Suy tim dần sẽ trở nên nghiêm trọng theo thời gian, với người bệnh suy tim độ 3 lại càng phải hết sức thận trọng khi các biến chứng có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Vậy suy tim độ 3 có nguy hiểm không? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này giúp bạn.
Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?
Suy tim độ 3 là mức độ trung bình nhưng cũng rất nguy hiểm. Người bệnh ở giai đoạn này nếu không được chăm sóc, điều trị tốt sẽ dễ gặp phải 8 biến chứng sau:
Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?
Rối loạn nhịp tim
Tim có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm. Các rối loạn nhịp đáng chú ý trong suy tim là:
– Rung tâm nhĩ: Thay vì tim đập bình thường, buồng phía trên của tim rung bất thường. Điều này tạo điều kiện hình thành cục máu đông trong tim, chúng di chuyển tự do và đến các cơ quan khác gây tắc nghẽn.
– Block nhánh trái: thường gặp ở 30% bệnh nhân suy tim. Block nhánh khiến hoạt động co bóp của tim không được đồng bộ, triệu chứng suy tim trở nên nghiêm trọng hơn.
– Nhịp nhanh thất, rung thất: là rối loạn nhịp nguy hiểm có thể dẫn tới ngừng tim đột ngột.
Suy thận
Cũng giống như các cơ quan khác, thận cần được cung cấp một lượng máu ổn định để lọc bỏ nước dư thừa và chất thải chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Suy tim độ 3 làm giảm lượng máu đến thận, dẫn tới suy chức năng thận, hậu quả là cơ thể bị phù, tăng huyết áp.
Tổn thương gan
Suy tim độ 3 gây tích tụ chất lỏng tại gan, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa tại gan gây tổn thương, xơ hóa và dẫn tới suy gan.
Phù phổi cấp
Suy tim độ 3 còn ảnh hưởng tới khả năng bơm máu từ phổi về tim. Máu ứ tại phổi làm tăng áp lực bên trong các tĩnh mạch phổi, gây tràn dịch màng phổi. Trên lâm sàng, người bệnh cảm nhận được cơn khó thở dữ dội, ho khan (có thể lẫn bọt hồng), dịch có thể trào ra mũi miệng, da xanh tái, đổ mồ hôi toàn thân…
Giảm cân nặng và mất cơ
Suy tim làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cơ và chất béo trong cơ thể. Trong giai đoạn 3 này, người bệnh có thể mất cơ khiến việc vận động gặp nhiều trở ngại. Theo ước tính, người bệnh có thể giảm ít nhất 7,5% khối lượng cơ trong vòng 6 tháng.
Thiếu máu
Thực chất là chỉ tình trạng giảm số lượng hồng cầu – tế bào máu đỏ mang oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ở người bình thường, khi bị thiếu máu, thận sẽ sản xuất một loại protein là erythropoietin kích thích tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Nhưng ở người suy tim độ 3, quá trình này không thể diễn ra bình thường do suy thận, kết quả là người bệnh bị thiếu máu với biểu hiện da xanh, chân tay lạnh, người mệt mỏi, hay chóng mặt…
Đột quỵ não
Đột quỵ não là biến chứng khá phổ biến ở người bệnh suy tim. Căn nguyên là do cục máu đông hình thành trong tim di chuyển lên não gây tắc nghẽn, làm chết mô não hoàn toàn. Đột quỵ não làm mất chức năng nhận thức và vận động, với các dấu hiệu cảnh báo là tê một bên cơ thể, mất khả năng nói, giữ thăng bằng…
Bệnh van tim
Máu ra vào tim theo một chiều nhất định là nhờ hệ thống các van trong tim. Ở người suy tim độ 3, buồng tim dễ bị giãn to do tim phải làm việc chăm chỉ hơn để bơm máu. Sự thay đổi về kích thước tim có thể làm biến dạng và hỏng van tim.
Những biến chứng trên đây cũng chính là dẫn chứng cho mức độ nguy hiểm của suy tim độ 3. Nếu bạn đang lo lắng về nguy cơ gặp phải những biến chứng này, vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.
Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng suy tim độ 3?
Bất kỳ biến chứng nào cũng đều gây trở ngại trong điều trị suy tim và khiến tiên lượng bệnh trở nên xấu đi. Để phòng ngừa biến chứng, người bệnh cần lưu ý:
Điều chỉnh lối sống khoa học
– Ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên ăn nhiều rau quả, trái cây, sữa tách béo, hạt họ đậu, cá biển… Giảm bớt thực phẩm có hại cho tim như chất béo bão hòa, muối, đường…
– Duy trì hoạt động thể chất: Vận động thể lực thường xuyên giúp cải thiện khả năng làm việc của tim. Với người bệnh không thể tập thể dục, có thể xoa bóp tại chỗ để giảm ứ trệ tuần hoàn, giúp máu về tim dễ dàng hơn.
Nếu không thể tự vận động, người bệnh suy tim độ 3 cần được xoa bóp tại chỗ
– Bỏ hút thuốc lá do khói thuốc có nhiều chất độc gây tăng huyết áp, nhịp tim…
– Hạn chế uống nhiều rượu, bia
– Tiêm phòng cúm bằng năm
– Khám sức khỏe tim mạch định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra chỉ số cân nặng, huyết áp hằng ngày và ghi lại để theo dõi
– Uống nước hạn chế: dựa vào lượng nước tiểu 24 giờ để uống bổ sung.
Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tim mạch với thành phần Hoàng bá, Bồ hoàng, Cao natto… giúp giãn mạch tốt, ngăn ngừa cục máu đông như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống là giải pháp phòng ngừa biến chứng suy tim được nhiều chuyên gia tim mạch khuyến cáo áp dụng.
Theo GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam: “Công thức bào chế nên Vương Tâm Thống khá hoàn chỉnh, biết kết hợp những thứ cần kết hợp, không thừa cũng không thiếu. Vương Tâm Thống là lựa chọn đáng tin cậy, có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng người bệnh tim mạch”.
Khảo sát thực tế trên 271 người bệnh tim mạch cho thấy, có tới 97.05% số người bệnh tim mạch, cảm thấy rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng Vương Tâm Thống. Vì vậy, bên cạnh thuốc tây điều trị, người bệnh suy tim độ 3 nên kết hợp sử dụng với liều 4 – 6 viên/ngày để giảm nhanh triệu chứng đau ngực khó thở, mệt mỏi và đẩy lùi các biến chứng suy tim trong tương lai.
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Vương Tâm Thống đã giúp cho hàng ngàn người bệnh suy tim sống khỏe hơn mỗi ngày, không còn lo phải nhập viện hay gặp phải biến chứng tim mạch nguy cấp. Điển hình như trường hợp của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – Yên Lạc, Vĩnh Phúc) được chia sẻ qua video dưới đây:
Bác Đạt chia sẻ bí quyết điều trị suy tim độ 3, phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng giải pháp thảo dược
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc suy tim độ 3 có nguy hiểm không và biết cách để phòng ngừa biến chứng suy tim hiệu quả. Để được hỗ trợ thêm thông tin về bệnh suy tim độ 3, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo theo số 0962.546.541.
Xem thêm:
7 lý do khiến người bệnh suy tim nên lựa chọn dùng Vương Tâm Thống mỗi ngày
Chăm sóc bệnh nhân suy tim – Những điều bạn cần biết
Nguồn tham khảo: uwhealth.org, webmd.com, nhs.uk