Dấu hiệu cảnh báo bệnh van tim trở nặng là gì? Điều trị như thế nào?
Hồ thị thu Hiền: Tôi năm nay 54 tuổi, tôi mắc bệnh van tim được 5 năm rồi nhưng sức khỏe vẫn ổn nên tôi không dùng thuốc gì. Thời gian gần đây mỗi khi tôi làm việc nặng đều thấy khó thở, mệt, đuối sức, nghỉ một lúc mới hết. Mong giải đáp giúp, có phải bệnh của tôi xấu đi không? Dấu hiệu cảnh báo bệnh van tim trở nặng là gì và tôi nên chữa như thế nào?
Rate this post
Chào bạn,
Trong phần lớn các trường hợp, bệnh van tim ở mức độ nhẹ thường không có bất kỳ triệu chứng gì. Trong giai đoạn tiến triển, các biểu hiện bệnh sẽ bộc lộ rõ ràng hơn, nếu phát hiện sớm và chính xác những dấu hiệu này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh van tim trở nặng
– Khó thở, hụt hơi, đặc biệt khi gắng sức hoặc nằm ngửa, dẫn đến khó ngủ, tình trạng này chỉ cải thiện khi kê cao đầu hoặc nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
– Mệt mỏi kéo dài, tăng lên khi vận động hoặc làm việc nặng, các hoạt động thường ngày như đi bộ, tập thể dục đều khiến người bệnh cảm thấy đuối sức.
– Ho khan, thường xảy ra về đêm hoặc khi nằm.
– Đau tức ngực, nhịp tim nhanh, cảm giác hồi hộp hoặc trống ngực.
– Kém tập trung, suy giảm trí nhớ, tiểu đêm nhiều lần.
Qua chia sẻ của bạn, biểu hiện mệt mỏi, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh van tim trở nặng, do vậy bạn nên thu xếp thời gian tới các chuyên khoa tim mạch thăm khám để được kiểm tra, đánh giá chính xác tình trạng bệnh, từ đó sớm có hướng điều trị phù hợp, tránh tai biến nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị bệnh van tim
Sau khi bạn thăm khám, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ hay loại van tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn quản lý bệnh tốt hơn:
– Tuân thủ thuốc điều trị: Bạn cần tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn. Trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường như khó thở tăng lên, ho khan, xuất huyết, bầm tím dưới da, đi ngoài phân đen…, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Ngoài ra, bạn cần hạn chế ăn các loại rau có màu xanh thẫm nếu đang uống thuốc chống đông kháng vitamin K như coumarin, sintrom.
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế rượu bia, các loại thực phẩm có hàm lượng đường, natri, chất béo cao như thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga, nội tạng động vật…; Tăng cường rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, đậu đỗ… trong bữa ăn hằng ngày.
– Tập luyện thể dục đều đặn: Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu, dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… và cố gắng duy trì 5 ngày/tuần. Trong quá trình luyện tập, nếu thấy khó thở, đau ngực thì cần nghỉ ngơi và giảm cường độ tập luyện xuống.
– Dự phòng tốt biến chứng viêm nội tâm mạc: Chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt; tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, khi phát hiện thấy viêm họng, sốt hay đau nhức mình mẩy cần đi khám sớm để điều trị chống nhiễm trùng.
– Không hút thuốc lá, tránh làm việc gắng sức, lo lắng, căng thẳng tinh thần nhiều.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpbvsk Vương Tâm Thống để sớm cải thiện bệnh. Sự kết hợp của các thảo dược quý như Bồ hoàng, Đan sâm, Đỏ ngọn, Hoàng bá… sẽ giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu qua van, giảm ứ trệ tuần hoàn, từ đó giảm triệu chứng khó thở, mệt mỏi mà bạn đang gặp, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiến triển như huyết áp cao, xơ vữa động mạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
Qua trải nghiệm thực tế, có rất nhiều người bị hẹp/hở van tim đã cải thiện sức khỏe rõ rệt sau khi sử dụng sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua đoạn video sau:
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi tới số 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.