Xơ vữa động mạch chi dưới là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng vận động ở người trung niên và cao tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ phải cắt cụt chi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lý này là gì và làm thế nào để trị bệnh hiệu quả?
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch chi dưới
Xơ vữa động mạch chi dưới là tình trạng xuất hiện mảng xơ vữa tại các động mạch ở đùi, chân, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng phần dưới của cơ thể.
Tương tự như xơ vữa động mạch vành, sự xuất hiện mảng xơ vữa tại động mạch chi dưới cũng bắt nguồn từ những tổn thương tại lớp lót trong động mạch. Tại vị trí tổn thương, với sự tham gia của tiểu cầu, bạch cầu và cholesterol trong máu sẽ hình thành nên mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, cản trở dòng chảy của máu đến nuôi dưỡng chi dưới.
Dưới tác động của các yếu tố như huyết áp cao, hút thuốc lá, lão hóa, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa chất… quá trình hình thành mảng xơ vữa sẽ tiến triển nhanh hơn và có thể xảy ra từ rất sớm, thậm chí là thời kỳ bào thai.
Xơ vữa động mạch chi dưới làm giảm lưu lượng máu đến chân
Triệu chứng của xơ vữa động mạch chi dưới
Người bệnh có thể trải qua các triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ xơ vữa động mạch chi dưới. Các triệu chứng đó là:
– Đau chân: Người bệnh thường bị ám ảnh bởi những cơn đau, chuột rút khi đi bộ. Vị trí đau phụ thuộc vào vị trí động mạch bị tắc hẹp. Trong đó, đau bắp chân là phổ biến nhất; có người lại bị đau quặn ở một hoặc cả 2 bên hông, đùi.
– Khập khiễng cách hồi: Người bệnh chỉ có thể đi được một quãng đường ngắn, sau đó phải nghỉ ngơi vài phút rồi mới có thể đi tiếp, và cơn đau lại xuất hiện trở lại. Nếu đoạn đường đi được dưới 200 m thì bệnh đã trở nặng.
– Tê chân, lạnh chân, cảm giác chân yếu, khó vận động.
– Xuất hiện vết loét bất thường ở ngón chân, bàn chân.
– Thay đổi màu sắc da chân: da xanh xao, tím tái, sáng bóng.
– Rụng lông chân, móng chân mọc chậm hơn.
– Khó bắt được mạch ở chân hoặc mạch đập rất yếu.
– Rối loạn cương dương ở nam giới.
Ở người bị xơ vữa động mạch chi dưới nặng, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống. Khi nằm, người bệnh thường phải buông thõng chân xuống giường vì ở tư thế này sẽ cảm thấy bớt đau hơn.
Bạn cần đi khám bác sĩ khi nào?
Nếu đột nhiên bị đau, tê chân bất thường đã loại trừ nguyên nhân chấn thương, bạn hãy đi khám để kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Ngay cả khi không có các triệu chứng của xơ vữa động mạch chi, bạn cũng cần phải đi khám định kỳ nếu thuộc một trong số những đối tượng sau:
– Trên 65 tuổi.
– Trên 50 tuổi có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc có thói quen hút thuốc.
– Dưới 50 tuổi nhưng mắc bệnh tiểu đường và có các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ngoại biên khác; chẳng hạn như béo phì, tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người bị xơ vữa động mạch…
Biến chứng từ bệnh xơ vữa động mạch chi dưới
Xơ vữa động mạch chi dưới nặng có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
– Hoại tử chi: Động mạch chi dưới bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu đến vùng chi dưới, gây chết các mô không hồi phục (hoại tử). Hàng rào bảo vệ cơ thể như da và niêm mạc dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh, hình thành nên các vết loét, nhiễm trùng bàn chân và chân. Hậu quả nghiêm trọng nhất là người bệnh sẽ phải cắt cụt chi, dẫn tới tàn phế.
– Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Xơ vữa động mạch không chỉ xuất hiện ở chân mà có thể phát triển tại các động mạch khác như động mạch vành nuôi tim và động mạch não, gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Người bị xơ vữa động mạch chi dưới có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim
Để được tư vấn giải pháp giảm nhanh triệu chứng và phòng ngừa biến chứng từ xơ vữa động mạch chi dưới, vui lòng liên hệ tổng đài (hoặc zalo) số 0962.546.541.
Chẩn đoán xơ vữa động mạch chi dưới
Ngoài thăm khám thể chất và kiểm tra mạch đập ở chân bằng ống nghe; để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm chẩn đoán như:
– Đo chỉ số mắt cá chân – cánh tay: Đây là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng để chẩn đoán xơ vữa động mạch chi. Nếu hiệu số huyết áp chênh lệch đo tại mắt cá chân và cánh tay dưới 1 hoặc lớn hơn 1.3 thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh.
– Siêu âm: để đánh giá lưu lượng máu qua động mạch chi và xác định vị trí động mạch bị tắc nghẽn.
– Chụp động mạch bằng ống thông: là thủ thuật xâm lấn cho phép theo dõi dòng chảy của máu qua động mạch, thường kết hợp với điều trị bằng nong mạch và đặt stent.
– Xét nghiệm máu: để kiểm tra các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch như nồng độ lipid máu, đường máu.
Điều trị xơ vữa động mạch chi dưới
Mục tiêu của điều trị là quản lý các triệu chứng để cải thiện khả năng vận động và ngăn chặn sự tiến triển của mảng xơ vữa, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Để đạt được mục tiêu này, người bệnh cần áp dụng một số phương pháp điều trị sau:
Sử dụng thuốc
Cilosstazol là thuốc thường dùng để làm tăng lưu lượng máu đến các chi, giảm bớt triệu chứng cho người bệnh. Ngoài ra, để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa biến chứng, người bệnh cần phải sử dụng thêm một số loại thuốc như thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ áp, thuốc trị tiểu đường, thuốc chống đông máu…
Với người bệnh bị tắc nghẽn động mạch chi do cục máu đông, thuốc làm tan cục máu đông sẽ được tiêm ngay tại vị trí tắc nghẽn để phá vỡ huyết khối.
Sản phẩm thảo dược chống xơ vữa mạch máu
Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược có tác dụng ức chế sự phát triển xơ vữa động mạch như Bồ hoàng, kết hợp cùng thành phần giãn mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và tăng tính bền thành mạch như Đan sâm, Hoàng bá và chống đông máu tốt như Natto. Giải pháp này không chỉ kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, mà còn giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu, từ đó cải thiện khả năng vận động; phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim, não cho người bệnh xơ vữa động mạch chi.
Phẫu thuật
Trong những trường hợp sử dụng thuốc kém hiệu quả, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng thì có thể phải tiến hành một số can thiệp phẫu thuật sau:
– Nong động mạch: Ống thông được luồn từ động mạch ở bẹn đến vị trí mạch máu bị tắc nghẽn, bóng nong ở đầu ống được bơm căng để mở thông lòng mạch, sau đó stent (khung lưới kim loại) được đặt lại để giữ cho động mạch luôn được cố định.
Bắc cầu động mạch: Bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ chính cơ thể người bệnh hoặc mạch máu nhân tạo để làm cầu nối dẫn máu đến khu vực bị thiếu máu nuôi dưỡng.
Lời khuyên về lối sống cho người xơ vữa động mạch chi dưới
– Tập thể dục: Thành công trong điều trị xơ vữa động mạch chi được đo bằng khả năng bạn có thể đi bộ bao xa mà không bị đau. Tập thể dục đúng cách giúp cơ bắp của bạn sử dụng oxy hiệu quả hơn. Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi bắt đầu luyện tập vì đau, đừng nản lòng mà hãy tiếp tục duy trì, tăng dần cường độ luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ cải thiện khả năng đi lại và thuyên giảm dần cơn đau.
– Ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ từ rau quả, ngũ cốc nguyên cám và ít chất béo bão hòa, muối, đường giúp kiểm soát huyết áp, mỡ máu hiệu quả; từ đó góp phần ngăn chặn xơ vữa động mạch chi tiến triển.
– Bỏ hút thuốc lá: Khói thuốc lá gây co thắt và tổn thương động mạch, khiến tình trạng xơ vữa tiến triển xấu đi. Do đó, bạn cần tránh xa thuốc lá, kể cả hít khói thụ động từ người khác.
– Nâng đầu giường lên 10 – 15 cm hoặc kê cao gối khi ngủ để giữ cho đôi chân ở trên mức tim sẽ giúp giảm bớt cơn đau.
– Giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Người bị xơ vữa động mạch chi dưới cần luyện tập đi bộ thường xuyên
Chăm sóc chân cho người bệnh xơ vữa động mạch chi dưới
Lưu thông tuần hoàn máu kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành vết thương ở chân. Do đó, bạn cần chú ý chăm sóc đôi chân của mình theo những lời khuyên sau:
– Rửa chân hằng ngày, lau khô và bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để ngăn ngừa khô da, nứt nẻ dẫn tới nhiễm trùng. Lưu ý không giữ ẩm ngón chân để tránh sự phát triển của vi nấm.
– Mang giày vừa chân, giữ giày tất luôn khô ráo.
– Cắt ngắn móng chân.
– Kiểm tra bàn chân hằng ngày, nếu phát hiện có vết thương nhiễm trùng cần điều trị ngay để tránh tổn thương lan rộng.
Nếu được theo dõi và điều trị đúng cách, xơ vữa động mạch chi dưới sẽ không còn là cản trở trong sinh hoạt và vận động của người bệnh.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược cho người bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả
Phòng ngừa xơ vữa động mạch – Không lo biến chứng
Ds. Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peripheral-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350557
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16753-atherosclerosis-arterial-disease