Chào bạn,
Theo như chia sẻ thì bố bạn từng có tiền sử mắc bệnh mạch vành, tuy nhiên có thể do kiểm soát bệnh chưa tốt nên bị đau thắt ngực tái phát. Thực tế, đau thắt ngực là kết quả của tình trạng hẹp lòng động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim, khiến các tế bào không nhận đủ oxy để hoạt động. Thông thường, cơn đau thắt ngực sẽ chia làm hai dạng là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.
Bố bạn bị đau thắt ngực trái khi gắng sức, theo chúng tôi thấy đó rất có thể là cơn đau thắt ngực dạng ổn định. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành đang dần bị chít hẹp bởi các mảng bám được tạo nên từ sự tích tụ và lắng đọng chất béo, cholesterol, canxi và các “chất thải” khác từ quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Đặc điểm của cơn đau thắt ngực ổn định như thế nào?
– Cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi tim phải làm việc nhiều hơn, nhất là khi phải gắng sức về thể chất, chẳng hạn như: đi bộ đường dài, leo cầu thang, làm việc nặng.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh của thời tiết, sau một bữa ăn quá no, hút thuốc lá hoặc ngay cả khi thay đổi cảm xúc đột ngột, căng thẳng, lo lắng hay vui buồn quá mức cũng có thể khiến cơn đau khởi phát.
– Các cơn đau có tính chất lặp lại tương tự như nhau và thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (dưới 15 phút)
– Biểu hiện có thể là những cơn đau thắt vùng ngực, lan lên cổ hàm hoặc sang vai xuống đến cánh tay, đôi khi còn có cảm giác nóng rát trong ngực, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, vã mồ hôi, buồn nôn…
Vậy, cách xử trí cơn đau thắt ngực ra sao?
Khi thấy bố có biểu hiện đau thắt ngực, bạn và gia đình nên bình tĩnh và xử lý theo những hướng dẫn sau:
– Khuyên bố nên dừng hoàn toàn tất cả các việc đang làm, đặc biệt là những yếu tố có thể làm khởi phát cơn đau.
– Nằm xuống hoặc ngồi dựa vào tường với góc chếch 45 độ, ở một tư thế thoải mái.
– Ngay lập tức sử dụng một viên ngậm dưới lưỡi nitroglycerin và nghỉ ngơi tại chỗ, cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi và bố bạn sẽ có thể hồi phục bình thường trở lại. Nitroglycerin làm giãn động mạch vành và mạch máu khác, làm tăng nguồn cung cấp máu của tim và giảm bớt khối lượng công việc của tim ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên nếu trong trường hợp sau 5 phút ngậm thuốc mà cơn đau không thuyên giảm, bố bạn có thể ngậm tiếp 1 viên nữa, và không dùng quá 3 viên trong thời gian 15 phút. Khi cơn đau có chiều hướng xấu, tiển triển nặng hơn, thì bạn hoặc gia đình cần nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa bố đến bệnh viện kiểm tra sớm.
– Nếu bố bạn đang được bác sĩ kê đơn và yêu cầu sử dụng aspirin (chống cục máu đông) thì bạn cũng có thể cho bố dùng 1 viên trong lúc đau này, nhưng không được uống quá liều vì nó có thể gây tác dụng phụ rất hại dạ dày.
Sau mỗi cơn đau thắt ngực, bố bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, tuy nhiên để phòng ngừa tránh tình trạng tái phát sau này, bố bạn nên lưu ý điều chỉnh lối sống một cách khoa học, nên bỏ thuốc lá, rượu bia nếu ông là người hút thuốc, thích uống rượu. Bố bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh, kết hợp những sản phẩm hỗ trợ tốt cho bệnh mạch vành.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy: Yếu tố viêm do stress oxy hóa tế bào là nguyên nhân chính gây tổn thương lòng mạch máu, tạo cơ hội cho cholesterol lắng đọng và gây bệnh mạch vành. Yếu tố viêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mảng xơ vữa bị nứt vỡ và gây ra “cơn đau thắt ngực không ổn định”, tăng rủi ro cho người bệnh mạch vành, đó chính là biến chứng nhồi máu cơ tim. Vì vậy, sự lo lắng của bạn về sức khỏe của bố không phải là không có căn cứ. Tuy nhiên, bố bạn hoàn toàn có thể phòng và giảm thiểu sự nguy hiểm của nó với các sản phẩm hỗ trợ có chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, được tinh chế từ cây Hoàng bá, cây Đỏ ngọn. Đây là hai dược liệu quý có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nên giảm stress oxy hóa tế bào, giảm viêm. Hiện nay các thành phần đó đã có trong sản phẩm với tên thương mại là Tpcn Vương Tâm Thống, bạn có thể tham khảo và mua cho bố sử dụng để kiểm soát bệnh mạch vành ổn định.
Chúc bố bạn sớm bình phục!