Xơ vữa động mạch chân là một trong những nguyên nhân gây tàn tật ở người trưởng thành. Căn bệnh này còn có chung những yếu tố nguy cơ với bệnh mạch vành nên cần được phát hiện sớm và quản lý chặt chẽ.
Xơ vữa động mạch chân là gì?
Xơ vữa động mạch chân là tình trạng các động mạch chân xuất hiện mảng xơ vữa bên trong lòng mạch, gây cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng cơ, da và thần kinh vùng chi dưới. Tương tự như bệnh mạch vành ở tim, xơ vữa động mạch chân bắt nguồn từ những tổn thương tại lớp lót trong thành động mạch; tại đó các tế bào bạch cầu, tiểu cầu, cholesterol cùng các chất thải trong máu sẽ tích tụ và tạo thành mảng bám bên trong lòng mạch.
Một số yếu tố nguy cơ góp phần gây xơ vữa động mạch chân là:
– Tuổi cao (55 – 60 tuổi).
– Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc cao gấp 3 lần so với nữ giới.
– Hút thuốc lá
– Đái tháo đường
– Tăng huyết áp
– Mỡ máu cao
– Tăng homocystein máu.
– Tiền sử gia đình có người bị xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch chân làm giảm khả năng vận động của người bệnh
Triệu chứng của xơ vữa động mạch chân
– Đau cách hồi chi dưới: là triệu chứng điển hình nhất. Người bệnh có cảm giác đau và co rút cơ chân, xuất hiện sau khi đi được 1 quãng đường nhất định. Nếu dừng lại và nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ thuyên giảm, nhưng cơn đau lại quay trở lại nếu đi một quãng đường tương tự.
– Đau chân khi nằm: Triệu chứng đau xuất hiện về đêm, kèm theo tê bì, lạnh chân, nếu để thõng chân xuống giường hoặc đứng dậy, cơn đau sẽ giảm.
– Triệu chứng do thiếu máu nuôi dưỡng: Teo cơ; rụng lông; da xanh tím, sáng bóng; dày móng; loét hoặc hoại tử chân; rối loạn cương dương ở nam giới…
Chẩn đoán xơ vữa động mạch chân
– Bắt mạch chi dưới: mạch yếu, khó bắt được mạch.
– Nghe dọc đường đi động mạch: thấy tiếng thổi bất thường.
– Khám trên da: để tìm các dấu hiệu của loạn dưỡng như da xanh, lạnh, rụng lông, loét da…
– Đo chỉ số mắt cá chân – cánh tay: nhằm xác định hiệu số huyết áp tâm thu đo được ở cổ chân và cánh tay để chẩn đoán và phân loại mức độ xơ vữa động mạch chân.
Hiệu số huyết áp | Phân loại mức độ bệnh |
> 1,3 | Động mạch cứng, vôi hóa |
0,9 – 1,3 | Bình thường |
0,75 – 0,9 | Xơ vữa động mạch chân nhẹ (không triệu chứng) |
0,4 – 0,75 | Xơ vữa động mạch chân vừa (đau cách hồi) |
<0,4 | Xơ vữa động mạch chân nặng |
Bảng phân loại mức độ xơ vữa động mạch chân theo chỉ số mắt cá chân – cánh tay
– Siêu âm Doppler động mạch chi dưới
– Chụp cản quang động mạch chi dưới
– Chụp cắt lớp vi tính động mạch chi dưới
– Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới
– Xét nghiệm máu đánh giá các yếu tố nguy cơ: đường huyết, mỡ máu…
Biến chứng của xơ vữa động mạch chân
– Thiếu máu chi dưới cấp: do cục máu đông xuất hiện làm tắc nghẽn đột ngột dòng máu xuống chân.
– Phình vỡ động mạch khoeo do suy yếu lớp áo giữa động mạch.
– Các biến chứng ngoài da: loạn dưỡng da, loét, hoại tử đầu chi… kèm theo nguy cơ nhiễm trùng và nghiêm trọng nhất là phải cắt cụt chi, gây tàn tật vĩnh viễn.
– Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Người bị xơ vữa động mạch chi thường có nguy cơ cao phát triển xơ vữa động mạch ở những vị trí khác như mạch vành, mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Để không còn phải lo lắng về những biến chứng của xơ vữa động mạch chân, đồng thời khôi phục khả năng vận động nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp trong thời gian sớm nhất.
Điều trị xơ vữa động mạch chân
Mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng để cải thiện khả năng vận động, ngăn xơ vữa động mạch tiến triển và dự phòng các biến cố do thuyên tắc động mạch gây ra. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Kiểm soát yếu tố nguy cơ bằng thay đổi lối sống
– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống nhiều bia rượu…
– Dự phòng chấn thương và biến chứng loét bằng cách sử dụng tất chân để giữ ấm vào mùa lạnh. Rửa chân hằng ngày, bôi kem dưỡng ẩm để phòng tránh khô da, nứt nẻ. Cắt ngắn móng chân. Kiểm tra bàn chân hằng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời các vết thương, tránh để nhiễm trùng lan rộng.
– Luyện tập thể dục: Người bệnh nên rèn luyện thói quen đi bộ ít nhất 30 phút/ngày để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn và tăng khả năng phát triển các mạch máu mới (tuần hoàn bàng hệ) nuôi dưỡng cho chân.
– Khi ngủ có thể kê cao gối hoặc nâng đầu giường cao lên 10 – 15 cm để giảm bớt đau chân khi nằm.
– Ăn uống khoa học: Cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường… Thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám để cải thiện chỉ số mỡ máu, đường máu và huyết áp – những yếu tố nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch.
Người bệnh xơ vữa động mạch chân nên rèn luyện thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày
Điều trị bằng thuốc
– Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel là thuốc điều trị cơ bản để dự phòng cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch.
– Thuốc chống đông máu heparin thường được dùng ngay sau can thiệp phẫu thuật tái lưu thông mạch máu.
– Thuốc cải thiện tuần hoàn máu đến chân như naftidrofuril, pentoxyphillyn, cilostazol… giúp giảm triệu chứng đau, tê bì chân…
Ngoài ra, nếu người bệnh có các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu… sẽ phải dùng thêm các thuốc hạ đường huyết, hạ áp, hạ mỡ máu để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này.
Bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh nên bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần Bồ hoàng có tác dụng ức chế xơ vữa động mạch tiến triển, hạ mỡ máu kết hợp cùng thành phần chống đông máu, chống oxy hóa mạnh như Đỏ ngọn, Natto để dự phòng biến chứng tắc mạch; điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Sản phẩm này chính là giải pháp bổ trợ tối ưu giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh xơ vữa động mạch chân.
Can thiệp phẫu thuật
– Nong mạch/đặt stent động mạch chân: Ống thông có gắn bóng nong ở đầu được luồn theo đường mạch máu đến vị trí bị tắc nghẽn. Sau đó, bóng sẽ được bơm căng để nén mảng xơ vữa lại, đồng thời stent (khung kim loại) sẽ được đặt tại vị trí đó để giữ cho động mạch luôn được mở rộng.
– Phẫu thuật loại bỏ mảng xơ vữa: Mảng xơ vữa sẽ bị bóc tách khỏi động mạch rồi vá lại bằng một đoạn tĩnh mạch tự thân hoặc mạch nhân tạo.
– Mổ bắc cầu động mạch: Bác sĩ sẽ sử dụng tĩnh mạch hiển ở chân hoặc mạch máu nhân tạo để làm cầu nối dẫn máu bắc qua đoạn mạch bị xơ vữa.
– Đoạn chi: Chỉ định cắt cụt chi sẽ được tiến hành ở người bệnh bị hoại tử đầu chi.
Để kiểm soát bệnh xơ vữa động mạch chân hiệu quả, bạn cần chú ý thăm khám sức khỏe tim mạch định kì, theo dõi các chỉ số đường huyết, mỡ máu, huyết áp định kì ít nhất mỗi năm một lần để tầm soát các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – viên uống thảo dược dành cho người bệnh xơ vữa động mạch chân
Người bệnh xơ vữa động mạch nên ăn gì?
Dược sĩ Lê Lương
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo:
https://www.ahajournals.org/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17357-peripheral-artery-disease-pad