Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành là các thói quen sinh hoạt, ăn uống hoặc các vấn đề sức khỏe làm tăng khả năng xuất hiện và phát triển bệnh lý nguy hiểm này. Có những yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi được nhưng cũng có những yếu tố nguy cơ bạn hoàn toàn có thể kiểm soát.
4 yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành bạn không thể thay đổi
Tuổi cao
Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên theo tuổi tác. Khoảng 85% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch là người bệnh mạch vành trên 65 tuổi.
Giới tính
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim cao hơn so với phụ nữ. Nguy cơ của giới nữ tăng lên sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ trong độ tuổi này cũng dễ bị đau thắt ngực hơn so với nam giới.
Các yếu tố di truyền và tiền sử bệnh gia đình
Một số yếu tố di truyền khiến bạn dễ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ quan trọng khác của bệnh mạch vành. Chẳng hạn, một đột biến di truyền được gọi là apolipoprotein E4 (ApoE4) ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu – chỉ số liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành cũng là một bệnh lý có liên quan tới yếu tố gia đình vì những người có cha, mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh mạch vành sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn.
Chủng tộc và dân tộc
Yếu tố chủng tộc và dân tộc cũng liên quan tới nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Ví dụ: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao mắc bệnh tim, một phần là do tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp nặng, đái tháo đường và béo phì của họ cao hơn so với chủng tộc và dân tộc khác.
4 yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể kiểm soát
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh tim mạch vành. Hút thuốc có thể gây tăng huyết áp, mỡ máu cao và làm cho tiểu cầu trở nên kết dính hơn, dễ hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Hút thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra ít nhất 20% số ca tử vong do bệnh tim.
Chỉ hút vài ba điếu thuốc mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, gây nguy hiểm cho tim. Hậu quả cũng xảy ra tương tự khi bạn thường xuyên hít phải khói thuốc lá từ môi trường.
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể loại bỏ
Lạm dụng rượu bia
Uống rượu bia ở mức vừa phải có thể giúp tăng nồng độ HDL (cholesterol “tốt”), phòng ngừa đông máu và chống viêm. Tuy nhiên, lạm dụng rượu bia lại gây hại cho tim và là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành không thể xem nhẹ. Thực tế cho thấy, bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người nghiện rượu.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol, chất béo công nghiệp (có trong đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn) và muối không chỉ là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành mà còn là yếu tố góp phần gây ra nhiều vấn đề tim mạch khác.
Lười hoạt động thể chất
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện nồng độ cholesterol máu và kiểm soát cân nặng. Những người ít vận động thể chất có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành cao gấp đôi so với người có thói quen tập thể dục thường xuyên.
Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Sau khi nắm rõ về các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi được, điều quan trọng là bạn cần biết cách kiểm soát chúng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại (hoặc zalo) 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Các vấn về sức khỏe làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành có thể kiểm soát
Nhiều bệnh lý nền cũng trở thành yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành mà bạn không thể ngờ tới. Thật may là chúng có thể được kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc điều trị.
Huyết áp cao
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành rất phổ biến
Huyết áp cao (tăng huyết áp) từ lâu đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành đặc biệt quan trọng. Chỉ số huyết áp bình thường dao động ở mức 120/80mmHg hoặc thấp hơn. Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu (chỉ số trên) từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) từ 90mmHg trở lên.
Ngay từ khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120 – 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 80 – 89mmHg (tiền tăng huyết áp), người bệnh đã phải hạ huyết áp tích cực bằng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học để tránh làm phát triển bệnh mạch vành.
Béo phì và hội chứng chuyển hóa
Thừa cân, béo phì, đặc biệt là khi mỡ tích lũy nhiều xung quanh thắt lưng (vòng eo lớn) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các vấn đề sức khỏe khác có liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường. Béo phì sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu là một phần của hội chứng chuyển hóa – tình trạng nguy hiểm có liên quan tới bệnh tim. Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán khi bạn có:
– Béo bụng (tích mỡ xung quanh thắt lưng)
– HDL (cholesterol “tốt”) thấp
– Mức triglycerides cao
– Huyết áp cao
– Kháng insulin
Rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu)
Lipoprotein mật độ thấp (LDL) cholesterol, triglycerides được xếp vào nhóm cholesterol “xấu” vì chúng là nguyên liệu hình thành nên mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Lipoprotein mật độ cao (HDL) là cholesterol “tốt” giúp loại bỏ cholesterol dư thừa gây hại cho tim. Tỷ lệ các chất béo không ở mức cân bằng chính là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành cần được kiểm soát tốt.
Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh mạch vành. Trên thực tế, bệnh mạch vành và đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người có bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, cholesterol cao, các vấn đề về đông máu và suy giảm chức năng thần kinh… Tất cả những bệnh lý này đều gây hại cho tim và mạch vành.
Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có ảnh hưởng không rõ ràng
Thiếu hụt vitamin B
Sự thiếu hụt vitamin B flolate (hay acid folic), B6, B12 liên kết với nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành. Sự thiếu hụt này làm tăng lượng homocysteine – một loại acid amin có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và suy tim.
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B chỉ giúp giảm lượng homocysteine chứ không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, không có tác dụng ngăn ngừa suy tim và đột quỵ.
Tăng nồng độ C-Reactive Protein trong máu
Protein phản ứng C (CRP) là một sản phẩm của quá trình viêm. Nghiên cứu cho thấy mức độ cao của CRP có thể dự đoán bệnh tim trong tương lai.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được vai trò thực sự của CRP là nguyên nhân hay chỉ đơn giản là dấu hiệu của các yếu tố khác trong quá trình phát triển bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.
Nhiễm khuẩn C. pneumoniae và các loại nhiễm khuẩn khác
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng một số loại vi sinh vật và virus có thể kích hoạt phản ứng viêm và làm tổn thương động mạch, góp phần gây bệnh mạch vành. C. pneumoniae – nguyên nhân gây viêm phổi nhẹ đã được phát hiện trong mảng bám trên thành động mạch của người bệnh tim mạch vành.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng kháng sinh không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho những người bị nhiễm khuẩn này. Một số nghiên cứu khác cho thấy cytomegalovirus (CMV) – một loại virus phổ biến cũng có thể gây hại tương tự Chlamydia pneumoniae.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp, đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về ban đêm, dẫn tới thiếu oxy máu. Khoảng 1/3 số bệnh nhân bị bệnh mạch vành bị ngưng thở khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến tim mạch (như nhồi máu cơ tim). Tuy nhiên, cho tới nay chưa có bằng chứng cho thấy ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân độc lập của bệnh mạch vành hay các bệnh lý tim mạch khác mà nó chỉ được xác định là một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành.
Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược giúp kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống khoa học để loại bỏ các yếu tố nguy cơ như lười vận động, ăn uống thiếu khoa học, hút thuốc lá… bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi được như huyết áp cao, mỡ máu cao bằng cách bổ sung sản phẩm hỗ trợ Vương Tâm Thống.
Với công thức gồm 9 thành phần tự nhiên, nổi bật là các thảo dược có tác dụng hạ áp, giảm mỡ máu và chống oxy hóa như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… Vương Tâm Thống là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn xơ vữa động mạch tiến triển và dự phòng biến chứng hiệu quả.
Khảo sát thực tế của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp thực hiện cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường cũng đã chứng minh tính hiệu quả của Vương Tâm Thống khi có tới 97.76% người dùng đánh giá hài lòng sau khi sử dụng; các chỉ số huyết áp, mỡ máu, nhịp tim đã trở về mức ổn định.
Vương Tâm Thống đã giúp hàng ngàn người bệnh mạch vành đẩy lui tiến triển của bệnh, thậm chí có người đã giảm được mảng xơ vữa nhờ kiên trì dùng sản phẩm kết hợp cùng thuốc theo đơn, điển hình như trường hợp của bác Lương Quyết Thắng (0985.023.510 – Thái Bình) trong video dưới đây:
Bác Thắng chia sẻ cách làm giảm xơ vữa mạch vành hiệu quả tại nhà
Hiểu rõ 16 yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành kể trên và nắm vững yếu tố nào có thể thay đổi được là bước quan trọng đầu tiên để bạn phối hợp cùng bác sĩ của mình xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. Hãy tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ phù hợp và điều chỉnh lối sống khoa học nhằm kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, đẩy lui tiến triển của bệnh mạch vành.
Xem thêm:
Chia sẻ của người bệnh cách chữa bệnh mạch vành hiệu quả
Người bệnh mạch vành nên ăn gì để ngăn bệnh tiến triển?
Nguồn tham khảo: www.healthline.com