Chụp mạch vành tim và 8 lưu ý không thể bỏ qua

5/5 - (3 bình chọn)

Chụp mạch vành tim là phương pháp thông dụng và chính xác nhất để xác định sự hiện diện, vị trí và mức độ lan rộng của mảng xơ vữa trong lòng mạch. Đây được coi là cơ sở quan trọng để bác sỹ đưa ra quyết định điều trị đúng đắn cho từng ca bệnh.

Để tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây:

Khi nào cần tiến hành chụp mạch vành tim

Chụp mạch vành tim thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

– Người bị nhồi máu cơ tim.

– Người có dấu hiệu của cơn đau thắt ngực điển hình không thể giải thích bằng phương pháp chẩn đoán khác.

– Người bị nghi ngờ mắc bệnh mạch vành hoặc đã có bệnh mạch vành.

– Kiểm tra trước phẫu thuật tim hoặc mạch máu lớn ở người cao tuổi (Nam trên 45 tuổi và nữ trên 50 tuổi).

– Đau ngực tái phát sau phẫu thuật mạch vành.

– Người có rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

– Người có vấn đề về mạch máu hoặc bị chấn thương ở ngực.

– Người bệnh tim bẩm sinh.

– Người bệnh đã can thiệp nong mạch, đặt stent mạch vành qua da cần được kiểm tra theo dõi sau điều trị.

Do có thể gây ra một số rủi ro và chi phí chụp mạch vành tim cũng không hề rẻ nên phương pháp này thường chỉ được thực hiện sau các xét nghiệm không xâm lấn khác như siêu âm tim, điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức… có nghi ngờ mắc bệnh mạch vành.

Chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành

Chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành và chưa tìm ra giải pháp điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.

  

Chụp mạch vành tim có nguy hiểm không?

Chụp mạch vành tim là phương pháp khá an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp. Một số rủi ro hiếm gặp có thể xảy ra bao gồm:

– Bầm tím tại nơi đặt ống thông, gây đau sau vài ngày.

– Nhiễm trùng vị trí đặt ống thông.

– Dị ứng của thuốc cản quang.

– Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như ngừng tim, tim đập quá chậm, rung thất, nhịp nhanh thất…

– Tổn thương mạch máu: Bóc tách thành động mạch gây tắc mạch do huyết khối; nặng hơn có thể gây thủng, vỡ động mạch vành…

– Nhồi máu cơ tim.

– Chảy máu trong.

Chụp mạch vành tim không thích hợp cho đối tượng nào?

Một số trường hợp sau đây cần thận trọng khi thực hiện phương pháp chụp mạch vành tim:

– Người bị nhiễm khuẩn nặng.

– Người có tiền sử dị ứng thuốc cản quang.

– Người bị suy thận nặng.

– Phụ nữ có thai.

Chụp mạch vành tim bao nhiêu tiền?

Tùy từng bệnh viện mà chi phí chụp mạch vành tim có thể dao động từ 5 – 9 triệu đồng. Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về giá chụp mạch vành tại một số bệnh viện uy tín trên cả nước:

Khu vực

Bệnh viện

Chi phí chụp mạch vành tim (đồng)

Địa chỉ

Số điện thoại

Miền Bắc

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

5.769.000

Số 1 Trần Thánh Tông, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

0932 076 327

Bệnh viện Việt Đức

5.100.000

Số 14 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

024 3825 3531

Miền Trung

Bệnh viện Trung ương Huế

5.769.000

Số 16 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế

023 4382 2325

Miền Nam

Bệnh viện Chợ Rẫy

8.520.000

201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP Hồ Chí Minh

028 3955 9856

Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh

6.500.000

215 Hồng Bàng, phường 1, quận 5, TP Hồ Chí Minh

028 3855 4269

Điều cần lưu ý trước khi chụp mạch vành tim

Trước khi chụp mạch vành, người bệnh cần lưu ý:

– Không ăn hoặc uống trong 8 giờ trước khi chụp mạch vành tim. Đặc biệt không được uống cà phê, nước tăng lực, rượu bia… vì có thể ảnh hưởng tới nhịp tim.

– Đa số trường hợp có thể ra viện trong ngày, một số người cần ở lại qua đêm để theo dõi trong 24 giờ đầu do đó nên nhờ người thân đi cùng.

– Báo cho bác sỹ về tiền sử dị ứng với thuốc cản quang, các bệnh đang điều trị và thuốc đang dùng…

– Tháo các vật dụng bằng kim loại, đồ trang sức, kẹp tóc, kính áp tròng trước khi chụp mạch vành.

Quy trình chụp mạch vành tim

Chụp mạch vành tim được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng trong khoảng từ 30 – 45 phút. Các bước thực hiện như sau:

– Người bệnh được thắt dây an toàn ở ngực và chân, nằm ngửa trên bàn chụp X – quang.

– Thuốc an thần được tiêm vào tĩnh mạch cánh tay giúp người bệnh thư giãn. Họ vẫn tỉnh táo để thực hiện theo yêu cầu của bác sỹ trong quá trình chụp mạch vành.

– Sát trùng và gây tê cục bộ tại vị trí đặt ống thông ở tay hoặc bẹn. Sau đó, bác sỹ rạch một vết nhỏ và luồn ống thông vào đến tim. Thao tác này không gây đau và người bệnh cũng không hề cảm nhận thấy sự di chuyển của ống trong mạch máu.

– Thuốc cản quang được tiêm qua ống thông, người bệnh có thể cảm thấy nóng lên. Khi thuốc di chuyển, hình ảnh của mạch máu sẽ hiện trên phim chụp X quang.

– Trong quá trình chụp mạch vành tim, người bệnh có thể được thực hiện thủ thuật nong mạch, đặt stent kết hợp.

– Kết thúc quá trình chụp mạch vành tim, ống thông được rút ra và vết rạch được khâu lại.

Chụp mạch vành tim được thực hiện trong khoảng 30 - 45 phút

Chụp mạch vành tim được thực hiện trong khoảng 30 – 45 phút

Những điều cần lưu ý sau chụp mạch vành tim

Để đảm bảo an toàn, giảm thiểu biến chứng sau khi chụp mạch vành tim, người bệnh cần nắm vững một số lưu ý sau:

– Nếu ống thông được đặt tại bẹn, người bệnh cần nằm thẳng trong vài giờ để tránh chảy máu.

– Uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chất cản quang ra khỏi cơ thể.

– Không hút thuốc hay uống rượu bia sau khi chụp mạch vành tim.

– Không lái xe, vận hành máy móc ngay sau thủ thuật vì có thể bạn chưa hoàn toàn tỉnh táo do ảnh hưởng của thuốc an thần.

– Tháo băng sau 24 giờ, vệ sinh vết thương bằng thuốc sát khuẩn và băng lại.

– Trong 2 ngày đầu, người bệnh cần hạn chế các vận động mạnh hay quan hệ tình dục.

– Không tắm bồn, bơi lội hoặc bôi kem dưỡng vào vết rạch.

– Tái khám lại sau 1 tuần hoặc ngay khi có biểu hiện bất thường như chảy máu, mẩn đỏ, sưng tại chỗ đặt ống thông, yếu hoặc tê liệt tay chân, đau ngực… 

Giải pháp thảo dược cho người bệnh sau chụp mạch vành tim 

Nhằm dự phòng các biến chứng nguy hiểm liên quan đến cục máu đông sau chụp mạch vành, chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên kết hợp dùng thuốc cùng những thảo dược có tác dụng chống đông như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto… hoặc những sản phẩm hỗ trợ chứa các thành phần này như Vương Tâm Thống. 

Sử dụng mỗi ngày với liều 4 viên Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc theo đơn, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng về những biến chứng sau can thiệp, đồng thời giúp đẩy lui tiến triển của xơ vữa động mạch vành. Bạn có thể lắng nghe đánh giá của chuyên gia Tim mạch về giải pháp thảo dược này qua video dưới đây: 

Lợi ích của Vương Tâm Thống qua đánh giá từ chuyên gia Tim mạch

Dựa trên kết quả chụp mạch vành tim, bác sỹ sẽ đánh giá được mức độ bệnh và quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Người bệnh cần nắm vững những lưu ý trước, trong và sau can thiệp để đảm bảo giảm nguy cơ rủi ro xuống mức thấp nhất.

Dược sĩ Lê Lương

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Sản phẩm vàng dành cho người bị thiếu máu cơ tim

Bạn sẽ làm gì với 3 nhánh mạch vành bị tắc hẹp?

Nguồn tham khảo:

www.mayoclinic.org

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận