Suy tim giai đoạn cuối quả thực là một giai đoạn khó khăn đối với người bệnh khi mà họ không chỉ gánh chịu nỗi đau về thể chất mà cả đời sống tinh thần cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy làm thế nào để vượt qua được gánh nặng do suy tim gây ra? Giải pháp sẽ nằm ngay trong bài viết dưới đây.
Suy tim giai đoạn cuối là gì?
Suy tim giai đoạn cuối hay còn gọi là suy tim độ 4 theo mức độ phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York. Ở giai đoạn này, người bệnh bị hạn chế mọi hoạt động thể lực, các triệu chứng suy tim xuất hiện ngay cả khi họ nghỉ ngơi, vận động nhẹ cũng đủ khiến các triệu chứng gia tăng nhanh chóng.
Biểu hiện của suy tim giai đoạn cuối
Trong giai đoạn cuối của suy tim thì tần suất, mức độ các triệu chứng sẽ tăng lên nhiều lần. Cụ thể là:
– Khó thở: Cơn khó thở thường nặng hơn khi người bệnh nằm xuống do dịch bị ứ trệ tại phổi.
– Ho khan: Tần suất, mức độ ho tăng lên, người bệnh thường ho khan và đôi khi có đờm lẫn máu.
– Khó ngủ: Khó thở, ho khan về đêm là những nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh.
– Mệt mỏi: Mệt mỏi có thể xảy ra với người bệnh suy tim giai đoạn cuối ngay cả lúc người bệnh nghỉ ngơi.
– Phù: Sự tích tụ chất lỏng ở phần dưới của cơ thể như chân, mắt cá chân trở nên rõ rệt hơn do khả năng hút máu về tim đã suy giảm nhiều.
– Chán ăn: Chất lỏng tích tụ trong đường tiêu hóa khiến người bệnh thường chán ăn, tiêu hóa kém, có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa…
– Tiểu đêm nhiều lần: Đây là cách mà cơ thể đáp ứng lại với sự dư thừa chất lỏng, người bệnh thường phải đi tiểu về đêm nhiều hơn.
– Tim đập nhanh: Khi tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết, nó cố gắng bù đắp lại bằng cách đập nhanh hơn.
– Lo lắng, trầm cảm: Lo lắng quá nhiều khi sức khỏe ngày một suy yếu và phụ thuộc vào người thân có thể khiến người bệnh rơi vào trầm cảm.
– Đau: 75% người bệnh suy tim giai đoạn cuối có thể trải qua những cơn đau đớn, khó chịu và cần dùng đến thuốc giảm đau, bấm huyệt hoặc châm cứu.
Các triệu chứng điển hình của suy tim giai đoạn cuối
Suy tim giai đoạn cuối là giai đoạn nhọc nhằn với những triệu chứng diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Biến chứng của suy tim giai đoạn cuối
Trong giai đoạn cuối, sức khỏe của người bệnh suy tim bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như:
– Biến chứng gan: Gan bị ứ dịch lâu ngày sẽ giảm khả năng chuyển hóa, lâu dần có thể dẫn tới xơ gan.
– Biến chứng thận: Suy thận là hậu quả khó tránh khỏi khi bước vào suy tim giai đoạn cuối, nguyên nhân là do thận không nhận được đủ máu nên giảm chức năng thải lọc dịch dư thừa và các chất cặn bã.
– Biến chứng cục máu đông: Máu bị ứ trệ là cơ hội để các cục máu đông hình thành, chúng có thể di chuyển và làm tắc nghẽn mạch vành, mạch não, mạch ngoại biên gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, hoại tử chi rất nguy hiểm.
– Biến chứng tại phổi: Phù phổi cấp và thuyên tắc phổi là những biến chứng suy hô hấp cấp tính cần được xử trí gấp.
Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Theo GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, không có một mốc giới hạn về tiên lượng của suy tim. Tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như nguyên nhân gây suy tim, mức độ bệnh, thể trạng, ý thức tuân thủ điều trị và bệnh mắc kèm…
Người bệnh không nên mất hy vọng với suy tim nếu được điều trị sớm và biết được nguyên nhân gây ra nó. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Giáo sư về vấn đề này qua video dưới đây:
GS.TS Phạm Gia Khải giải đáp “Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu?”
