Chào bạn Lê Thắng,
Bất kì can thiệp tim mạch nào cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro mà bệnh nhân và gia đình cũng cần nắm rõ trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật. Mổ thay van tim cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù thay van đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện Tim mạch trên cả nước, nhưng phẫu thuật này vẫn có thể gây ra một số biến chứng sau:
Biến chứng trong phẫu thuật
– Dị ứng thuốc gây mê: Trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ (tim đập nhanh, huyết áp tụt; sưng phù mặt, miệng; nổi mẩn đỏ trên da) đe dọa tính mạng người bệnh.
– Mất máu: có thể gây tụt huyết áp, trụy mạch nên người bệnh cần được theo dõi và truyền máu kịp thời khi bị mất máu quá nhiều.
– Tổn thương tim và mạch máu: xảy ra do sơ xuất trong quá trình thay van tim.
Biến chứng sau phẫu thuật
– Cục máu đông: gây kẹt van tim (đối với van cơ học) và rách van tim (đối với van sinh học). Nguy cơ xuất hiện cục máu đông ở người bệnh thay van cơ học sẽ cao hơn người bệnh thay van tim sinh học, nhất là khi có mắc kèm rung nhĩ.
– Chảy máu quá mức: xảy ra do tác dụng phụ của thuốc chống đông khi dùng dài ngày. Các biểu hiện thường gặp là xuất huyết, bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày…
– Rối loạn nhịp tim: phổ biến nhất là rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất có thể dẫn đến ngừng tim, đột tử sau mổ thay van.
– Viêm nội tâm mạc: thường xảy ra trong khoảng thời gian 2 tháng sau thay van hoặc ở giai đoạn muộn sau mổ 1 thời gian. Viêm nội tâm mạc là tình trạng nhiễm khuẩn màng trong tim, bao phủ lên các lá van gây ra tổn thương van, dẫn đến phải thay van lần 2.
– Thoái hóa van tim: tốc độ thoái hóa còn tùy thuộc vào từng loại van, trong đó van sinh học có thể tồn tại từ 10 – 15 năm, van cơ học có tuổi thọ cao hơn 20 – 30 năm do được làm từ chất liệu kim loại, sợi carbon…
– Nhiễm trùng vết mổ: gây sưng, nóng, đỏ, đau, chảy nước… tại vết mổ. Mặc dù là biến chứng nhẹ nhưng người bệnh cũng cần theo dõi và điều trị để tránh nhiễm trùng lan rộng.
– Van tim hoạt động không đúng: do lỗi kĩ thuật, nhiễm khuẩn, canxi hóa vòng van… khiến van đóng/mở không đúng cách.
Trước khi tiến hành thay van, bác sĩ sẽ giải thích về một số biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện phẫu thuật. Gia đình bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần tuân thủ thực hiện theo những hướng dẫn chăm sóc vết thương, sử dụng thuốc chống đông đều đặn sau mổ và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học… thì hoàn toàn có thể phòng tránh được những biến chứng này.
Bên cạnh đó, để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và phòng ngừa biến chứng cục máu đông, rối loạn nhịp tim sau thay van hiệu quả hơn thì bạn nên tham khảo cho bố sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Với các thành phần có tác dụng chống oxy hóa, chống đông máu và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu qua van như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra, Hoàng bá… Vương Tâm Thống giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong tim hiệu quả và duy trì tuổi thọ cho van được lâu dài.
Để được tư vấn chi tiết hơn về viên uống hỗ trợ này, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541.
Xem thêm:
Thay van tim sống được bao lâu và làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?
Thay van tim cần kiêng ăn gì để không làm tổn hại đến van tim?
Dược sĩ Lê Lương
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch