Tăng huyết áp nguyên phát – Căn bệnh phổ biến không trừ một ai

3.5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay trên thế giới có tới hơn 1 tỷ người đang chịu ảnh hưởng bởi tăng huyết áp, trong đó chủ yếu là tăng huyết áp nguyên phát. Bệnh có thể gặp ở mọi tầng lớp, giới tính, lứa tuổi trong xã hội và đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Vậy bạn đã biết cách để phòng ngừa và giảm đi gánh nặng từ căn bệnh phổ biến này chưa?

Phân biệt tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp nguyên phát là trường hợp người bệnh bị huyết áp cao nhưng không thể xác định được nguyên nhân, vì vậy nên còn được gọi là tăng huyết áp vô căn. Thuật ngữ này được dùng để phân biệt với những người bị tăng huyết áp thứ phát, là trường hợp huyết áp cao đã xác định được căn nguyên cụ thể như bệnh thận, bệnh tuyến giáp… Tăng huyết áp thứ phát ít phổ biến hơn so với tăng huyết áp nguyên phát (chiếm 95%).

Tăng huyết áp nguyên phát gây ra triệu chứng gì?

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát không có triệu chứng và được chẩn đoán tình cờ khi người bệnh đo huyết áp. Một số trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột, có thể xuất hiện các triệu chứng do tổn thương cơ quan đích như đau ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn…

Tăng huyết áp nguyên phát có thể gây ra các triệu chứng khi huyết áp tăng cao đột ngột

Yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp nguyên phát

Các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết để lý giải cho sự xuất hiện của tăng huyết áp, chẳng hạn như sử dụng muối ăn quá nhiều gây giữ nước, làm tăng thể tích máu; sự tăng hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm hay sự suy giảm của hệ thần kinh thể dịch tham gia điều hòa huyết áp trong cơ thể. Những điều này đều khiến cho sức cản trong lòng động mạch tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp.

Mặc dù chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng một số yếu tố nguy cơ dưới đây được biết đến là có liên quan đến tăng huyết áp:

Di truyền: Huyết áp cao có xu hướng phát triển qua các thế hệ trong gia đình.

Lão hóa: Nhiều yếu tố liên quan đến lão hóa được chứng minh là làm tăng nguy cơ cao huyết áp nguyên phát, chẳng hạn như sự xơ cứng của động mạch và khởi phát một số bệnh vi mạch thận… do lão hóa.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp đôi người da trắng, mặc dù khoảng cách này bắt đầu thu hẹp từ độ tuổi 44 trở đi.

Béo phì, thừa cân: Nhu cầu máu của người béo phì cao hơn người bình thường nên lưu lượng và áp lực máu trong động mạch cũng cao hơn, dễ phát triển tăng huyết áp.

Căng thẳng kéo dài: Stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, khiến huyết áp tăng lên.

Uống nhiều bia rượu: Theo Bộ Y tế Hoa Kỳ, uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp.

Chế độ ăn: Ăn nhiều muối (> 2,3g/ngày), ít kali, canxi và magie đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát tăng huyết áp.

Lười vận động thể chất: Tăng huyết áp nguyên phát có xu hướng phát triển ở những người ít vận động, làm việc tĩnh tại 1 chỗ như nhân viên văn phòng, lái xe…

Chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát bằng cách nào?

Tăng huyết áp nguyên phát được chẩn đoán bằng cách đo chỉ số huyết áp bằng máy đo chuyên dụng. Căng thẳng, tức giận, tập thể dục có thể tạm thời làm tăng huyết áp của bạn. Kết quả đo huyết áp được biểu thị bằng hai chỉ số, ví dụ: 120/80 mmHg. Chỉ số đầu tiên là huyết áp tâm thu, cho biết áp lực tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu. Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương, cho biết lực tác động lên thành động mạch giữa các nhịp đập của tim.

“ Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao trong động mạch, trong đó chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmgHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmgHg ”

Tăng huyết áp nguyên phát có nguy hiểm không?

Nếu tăng huyết áp nguyên phát không được điều trị, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan như tim, mắt, thận, não, mạch máu:

Phình mạch máu: Huyết áp cao khiến mạch máu trở nên yếu đi và tạo ra phình mạch, túi phình có thể vỡ ra gây chảy máu trong đe dọa tính mạng.

Xơ vữa động mạch: Huyết áp cao làm tổn thương mạch máu, khởi phát hình thành xơ vữa động mạch – căn nguyên của nhiều biến chứng tại các cơ quan khác.

Nhồi máu cơ tim: là biến chứng do xơ vữa động mạch vành ở tim do tăng huyết áp.

Suy tim: Cơ tim trở nên phì đại vì phải tăng co bóp để thắng được áp lực cao trong động mạch, lâu dần tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, dẫn đến suy tim.   

Đột quỵ não: Huyết áp cao có thể khiến động mạch não bị vỡ ra, hoặc tắc nghẽn động mạch não do xơ vữa đều gây ra đột quỵ não.

Suy thận: Huyết áp cao khiến các mạch máu trong thận trở nên suy yếu và thu hẹp, từ đó làm giảm khả năng lọc máu của thận, tích tụ muối và nước trong cơ thể, điều này lại càng khiến cho huyết áp tăng cao hơn nữa.  

Mất thị lực: Huyết áp cao sẽ làm giảm lưu lượng máu đến mắt hoặc vỡ các mao mạch, gây chảy máu trong mắt, tổn thương dây thần kinh thị giác. Biến chứng nặng có thể gây mù lòa.

Giảm khả năng tư duy, trí nhớ: do huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu lên não dẫn đến suy giảm nhận thức.

Giảm ham muốn tình dục: Lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục giảm do tăng huyết áp, khiến nam giới bị rối loạn cương dương, nữ giới bị khô âm đạo.  

 

Tăng huyết áp nguyên phát có thể dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim

Điều trị tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát có thể được kiểm soát bằng cách kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc. Mục tiêu điều trị là giữ cho huyết áp càng gần mức tối ưu càng tốt, tức là huyết áp thấp hơn hoặc bằng 120/80mmHg.

Sử dụng thuốc

Thuốc hạ áp thường được bắt đầu sử dụng khi huyết áp đo được thường xuyên 140/90mmHg. Các thuốc hạ áp thường dùng là:  

Tên nhóm thuốc

Một số hoạt chất trong nhóm

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin I

Captopril, enalapril, lisinopril…

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II

Losartan, telmisartan, lobesartan…

Thuốc lợi tiểu (thường là thiazide)

Hydrochlorothiazide, chlorothiazide, methylchlorothiazide…

Thuốc chẹn kênh canxi

Amlodipine, nicardipine, diltiazem…

Thuốc chẹn beta giao cảm

Metoprolol, propranolol…

Chất ức chế renin

Aliskiren (Tekturna)

Thuốc hạ áp tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

Clonidine, guanfacine, methyldopa…

Để kiểm soát huyết áp tốt hơn mà không phải dùng nhiều thuốc hạ áp cùng lúc, các chuyên gia Tim mạch thường khuyến cáo người bệnh sử dụng thuốc kết hợp cùng những thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hạ áp tự nhiên như Bồ hoàng, Đan sâm, Mạch môn, Hoàng bá… Liệu pháp kết hợp này sẽ giúp người bệnh đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu mà không phải lo lắng về tác dụng phụ khi phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp, đồng thời ngăn chặn biến chứng của tăng huyết áp ngay từ sớm.   

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Bùi Đức Thúy (Số 230, tổ dân phố Cơ quan, thị trấn Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), người bệnh đã đạt được chỉ số huyết áp tối ưu 120/80mmHg sau khi áp dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp qua video dưới đây:

Bí quyết hạ áp hiệu quả chia sẻ từ người bệnh tăng huyết áp nguyên phát

Bạn quan tâm về giải pháp thảo dược đã giúp bác Thúy hạ áp hiệu quả và muốn được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ ngay tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Hoàng bá và những tác dụng đối với người bệnh tăng huyết áp nguyên phát

Viên uống hỗ trợ hạ áp chứa thảo dược Bồ hoàng, Mạch môn, Hoàng bá

Thay đổi lối sống

Người bệnh tăng huyết áp nguyên phát sẽ có tiên lượng tốt nếu tuân thủ dùng thuốc kết hợp cùng lối sống khoa học. Bác sĩ có thể đề nghị bạn điều chỉnh lối sống, chẳng hạn như: 

– Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu.

– Tập thể dục thường xuyên để hạ huyết áp, duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bạn cần đặt mục tiêu luyện tập ít nhất 150 phút/tuần.

– Quản lý căng thẳng: bằng cách tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim… Tập thể dục, hít thở sâu, ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

– Ăn nhạt (dưới 2,3 gam muối/ngày), hạn chế chất béo, tinh bột, đường và bổ sung thực phẩm giàu kali, omega như cá biển, rau xanh, trái cây, hạt khô…

Tăng huyết áp nguyên phát dù không thể xác định được nguyên nhân để giải quyết nó nhưng nếu biết cách duy trì lối sống khoa học, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm từ bệnh.

Dược sĩ An Chu

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/qa/what-risk-factors-are-linked-to-essential-hypertension

https://ada.com/conditions/essential-hypertension/

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận