Rất nhiều người bị thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành) lo ngại rằng khi mắc phải bệnh mạn tính này thì không được tiêm vắc xin Covid – 19 nên thường có tâm lý giấu giếm khi khai báo tiền sử bệnh lý. Vậy người bị thiếu máu cơ tim có được tiêm vắc xin Covid – 19 không? Hãy để chuyên gia Tim mạch giải đáp giúp bạn ngay tại đây.
Người bệnh thiếu máu cơ tim có được tiêm vắc xin Covid – 19 không?
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thái (Viện Tim Mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai) thì hiện nay, không có bằng chứng nào cho thấy người bệnh tim mạch nói chung và người bệnh thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành) nói riêng là đối tượng chống chỉ định đối với tiêm vắc xin phòng Covid – 19.
Hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng khuyến khích mọi người tiêm vaccine ngay khi có đủ điều kiện, đặc biệt ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch như tiểu đường, tăng huyết áp, người mắc bệnh tim hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bởi đây là những đối tượng có nguy cơ tử vong do virus cao hơn rất nhiều so với nguy cơ tử vong do vaccine.
Như vậy, người bệnh thiếu máu cơ tim là đối tượng cần được tiêm vắc xin Covid – 19 và nên tiến hành tiêm càng sớm càng tốt.
Người bệnh thiếu máu cơ tim cần sớm hoàn thành 2 mũi tiêm vắc xin Covid – 19
Vì sao người bệnh thiếu máu cơ tim nên tiêm vắc xin Covid – 19?
Người bệnh thiếu máu cơ tim nếu không tiêm phòng, khi nhiễm Covid – 19 tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu đi nhanh chóng. Theo Tạp chí Khoa học Y Học Mỹ, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở người bệnh tim mạch là 10,5-14% và tỷ lệ này tăng lên tới 35-87% ở người bệnh thiếu máu cơ tim.
Nguyên nhân là do virus sẽ làm tổn thương tim thông qua nhiều cơ chế bao gồm cả tình trạng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Việc tiêm vắc xin Covid – 19 sẽ giúp người bệnh thiếu máu cơ tim giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, ngăn bệnh tình chuyển biến xấu đi nếu không may mắc phải và hạn chế tối đa nguy cơ phải nhập viện hay tử vong vì Covid.
Người bệnh thiếu máu cơ tim đã đặt stent mạch vành có được tiêm vắc xin Covid – 19 không?
Cho đến nay, không có bất kì biến chứng nào được ghi nhận là vắc xin Covid-19 làm ảnh hưởng đến stent mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác. Vì vậy, người bệnh sau đặt stent động mạch vành hoàn toàn có thể tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, người bệnh cần phải trao đổi với bác sỹ về tất cả các loại thuốc đang dùng, đặc biệt là thuốc chống đông máu thường phải duy trì dùng lâu dài sau đặt stent mạch vành.
Vắc xin covid 19 có ảnh hưởng đến các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim không?
Hiện nay chưa có báo cáo nào về tương tác giữa vắc xin covid 19 và các thuốc điều tị bệnh tim mạch. Vì vậy trước và sau khi tiêm vắc xin Covid – 19, người bệnh thiếu máu cơ tim tuyệt đối không được tự ý bỏ bất kì loại thuốc nào đang dùng.
Một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh thiếu máu cơ tim như Vương Tâm Thống nên tiếp tục được duy trì sử dụng song song cùng thuốc, nhằm duy trì chức năng tim mạch ổn định và dự phòng biến chứng cục máu đông – một biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện sau tiêm.
Nếu đang dùng thuốc chống đông máu, người bệnh có thể xuất hiện các phản ứng nhẹ tại vị trí tiêm như đau, sưng, bầm tím… Để khắc phục thì nhân viên y tế sẽ sử dụng kim tiêm cỡ nhỏ, sau đó ấn mạnh vào vết tiêm, không day hay xoa trong ít nhất 2 phút.
Xem thêm:
Thông tin về Vương Tâm Thống thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh thiếu máu cơ tim
Để được tư vấn thêm về giải pháp điều trị thiếu máu cơ tim trước và sau tiêm vắc xin Covid – 19, vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541
Có phải người bệnh thiếu máu cơ tim nào cũng có thể tiêm vắc xin Covid – 19?
Câu trả lời là Không! Chúng ta vẫn cần phải lưu ý đến một số trường hợp chống chỉ định khi tiêm vắc xin Covid – 19, bất kể là có bệnh thiếu máu cơ tim hay không. Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng cần trì hoãn và chống chỉ định tiêm vắc xin Covid – 19 gồm:
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
– Người có tiền sử mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Người đang mắc bệnh cấp tính.
– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Chống chỉ định tiêm chủng
– Tiền sử phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
– Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin Covid – 19
Ngoài ra, người bệnh thiếu máu cơ tim nếu thuộc 1 trong 4 đối tượng sau cũng cần thận trọng khi tiêm vắc xin Covid – 19:
– Có tiền sử dị ứng với các chất khác (không liên quan đến vắc xin) như thuốc, thức ăn…
– Người có bệnh nền nặng chưa được điều trị ổn định.
– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Người bệnh mạn tính (bao gồm cả thiếu máu cơ tim) có dấu hiệu sinh tồn bất thường: mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút…
Dấu hiệu thường gặp khi tiêm vắc xin Covid – 19 người bệnh thiếu máu cơ tim cần biết
Các nghiên cứu hiện nay về độ an toàn của vắc xin Covid – 19 trên nhiều đối tượng, trong đó có người bệnh tim mạch đều cho thấy tỷ lệ gây ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm là rất thấp. Sau khi tiêm vắc xin Covid – 19, người bệnh thiếu máu cơ tim cần ở lại nơi tiêm ít nhất 30 phút để được theo dõi nhằm phát hiện các biến chứng sớm và xử trí kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp sau tiêm mà người bệnh thiếu máu cơ tim có thể gặp phải:
– Đau, ngứa, sưng, đỏ tại vị trí tiêm.
– Sốt (trên 38 độ)
– Mệt mỏi
– Nhức đầu
– Đau cơ
– Ớn lạnh
– Chóng mặt
– Bồn chồn
Sau tiêm vắc xin Covid – 19 người bệnh thiếu máu cơ tim có thể bị sốt nhẹ
Những triệu chứng thường gặp trên có thể tồn tại 24 – 48 giờ sau tiêm, có thể xử trí bằng cách chườm mát tại vị trí tiêm; uống thuốc hạ sốt, giảm đau kết hợp với uống nhiều nước và điện giải; nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục sau tiêm.
Xem thêm:
Những phản ứng sau khi tiêm vaccine covid-19 và cách xử trí
Một số lưu ý cho người bệnh thiếu máu cơ tim trước khi tiêm vắc xin Covid – 19
Để đảm bảo quá trình tiêm vắc xin Covid – 19 diễn ra an toàn, thuận lợi, người bệnh thiếu máu cơ tim cần tuân thủ một số lưu ý sau:
– Chuẩn bị giấy tờ cần thiết như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ BHYT, đơn thuốc, sổ khám bệnh… trong thời gian gần đây.
– Tuân thủ thông điệp 5K
– Ăn uống đầy đủ trước khi tiêm
– Thực hiện khai báo y tế theo tờ khai có sẵn: đặc biệt lưu ý đến tiền sử bệnh lý và các thuốc đang dùng.
– Chủ động tìm hiểu về thông tin liên quan đến loại vắc xin được tiêm, lịch tiêm mũi tiếp theo. Lưu lại số điện thoại của cơ sở y tế hoặc bác sĩ theo dõi để liên hệ trong trường hợp cần thiết.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin Covid – 19 đối với người bệnh thiếu máu cơ tim. Hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để đăng kí và hoàn thành sớm 2 mũi tiêm nhằm bảo vệ bản thân trước đại dịch toàn cầu.
Xem thêm:
Những phản ứng sau khi tiêm vaccine covid-19 và cách xử trí
Người bệnh tim mạch nên ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid 19?
Dược sĩ Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://benhvien108.vn/
https://bachmai.gov.vn/