Tăng huyết áp độ 1 cần được quản lý chặt chẽ dù huyết áp chỉ tăng nhẹ

5/5 - (1 bình chọn)

Tăng huyết áp độ 1 thường rất hiếm khi được phát hiện vì bệnh không hề gây ra triệu chứng nào rõ ràng. Chính điều này đã tạo ra cho người bệnh tâm lý chủ quan không điều trị, hậu quả là tăng huyết áp sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng hơn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tăng huyết áp độ 1 là gì?

Theo Ủy ban liên quốc gia về phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC7), tăng huyết áp được chia thành nhiều mức độ, trong đó tăng huyết áp độ 1 là mức độ nhẹ nhất. Dựa trên chỉ số huyết áp trung bình tại ít nhất 2 lần đo đúng kĩ thuật ở 2 thời điểm khác nhau, nếu chỉ số huyết áp tâm thu trung bình từ 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trung bình từ 90 – 99 mmHg thì người bệnh được chẩn đoán là tăng huyết áp độ 1.


Tăng huyết áp độ 1 được chẩn đoán bằng cách đo chỉ số huyết áp  

Phân loại

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

Huyết áp tối ưu

<120

<80

HA bình thường

<130

<85

HA bình thường cao

130 – 139

85 – 89

THA độ 1 (nhẹ)

140 – 159

90 – 99

THA độ 2 (trung bình)

160 – 179

100 – 109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Bảng hệ thống phân loại tăng huyết áp của JNC7

Nguyên nhân gây tăng huyết áp độ 1

Có đến 90% trường hợp bị tăng huyết áp không thể xác định được nguyên nhân chính xác, 10% còn lại mắc bệnh là do một số nguyên nhân sau:

– Bệnh thận: viêm cầu thận, thận đa nang, suy thận, thận ứ nước, viêm thận kẽ…

– Hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ.

– U tủy thượng thận

– Hội chứng Cushing, hội chứng Conn.

– Bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên.

– Tác dụng phụ của thuốc như thuốc tránh thai, corticoid, thuốc kháng viêm NSAID…

– Nhiễm độc thai nghén.

– Bệnh viêm động mạch Takayasu.

Yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp độ 1

Một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể góp phần gây tăng huyết áp độ 1:

– Rối loạn mỡ máu.

– Đái tháo đường.

– Béo phì, thừa cân.

– Tuổi cao (nữ trên 65 tuổi, nam trên 55 tuổi).

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sớm.

– Hút thuốc lá, thuốc lào.

– Lười vận động thể chất.

– Căng thẳng, stress kéo dài.

– Chế độ ăn thiếu khoa học: ăn mặn, ăn ít rau quả, uống nhiều bia rượu…

Tăng huyết áp độ 1 có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp độ 1 là mức độ nhẹ nên chưa nguy hiểm, nhưng điều đáng lo ngại là bệnh thường không được chẩn đoán và quản lý chặt chẽ nên rất dễ chuyển sang tăng huyết áp độ 2, độ 3. Khi đó người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp trên hầu hết các cơ quan như tim, mắt, thận, não, hệ sinh dục như suy tim, xuất huyết võng mạc, suy thận, tai biến mạch máu não, rối loạn cương dương…

Tăng huyết áp độ 1 có thể tiến triển nhanh chóng kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu bạn bị tăng huyết áp độ 1 và đang lo lắng về những biến chứng của tăng huyết áp trong tương lai, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Điều trị tăng huyết áp độ 1

Việc điều trị tăng huyết áp độ 1 nên được tiến hành ngay từ khi người bệnh được chẩn đoán. Mục tiêu điều trị là đưa chỉ số huyết áp về dưới ngưỡng 140/90mmHg, nếu người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch thì huyết áp cần được hạ thấp hơn 130/80mmHg. Các phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Điều chỉnh lối sống

Đây là bước quan trọng đầu tiên mà bất kì người bệnh tăng huyết áp độ 1 nào cũng cần tuân thủ thực hiện:

– Ăn uống khoa học: giảm lượng muối xuống dưới 6 gam/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối); hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo; tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám…

– Giảm cân (nếu bị béo phì) bằng cách ăn kiêng và tăng cường vận động, điều chỉnh chỉ số BMI về mức 18.5 – 24.9 kg/m2, duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và 80 cm ở nữ.

– Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào; cắt giảm lượng rượu bia xuống còn 3 cốc chuẩn/ngày (nam giới) và 2 cốc chuẩn/ngày (nữ giới). Trong đó, 1 cốc chuẩn tương đương với 330ml bia, 120ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh.

– Hạn chế lo âu, căng thẳng kéo dài, chú ý nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần bằng các hoạt động giải trí, luyện tập thể dục, thiền tịnh…

– Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, tránh để nhiễm lạnh đột ngột có thể gây co mạch và làm tăng huyết áp.

– Kiểm tra huyết áp hằng ngày và ghi vào sổ theo dõi, đây là dữ liệu quan trọng để bác sĩ đánh giá mức độ đáp ứng điều trị của bạn và thay đổi phác đồ khi cần.

Sử dụng thuốc hạ áp

Với người bệnh tăng huyết áp độ 1 thường chỉ cần dùng đến 1 loại thuốc hạ áp là đủ để kiểm soát huyết áp về ngưỡng an toàn. Một số nhóm thuốc hạ áp thường dùng là:

– Thuốc ức chế men chuyển như perindopril, enalapril, captopril…

– Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin, nicardipin, diltiazem, verapamil…

– Thuốc chẹn beta giao cảm như metoprolol, propranolol, atenolol…

– Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid liều thấp như chlorothiazide, hydrochlorothiazide, methylchlothiazid…

Nếu vẫn chưa đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu, người bệnh cần được điều chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc hạ áp khác.

Dùng sản phẩm hỗ trợ hạ áp thảo dược

Việc sử dụng thuốc hạ áp liều cao hoặc phối hợp nhiều thuốc hạ áp cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy, các chuyên gia Tim mạch thường cho người bệnh kết hợp dùng thuốc cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có tác dụng thư giãn mạch máu, điều hòa huyết áp như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… Đó cũng chính là cơ sở ra đời của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Người bệnh tăng huyết áp độ 1 nên sử dụng sản phẩm này kết hợp cùng thuốc để sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu mà không phải tăng liều hay phối hợp nhiều thuốc; nhờ đó không chỉ giảm thiểu được nguy cơ tác dụng phụ mà còn mang lại tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch toàn diện trước những biến chứng nguy hiểm từ tăng huyết áp.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Sản phẩm thảo dược thiết yếu cho người bệnh tăng huyết áp độ 1

Khi đã đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu, người bệnh tăng huyết áp độ 1 cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị và theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo chỉ số luôn nằm trong ngưỡng an toàn.

Dược sĩ An Chu

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20373417#:~:text=Stage%201%20hypertension%20is%20a,Hypertensive%20crisis.

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      2 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Thúy Liên Hoa
      Thúy Liên Hoa
      3 Năm Trước

      Huyết áp của tôi gần đây cũng băt đầu ở ngưỡng cao, như bài viết là ở cấp độ 1, tôi mua loại thuốc hạ áp nào thì tốt, cám ơn