Suy tim mạn tính điều trị không khó như bạn nghĩ

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn có biết, chỉ có khoảng 15% người bệnh suy tim sống sót sau hơn 10 năm kể từ khi phát hiện ra mình mắc bệnh suy tim mạn tính. Trên thực tế, người bệnh hoàn toàn có thể sống lâu hơn nếu tuân thủ điều trị đúng cách.

Suy tim mạn tính là gì?

Suy tim mạn tính còn được gọi là suy tim sung huyết, chỉ tình trạng tim không thể bơm máu đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Suy tim mạn tính tiến triển âm thầm và dần dần trở nên xấu đi theo thời gian, khác với sự phát triển nhanh chóng và đột ngột của suy tim cấp tính.

Suy tim mạn tính thường gặp ở người cao tuổi

Suy tim mạn tính thường gặp ở người cao tuổi

Triệu chứng suy tim mạn tính

Các triệu chứng của suy tim sẽ phụ thuộc vào vị trí bên tim suy yếu. Triệu chứng của suy tim trái mạn tính thường đặc trưng bởi tình trạng ho, khó thở, nhất là khi người bệnh vận động nhiều hoặc nằm xuống. Đối với suy tim phải thì tình trạng phù nề, tích nước tại chân, bụng… lại là biểu hiện thường gặp nhất.

Các triệu chứng khác có thể gặp ở bất kỳ dạng suy tim nào là:

– Mệt mỏi

– Chóng mặt, choáng váng

– Buồn nôn

– Chán ăn

– Táo bón

– Tim đập nhanh, loạn nhịp ngay cả khi nghỉ ngơi

– Đau ngực, tức ngực, khó chịu vùng ngực

Các triệu chứng suy tim hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu bạn tìm đúng phương pháp trị, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (hoặc zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây suy tim mạn tính

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy tim mạn tính là bệnh mạch vành. Trong bệnh lý này, động mạch vành cung cấp máu cho tim bị thu hẹp bởi mảng xơ vữa tích tụ bên trong lòng mạch, làm giảm lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng cơ tim để duy trì hoạt động co bóp hiệu quả.

Ngoài ra, suy tim mạn tính còn là hệ quả của nhiều bệnh khác như:

Tăng huyết áp

– Bệnh cơ tim

– Rối loạn nhịp tim

– Bệnh van tim

– Bệnh tim bẩm sinh

– Viêm cơ tim do virus, vi khuẩn

– Thuốc và các hóa chất như thuốc hóa trị ung thư, cocain…

– Lạm dụng rượu, bia

– Thiếu máu

– Bệnh tuyến giáp

Các dạng suy tim mạn tính

Dựa theo phân suất tống máu

Suy tim với phân suất tống máu giảm: còn gọi là suy tim tâm thu, chỉ tình trạng tim quá yếu và không thể co bóp để tống máu đi như bình thường.

Suy tim với phân suất tống máu được bảo tồn: còn gọi là suy tim tâm trương, chỉ tình trạng thành cơ tim quá cứng và không thể đổ đầy máu như bình thường.

Mỗi loại suy tim mạn tính có thể ảnh hưởng đến tâm thất phải, tâm thất trái hoặc cả 2 tâm thất cùng lúc và được phân loại thành suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ.

Dựa theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Theo hệ thống phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim mạn tính  được phân thành 4 mức độ là:

Suy tim độ 1: Người bệnh không bị giới hạn các hoạt động thể chất, các triệu chứng suy tim chưa xuất hiện.

Suy tim độ 2: Người bệnh bị hạn chế nhẹ các hoạt động thể chất, các triệu chứng suy tim xuất hiện khi vận động gắng sức và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Suy tim độ 3: Người bệnh bị hạn chế nhiều các hoạt động thể chất, các triệu chứng suy tim đã xuất hiện khi vận động nhẹ và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Suy tim độ 4: Người bệnh bị giới hạn mọi hoạt động thể chất, các triệu chứng suy tim xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ cần vận động nhẹ cũng làm gia tăng triệu chứng.

Triệu chứng suy tim mạn tính độ 4 có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh ngồi nghỉ

Triệu chứng suy tim mạn tính độ 4 có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh ngồi nghỉ

Các phương pháp chẩn đoán suy tim mạn tính

Để chẩn đoán suy tim mạn tính, bác sỹ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, các triệu chứng mắc phải và kết quả của một số chẩn đoán xét nghiệm như:

Siêu âm tim: cho hình ảnh bên trong buồng tim và dòng máu lưu chuyển khi tim co bóp.

Điện tâm đồ (ECG): giúp kiểm tra nhịp tim và hoạt động điện của tim.

X – quang ngực: cho hình ảnh tổng quan của tim và phát hiện sự tích tụ chất lỏng ở màng ngoài tim (nếu có).

Xét nghiệm máu: đo nồng độ protein BNP hoặc NT-proBNP là các chất có xu hướng tăng cao trong máu ở người bệnh suy tim.

Điều trị suy tim mạn tính

Thay đổi lối sống

Dưới đây là một số khuyến nghị mà người bệnh suy tim mạn tính cần thực hiện càng sớm càng tốt:

Ngừng hút thuốc: Thuốc lá chứa độc chất làm tổn thương cơ tim, mạch máu, gây rối loạn nhịp tim… nên người bệnh cần phải tránh xa thuốc lá.

