Suy tim tâm trương là gì – Hướng dẫn điều trị từ chuyên gia
Quốc Khánh: Ông tôi năm nay 75 tuổi, bị huyết áp cao, bệnh mạch vành đã nhiều năm nay. Gần đây ông thấy trong người mệt mỏi nhiều, hay bị khó thở về đêm nên đi khám thì bác sĩ nói ông bị suy tim tâm trương. Tôi không hiểu suy tim tâm trương là gì và cần điều trị như thế nào?
Rate this post
Chào bạn Quốc Khánh,
Ông bạn đã gặp phải biến chứng suy tim do huyết áp cao, bệnh mạch vành lâu năm gây ra. Để giúp bạn hiểu rõ về tình trạng này, chúng tôi xin trả lời như sau:
Suy tim tâm trương là gì?
Suy tim tâm trương (Diastolic Heart Failure) là một dạng của suy tim trái. Trong đó, buồng tim phía dưới, bên trái (tâm thất trái) trở nên dày, cứng và không thể giãn ra như bình thường. Vì vậy không thể đổ đầy máu trong thời kỳ tâm trương (lúc tim nghỉ giữa các nhịp đập).
Mặc dù lượng máu mà tim bơm đi nuôi cơ thể bị giảm nhưng tỷ lệ giữa lượng máu mà tim bơm ra khỏi tâm thất trái so với toàn bộ lượng máu có trong thất trái vẫn nằm trong giới hạn bình thường, phân suất tống máu EF>50% nên suy tim tâm trương còn được gọi là suy tim bảo tồn phân suất tống máu.
Lời khuyên để quản lý suy tim tâm trương hiệu quả
Trước mắt, để quản lý suy tim tâm trương hiệu quả thì ông bạn cần kiểm soát tốt 2 bệnh lý căn nguyên gây suy tim là tăng huyết áp và bệnh mạch vành bằng cách:
– Dùng thuốc kết hợp sản phẩm thảo dược: Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, ông bạn nên kết hợp sử dụng cùng những sản phẩm bổ trợ chứa các thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, ngăn xơ vữa động mạch phát triển và tăng cường năng lượng cho tim như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto, Sơn tra… điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – Yên Lạc, Vĩnh Phúc) – một người bệnh suy tim độ 3 do mắc bệnh mạch vành lâu năm, nhưng nay đã hồi phục sức khỏe nhanh chóng khi áp dụng giải pháp kết hợp này ngay sau đây:
Bí quyết điều trị suy tim – biến chứng từ tăng huyết áp, tắc hẹp mạch vành nặng
– Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày, ông bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút cho các bài tập thể dục vừa sức để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn và tăng cường khả năng gắng sức của tim.
– Ăn uống kiêng khem hợp lý: Hạn chế ăn nhiều muối (dưới 2g/ngày), cắt giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ, nội tạng, thịt đỏ và tăng cường ăn nhiều thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, cá biển…
– Hạn chế thuốc lá, bia rượu: Nếu ông bạn có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thì bạn cần khuyên ông từ bỏ càng sớm càng tốt. Với rượu bia thì chỉ nên uống hạn chế từ 1 – 2 ly rượu vang nhẹ hoặc 1 lon bia/ngày.
Trong quá trình điều trị, ông bạn cũng cần đi tái khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra mức độ cải thiện bệnh và bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc khi cần thiết. Nếu có điều gì cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ trực tiếp.