến suy hô hấp, rối loạn nhịp tim nhanh, sốc tim do suy bơm và tử vong. Cũng có nhiều báo cáo khoa học cho thấy thuyên tắc phổi, hội chứng vành cấp, tai biến mạch máu não, vỡ tim là những nguyên nhân phổ biến gây đột tử ở người bệnh suy tim trái. Ngoài ra, suy tim trái còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, gây suy gan thận nặng, bệnh van tim, suy tim phải…

 

Suy tim trái có thể gây ra suy hô hấp nặng

Điều trị hội chứng suy tim trái

Điều trị nguyên nhân cơ bản rất quan trọng vì một số trường hợp suy tim trái có thể hồi phục khi các yếu tố căn nguyên được giải quyết, chẳng hạn như bệnh cơ tim do rượu, rối loạn nhịp tim nhanh hoặc thiếu máu cơ tim cục bộ.   

Thuốc điều trị suy tim trái

Phương pháp điều trị chính là kết hợp thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) với thuốc chẹn beta (carvedilol, metoprolol hoặc bisoprolol). Các loại thuốc điều trị khác bao gồm thuốc hạ áp hydralazine; thuốc trị đau thắt ngực nitrat, ivabradine; thuốc lợi tiểu như spironolactone, và thuốc trợ tim digoxin là chỉ định cuối cùng.    

Dùng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Trong Đông y có rất nhiều vị thảo dược đã được nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị suy tim hiệu quả, điển hình như Bồ hoàng, Hàng bá, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn…

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc), hoạt chất berberin trong Hoàng bá có khả năng làm gia tăng phân suất tống máu, giảm rối loạn nhịp tim cho người bệnh sau 2 tuần điều trị. Nghiên cứu của Đại học Colognue (Đức) cũng cho thấy công dụng làm tăng lực co bóp cơ tim trên người bệnh suy tim sung huyết của Sơn tra.    

Ứng dụng những kết quả nghiên cứu này trong bào chế, các nhà dược học đã cho ra đời viên uống thảo dược Vương Tâm Thống chứa chiết xuất Sơn tra, Hoàng bá, Đan sâm… đã và đang trở thành giải pháp hỗ trợ đắc lực cùng thuốc tây giải quyết nhanh triệu chứng và ngăn chặn suy tim trái tiến triển. Bạn có thể lắng nghe trải nghiệm từ người bệnh thực tế là bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) qua video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị suy tim bằng giải pháp thảo dược

Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, để giải quyết nguyên nhân gây ra hội chứng suy tim trái, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp nong mạch/đặt stent mạch vành cho người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ; sửa van/thay van tim cho người bệnh van tim hoặc phẫu thuật để sửa chữa những khuyết tật tim bẩm sinh.

Những người bệnh có triệu chứng nặng với phân suất tống máu dưới 35% nên được cấy máy khử rung tim (ICD) hoặc liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT). Trong những trường hợp nghiêm trọng, cấy ghép thiết bị hỗ trợ tuần hoàn tâm thất trái LVAD có thể được thực hiện. Phương án cuối cùng là người bệnh cần được cấy ghép tim.

Thay đổi lối sống

Người bệnh suy tim trái cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe tim mạch. Bao gồm:

– Ăn uống khoa học: Giảm lượng muối ăn, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, rau quả tươi, cá tươi, các loại hạt khô…

– Giảm cân nếu bạn bị béo phì, thừa cân.

– Bỏ thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu, không sử dụng các chất kích thích.

– Giải tỏa căng thẳng vì lo lắng, stress kéo dài có thể làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim.

– Luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày với những bài tập vừa sức như đi bộ nhẹ, đạp xe, thiền tịnh…

Tuân thủ điều chỉnh lối sống và điều trị bằng thuốc để kiểm soát các yếu tố gây hội chứng suy tim trái rất quan trọng để ngăn ngừa nhập viện do đợt cấp suy tim, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đó là lý do vì sao việc giáo dục bệnh nhân là một phần không thể thiếu để giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong do hội chứng suy tim trái.   

Xem thêm:

Bí quyết điều trị hội chứng suy tim trái từ thảo dược

Vì sao người bệnh suy tim cần dùng Vương Tâm Thống mỗi ngày?

Dược sĩ Trần Huyền

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.cardiovascular.abbott/us/en/patients/conditions/heart-failure-symptoms-causes-diagnosis/heart-failure-types.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537098/

Tags:

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận