Để ứng phó trước tình hình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng khi số ca F0 trên cả nước đã lên tới con số hàng nghìn ca mỗi ngày, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn cách sử dụng thuốc điều trị Covid – 19. Nếu bạn hoặc người thân không may trở thành F0, hãy cập nhật ngay thông tin mới nhất về cách sử dụng thuốc điều trị covid tại đây.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị covid 19 tại nhà cho trẻ em
Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm Covid 19 cần cho trẻ nằm phòng riêng, đeo khẩu trang cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ có thể dùng Paracetamol với liều 10 – 15mg/kg/lần lặp lại mỗi 4 – 6 giờ/lần nếu vẫn còn sốt. Liều dùng Paracetamol theo độ tuổi được khuyến cáo cụ thể như sau:
Độ tuổi trẻ em | Dạng thuốc |
< 1 tuổi | Paracetamol bột 80mg |
Từ 1 đến dưới 2 tuổi | Paracetamol bột 150mg |
Từ 2 đến dưới 5 tuổi | Paracetamol bột 250mg |
Từ 5 – 12 tuổi | Paracetamol bột 325mg |
Trên 12 tuổi | Paracetamol bột 500mg |
Bảng liều dùng Paracetamol cho trẻ nhỏ theo độ tuổi
Trong trường hợp trẻ bị ho thì nên ưu tiên cho trẻ sử dụng các thuốc ho thảo dược. Bên cạnh việc dùng thuốc thì cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ; đồng thời giữ vệ sinh thân thể, mũi họng, răng miệng… cho trẻ.
Cha mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ đang sốt. Nếu phát hiện thấy trẻ có một số dấu hiệu sau, cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế:
– Sốt cao trên 38.5 độ
– Tức ngực
– Đau rát họng, ho.
– Khó thở.
– Tiêu chảy.
– Trẻ mệt, không chịu chơi.
– Trẻ ăn, bú kém.
– Spo2 < 96% (nếu đo được).
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu chuyển biến nặng như thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực thì cần gọi cấp cứu 115 hoặc đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị covid 19 tại nhà cho người bệnh trên 18 tuổi
Hiện nay có 3 nhóm thuốc chính được Bộ Y tế cho phép sử dụng để điều trị Covid – 19 tại nhà:
Nhóm A: Thuốc hạ sốt và nâng cao thể trạng
Nhóm A là các thuốc thông dụng, người bệnh F0 có thể dùng ngay khi có triệu chứng:
– Paracetamol 500mg: Uống một viên khi sốt trên 38,5 độ C. Nếu người bệnh vẫn còn sốt, có thể lặp lại 1 liều sau mỗi 4 đến 6 giờ.
– Vitamin tổng hợp: Uống 1 viên/lần/ngày.
– Vitamin C: Sáng 1 viên, tối 1 viên.
Paracetamol là thuốc điều trị Covid – 19 thuộc nhóm A
Để hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe tim mạch hậu covid, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ.
Nhóm B: Thuốc chống viêm và chống đông máu
Nhóm B là những thuốc chỉ được dùng trong những tình huống đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở (hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ > 20 lần/phút hoặc SpO2 ≤ 96%) thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ.
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và nếu phải nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện. Liều dùng các thuốc nhóm B cụ thể như sau:
– Dexamethasone 0,5mg x 12 viên uống một lần, (12 viên tương đương 6mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống.
– Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống.
Lưu ý: Không sử dụng các thuốc nhóm B cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú; người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, mắc các bệnh gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu…
Nhóm C: Thuốc kháng vi rút
Các thuốc nhóm C không sử dụng cho phụ nữ đang có thai, đang cho con bú hoặc có dự định mang thai. Hướng dẫn sử dụng cụ thể như sau:
Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg uống ngày 2 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 5 ngày liên tục. Ngoài ra, có thể thay thế Molnupiravir bằng Favipiravir viên 200mg; ngày đầu dùng liều 1600mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600mg/lần x 2 lần/ngày, uống từ 7 – 14 ngày.
Những điều cần chuẩn bị khác đối với F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà
– Lưu số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ F0 điều trị tại nhà 1022 (nếu gọi từ số cố định ở Hà Nội thì quay trực tiếp số 1022, nếu gọi từ số liên tỉnh hoặc di động thì quay số 0241022), số hotline phòng chống dịch tại địa phương nơi bạn sinh sống và số của nhân viên y tế hỗ trợ theo dõi sức khỏe tại nhà.
– Thống nhất với gia đình về không gian riêng dành cho người nhiễm Covid 19 để tránh xâm phạm nhằm hạn chế lây nhiễm.
– Chuẩn các vật dụng tối thiểu như: khẩu trang y tế dùng 1 lần, găng tay y tế, dung dịch sát khuẩn tay/ xà phòng, các dụng cụ cá nhân như bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, chậu giặt…
– Các thiết bị theo dõi y tế: nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2), điện thoại, thùng rác y tế…
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị Covid – 19, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện quy tắc 5K; dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, tránh để tâm lý căng thẳng quá độ; bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập thể dục thường xuyên, tập hít thở để giảm nhẹ triệu chứng, tăng sức bền nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn bệnh chuyển biến nặng.
Xem thêm:
Bị thiếu máu cơ tim có được tiêm vắc xin Covid – 19 không?
Người bệnh tim mạch nên ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid 19?
Dược sĩ Cao Thủy
Nguồn tham khảo: https://vncdc.gov.vn/