Suy tim giai đoạn cuối là một trong những nỗi ám ảnh lớn của nhiều người không may mắc phải. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong thuộc top đầu, chỉ đứng sau ung thư. Vậy người bệnh suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu? Và hiện nay có cách nào để cải thiện triệu chứng, kéo dài tuổi thọ?
Câu hỏi của bạn Nam: Bố tôi năm nay 70 tuổi, bị suy tim giai đoạn cuối, thường xuyên phải nhập viện vì khó thở, đau tức ngực. Xin hỏi người bệnh suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu? Có cách nào để kéo dài sự sống cho họ?
Giải đáp từ chuyên gia Tim mạch:
Dấu hiệu nhận biết suy tim giai đoạn cuối
Suy tim giai đoạn cuối được xác định là mức độ nặng nhất, còn gọi là suy tim độ 4, người bệnh sẽ thường xuyên phải nhập viện vì các triệu chứng:
– Khó thở: Ở suy tim giai đoạn cuối, khó thở xảy ra thường xuyên ngay cả khi người bệnh đang ngồi nghỉ ngơi không vận động nặng.
– Ho: Người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở, thở khò khè, ho có đờm nhầy máu trắng hoặc màu hồng, đặc biệt cơn ho xảy ra nhiều hơn về đêm.
– Các vấn đề về giấc ngủ: Ho, khó thở thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ ít, không nằm được mà phải ngồi ngủ.
– Mệt mỏi: Xảy ra mọi lúc kể cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
– Phù: Chức năng tim suy yếu khiến máu kém lưu thông và tích tụ ở một số bộ phận của cơ thể như chân, mắt cá chân, bụng… gây tăng cân đột ngột.
Ho là một triệu chứng điển hình của suy tim giai đoạn cuối
Ngoài ra người bệnh suy tim giai đoạn cuối thường có những biểu hiện sau:
– Ăn ít: Do cơ thể không cảm thấy đói, nên họ thường ăn ít hơn bình thường.
– Đi tiểu nhiều hơn về đêm: Nhằm giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa.
– Nhịp tim nhanh: Các cơ quan không được cung cấp đầy đủ máu, oxy để hoạt động sẽ khiến tim phải hoạt động nhanh, mạnh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt đó.
– Trầm cảm: Tâm lý căng thẳng, lo lắng, thậm chí là trầm cảm xảy ra nhiều hơn ở suy tim giai đoạn cuối.
Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016, ước tính có khoảng 50% người bệnh suy tim nặng sống được dưới 5 năm sau khi được chẩn đoán. Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nếu tỉ lệ sống ở bệnh nhân suy tim sau 1 năm là 78% thì 5 năm sau chỉ còn 50%.
Với bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, nhất là người cao tuổi, thời gian sống rất khó tiên lượng, vì nó phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân, cách điều trị, giới tính, lối sống cá nhân,… Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng phương pháp điều trị, tuổi thọ của người bệnh suy tim giai đoạn cuối có thể lên tới 10 năm.
Rất khó trả lờ câu hỏi “Suy tim sống được bao lâu?”, bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố
Giải pháp giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh
Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, điều trị của bác sĩ cùng người nhà bệnh nhân. Do đó gia đình nên dành thời gian chăm sóc bác và lưu ý một chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:
– Giảm tối đa lượng muối trong bữa ăn, hạn chế thực phẩm mặn như: cá biển, đồ ăn nhanh,… lượng natri cao có thể gây giữ nước, làm tăng gánh nặng cho tim.
– Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau, ngũ cốc, các loại đậu,… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kiểm soát cholesterol trong máu.
– Hạn chế chất lỏng bởi chúng có thể gây tăng gánh nặng cho tim, khiến suy tim thêm trầm trọng. Khuyến cáo giới hạn lượng chất lỏng < 2 lít/ngày.
– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích khác.
– Theo dõi cân nặng thường xuyên, bởi tăng cân nhanh, đột ngột là dấu hiệu suy tim tiến triển nặng hơn.
– Kết hợp sản phẩm từ thảo dược như Tpbvsk Vương Tâm Thống nhằm nâng cao hiệu quả điều trị giúp bố bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Với thành phần là các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm,… sản phẩm có tác dụng giãn mạch, tăng cường máu lên nuôi cơ tim, cải thiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi,… do bệnh suy tim gây ra. Không chỉ vậy, trong sản phẩm còn chứa các thành phần có tác dụng chống hình thành huyết khối, góp phần phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim. Đã có rất nhiều người, nhờ sử dụng Vương Tâm Thống đã có nhiều cải thiện rõ rệt. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc phải bạn, do vậy hãy giữ vững tinh thần lạc quan và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kéo dài tuổi thọ và sống chung với căn bệnh này. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề gì, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.