Điều trị suy tim giai đoạn cuối
Thuốc điều trị
Người bệnh vẫn cần tiếp tục sử dụng các thuốc để quản lý triệu chứng trong suy tim giai đoạn cuối. Các thuốc đó là thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau…Hãy chú ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng gan, thận bởi sử dụng thuốc tây lâu ngày sẽ khó tránh khỏi những tác dụng phụ này.
Giải pháp thảo dược cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối
Khó khăn trong điều trị suy tim giai đoạn cuối là người bệnh đã sử dụng thuốc kéo dài, thể trạng thường yếu nên khả năng đáp ứng với thuốc thường không cao. Bởi vậy, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh suy tim giai đoạn cuối nên kết hợp sử dụng thuốc cùng các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược như Vương Tâm Thống.
Với sự kết hợp hoàn hảo của 9 thành phần là Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn, Hoàng bá, cao Natto, L – carnitine fumarate, Alpha lipoic acid, Vương Tâm Thống có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn, giảm cholesterol máu, đồng thời giúp giảm huyết áp để bớt đi gánh nặng cho tim, cải thiện hiệu quả các cơn đau ngực, khó thở, mệt mỏi… và duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp tối ưu, toàn diện và là lựa chọn số 1 cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối.
Hiệu quả của sản phẩm cũng đã được làm sáng tỏ qua chương trình “Khảo sát đánh giá người dùng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch”, kết quả cho thấy: 97.05% người bệnh tim mạch cảm thấy rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng sản phẩm trong thời gian từ 3 – 6 tháng.
Trong đó, 93.36% người bệnh có cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực và 64.94% ghi nhận chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp thuyên giảm hẳn. Hãy cùng lắng nghe trực tiếp buổi tổng kết chương trình tại video sau:
Chương trình khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống
Thực tế cũng đã có hàng ngàn người bệnh suy tim nhờ sử dụng Vương Tâm Thống có cải thiện hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) tại video dưới đây:
Bác Đạt chia sẻ trải nghiệm điều trị suy tim nhờ Vương Tâm Thống
Chăm sóc người bệnh suy tim giai đoạn cuối
– Tư thế nằm nghỉ: Đối với người bệnh suy tim giai đoạn cuối thì tư thế nửa nằm nửa ngồi, kê cao đầu khi ngủ sẽ giảm bớt triệu chứng ho, khó thở.
– Vận động: Người bệnh không cần ngưng mọi hoạt động thể dục thể thao. Nếu sức khỏe quá yếu, có thể vận động nhẹ ngay tại giường bệnh, xoa bóp các chi để tăng cường lưu thông máu, giảm phù nề.
– Chế độ ăn: Người bệnh suy tim giai đoạn cuối nên duy trì chế độ ăn uống khoa học theo hướng dẫn sau:
+ Nên chế biến thức ăn dưới dạng súp, cháo để dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
+ Hạn chế nêm quá nhiều muối (dưới 0,5g), đường…
+ Tránh các thực phẩm khó tiêu, có hại cho tim như thịt đỏ, nội tạng động vật…
+ Hạn chế uống nhiều nước, có thể uống nước dựa theo cân nặng theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam như sau: với người bệnh dưới 85 kg thì uống 30ml/kg cân nặng; với người trên 85 kg thì uống 35ml/kg cân nặng.
+ Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa uống rượu bia.
– Về tinh thần: Người thân và gia đình cần bên cạnh động viên tinh thần, giúp đỡ người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này để tránh bị trầm cảm. Người bệnh nên tham gia các câu lạc bộ, nghe nhạc, đọc truyện hài, tập thiền… để tâm lý được giải tỏa.
Người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần có người thân bên cạnh động viên, giúp đỡ
Phẫu thuật
Ghép tim có thể được chỉ định cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối. Phương pháp này đã được chứng minh là có thể cải thiện khả năng vận động và chất lượng sống cho người bệnh. Họ có thể nhận tim từ người hiến tặng phù hợp hoặc tim nhân tạo. Sau phẫu thuật, người bệnh cần phải sử dụng thuốc chống thải ghép kéo dài.
Suy tim giai đoạn cuối quả thực là một thách thức đối với người bệnh nhưng đó vẫn chưa phải là cửa tử nếu họ biết cách đối diện với bệnh và có sự giúp sức từ người thân, bạn bè. Để được hỗ trợ thêm thông tin về bệnh suy tim, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại – zalo 0962.546.541 hoặc đặt comment ngay dưới bài viết này, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh suy tim
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh suy tim
Nguồn tham khảo: heart.org, webmd.com, mariecurie.org.uk
Tôi đã mua cho nguời thân dùng rồi , thuốc có tác dụng rất tốt . Bệnh phục hồi nhanh và mau khỏe
Chào bạn Lưu minh Thành,
Qua chia sẻ của bạn có thể thấy hiện tại người thân bạn đang đáp ứng rất tốt với Vương Tâm Thống, do vậy để đạt hiệu quả tối ưu, người thân bạn nên duy trì sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn và liệu trình khuyến cáo tối thiểu từ 3 – 6 tháng. Bên cạnh đó, người thân bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ như:
– Khám tim mạch định kỳ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi bệnh.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya quá 11 giờ.
– Hạn chế làm việc quá mệt mỏi hoặc căng thẳng, áp lực tinh thần thường xuyên.
– Dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày;
– Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, đỗ,..; hạn chế sử dụng rượu, bia, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga…
Nếu cần hỗ trợ gì thêm bất cứ vấn đề gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Ba mình đặt stent mạch vành cách đây 1 năm, hiện tại hay bị tức ngực, đi khám thì bác sỹ nói có 1 chỗ mạch vành bi hẹp 50%. Ba mình đang uống thuốc tây thì có thể uống kèm vương tâm thống được không
Chào bạn Tuyền Nguyễn,
Đặt stent là một trong những biện pháp khá hiệu quả giúp máu lưu thông tới tim tốt hơn ở những người bị hẹp mạch vành nghiêm trọng. Tuy nhiên, đặt stent không phải là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mạch vành. Sau một thời gian đặt stent, mạch vành vẫn có thể tái hẹp trở lại ở vị trí đặt stent hoặc những vị trí khác bị tắc hẹp nặng hơn gây ra biểu hiện đau ngực, khó thở như trước khi phẫu thuật; nguy hiểm nhất là sự xuất hiện của các cục máu đông gây tắc hẹp động mạch, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Do đó, bên cạnh việc tái khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sau khi đặt stent bố bạn cần chú ý duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đồng thời, bố bạn nên sử dụng sớm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần trong thời gian khoảng 3 – 6 tháng, uống cách thuốc tây đang dùng từ 1 – 2 giờ để nâng cao hiệu quả điều trị.
Vương Tâm Thống là sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ hay tương tác với bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Do đó, bố bạn có thể yên tâm sử dụng Vương Tâm Thống lâu dài kết hợp cùng thuốc tây theo đơn của bác sỹ.
Với các thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, tăng cường tưới máu cơ tim, hạ mỡ máu, hạ huyết áp; Vương Tâm Thống giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch tiến triển; phòng ngừa biến chứng sau đặt stent như tái tắc hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim… hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/tpcn-vuong-tam-thong-va-nhung-loi-ich-chuyen-biet-cho-benh-mach-vanh.html
Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ (điện thoại hoặc Zalo) qua số: 0962.546.541 để được hỗ trợ trực tiếp.
Chúc bố bạn sức khỏe!
bị Suy tim thì dùng vương tâm thống như thế nào ah
Chào bạn Duy Mạnh,
Với bệnh suy tim,
Bạn nên kết hợp sử dụng sớm sản phẩm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ. Vương Tâm Thống là sản phẩm hỗ trợ tim mạch chuyên biệt có thành phần gồm các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… và các hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp giãn mạch, tăng lượng máu đến nuôi tim, cải thiện chức năng co bóp của cơ tim, từ đó giúp làm giảm tiến triển của suy tim; cải thiện các triệu chứng ứ trệ tuần hoàn do suy tim như khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực…
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Vương Tâm Thống trong bài viết dưới đây:
https://chuadautim.com/bai-viet/vuong-tam-thong/7-ly-do-khien-nguoi-benh-suy-tim-nen-lua-chon-dung-vuong-tam-thong-moi-ngay.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!