Hạn chế uống rượu bia: Uống rượu bia nhiều vừa là yếu tố gây nhiễm độc cơ tim, vừa gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc điều trị nên cần phải sử dụng hạn chế.

Giảm cân: Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc cho tim. Do đó, người bệnh cần lên kế hoạch ăn kiêng và luyện tập để giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục vừa sức mỗi ngày giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi… và cải thiện khả năng làm việc của tim.

Ăn giảm muối: Muối làm tăng giữ nước trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn. Người bệnh suy tim mạn tính chỉ nên ăn 1,5 – 2,3g muối/ngày.

Kiểm tra trọng lượng cơ thể: Theo dõi cân nặng thường xuyên giúp phát hiện tình trạng tích trữ nước trong cơ thể. Bạn hãy cẩn trọng nếu cân nặng đột ngột tăng 2 kg trong 1 – 3 ngày, đó là dấu hiệu của việc giữ nước cần được điều trị.

Hạn chế lượng nước uống: Bác sỹ sẽ tư vấn chính xác lượng nước uống chính xác cho từng người bệnh. Thông thường lượng nước bổ sung = lượng nước tiểu 24 giờ + 300 ml.  

Thuốc điều trị suy tim

Một số loại thuốc kê đơn phổ biến được dùng trong điều trị suy tim mạn tính là:

Thuốc ức chế men chuyển: giúp hạ áp, giảm bớt áp lực cho tim.

Thuốc chẹn beta: có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim nhanh, thường được dùng kết hợp cùng thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể qua đường nước tiểu.

Thuốc trợ tim: giúp tăng lực co bóp cơ tim, thuốc thường dùng là digoxin.

Điều trị suy tim mạn tính bằng thảo dược

Y học cổ truyền hiện nay đã để lại tài nguyên dược liệu phong phú với rất nhiều vị thảo dược quý, giá trị ấy vẫn luôn được bảo tồn và sử dụng cho đến thời hiện tại. Đối với điều trị bệnh suy tim mạn tính cũng vậy, hiện nay các nhà khoa học đã khám phá và chứng minh lợi ích của các thảo dược thường dùng cho người bệnh tim như Hoàng bá, Đỏ ngọn, Đan sâm…

Sự kết hợp của những thảo dược này đã tạo nên bài thuốc trị suy tim hiệu quả, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng mệt mỏi, khó thở và ngăn chặn được sự tiến triển của suy tim mạn tính. Hiện nay, các nhà khoa học đã chiết xuất các vị thảo dược này và bào chế nên viên uống hỗ trợ cho người bệnh suy tim có tên là Vương Tâm Thống.

Theo nhận định của GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam thì Vương Tâm Thống là sản phẩm có công thức khá hoàn chỉnh, thích hợp sử dụng cho mọi đối đối tượng mắc bệnh tim mạch, trong đó có suy tim.

Minh chứng xác thực nhất cho hiệu quả của giải pháp thảo dược này đó chính là kết quả khảo sát về độ hài lòng của người dùng do báo Khoa học & Đời sống tổ chức. Theo đó, có tới 97.05% người bệnh đã rất hài lòng sau khi dùng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc tây theo đơn, 93.36% người bệnh cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực, khó thở.

Thông tin chi tiết mời bạn vui lòng xem tại video dưới đây:

Tổng kết chương trình khảo sát mức độ hài lòng của người dùng Vương Tâm Thống

Nhờ có Vương Tâm Thống, hàng ngàn người bệnh suy tim đã thoát khỏi tình trạng ho khan, khó thở, nặng ngực… và không còn lo nguy cơ nhập viện vì suy tim tiến triển. Tiêu biểu như trường hợp của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – Yên Lạc, Vĩnh Phúc) được chia sẻ qua video dưới đây:

Kinh nghiệm trị suy tim mạn tính chia sẻ từ người bệnh

Các phương pháp điều trị khác

Trong một số trường hợp, can thiệp phẫu thuật có thể được cân nhắc tiến hành. Thông thường, các phương pháp này sẽ được áp dụng để điều trị nguyên nhân cơ bản của suy tim mạn tính.

Chẳng hạn như cấy ghép thiết bị khử rung tim (ICD) và máy tạo nhịp tim cho người bệnh rối loạn nhịp tim nghiêm trọng; thay thế hoặc sửa chữa van tim ở người bệnh van tim; phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc đặt stent ở người bệnh mạch vành. Một số ít trường hợp có thể cần phải cấy ghép tim hoặc thiết bị hỗ trợ tâm thất trái.

Mặc dù hiện nay chưa có cách để chữa khỏi hoàn toàn suy tim mạn tính nhưng người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu tuân thủ điều trị bệnh đúng cách. Tâm lý vững vàng và kiên trì áp dụng theo phác đồ điều trị sẽ là yếu tố quyết định tiên lượng bệnh của bạn.

Xem thêm:

8 lý do khiến người bệnh suy tim nên lựa chọn dùng Vương Tâm Thống mỗi ngày

Bí quyết sống lâu hơn với suy tim mạn tính

Nguồn tham khảo: ada.com

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận