Suy tim cấp độ 3 không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành suy tim giai đoạn cuối, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn. Chỉ với 3 phút tham khảo bài viết sau sẽ giúp bạn và người thân có được những thông tin cần thiết để việc kiểm soát bệnh đạt hiệu quả hơn.
Suy tim cấp độ 3 là gì?
Dựa theo triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức, Hiệp hội Tim mạch New York chia suy tim thành 4 độ, trong đó suy tim cấp độ 3 là mức trung bình, người bệnh bị hạn chế đáng kể hoạt động thể lực, các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, tim đập nhanh… xuất hiện ngay cả khi chỉ gắng sức nhẹ và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng của suy tim cấp độ 3
Các triệu chứng của suy tim độ 3 hiện diện rõ ràng và nghiêm trọng hơn so với suy tim độ 1 và độ 2. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp:
– Khó thở, hụt hơi, thở khò khè, ho: Nặng lên khi nằm hoặc vận động khiến người bệnh thường xuyên bị thức giấc giữa đêm vì những cơn khó thở, ho kéo dài
Khó thở là triệu chứng phổ biến của suy tim cấp độ 3
– Mệt mỏi, kiệt sức: Máu tuần hoàn kém đến bắp cơ và các cơ quan gây mệt mỏi, uể oải, đuối sức, điều này ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh
– Phù: Tích tụ dịch trong cơ thể dẫn đến phù ở mắt cá chân, bàn chân, bụng và tăng cân nhanh. Tình trạng này có thể gây tiểu đêm nhiều, đầy bụng, buồn nôn và cảm giác chán ăn
– Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh để bơm đủ máu cho cơ thế khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp, dồn dập, rung trong lồng ngực
– Chóng mặt, ngất xỉu, nhầm lẫn, sụt giảm trí nhớ: Não bộ không nhận đủ lượng máu cần thiết kèm theo sự thay đổi nồng độ các chất điện giải dẫn đến hoa mắt, choáng váng, lú lẫn, mất tập trung…
Biến chứng của suy tim cấp độ 3
Suy tim cấp độ 3 nếu không được quản lý và điều trị tốt có thể chuyển sang suy tim giai đoạn cuối và gây ra các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
– Nhịp tim bất thường: Bình thường tim co bóp đều đặn 60 – 80 nhịp/phút, khi chức năng suy yếu, tim có thể đập quá chậm, quá nhanh, bỏ nhịp hoặc thậm chí ngừng đập. Tình trạng này làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch
– Tổn thương van tim: Suy tim làm thay đổi cấu trúc của tim, các buồng tim giãn rộng, phì đại gây tổn thương và hư hỏng hệ thống van tim
– Suy thận: Thận thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến rối loạn hoạt động, không thể thực hiện đầy đủ chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi máu, gây giữ nước, tăng huyết áp và khiến suy tim tiến triển xấu hơn.
– Xơ gan: Tích tụ dịch trong cơ thể làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch đưa máu về gan) gây tổn thương và sẹo hóa hóa mô gan, dẫn đến xơ gan
– Phù phổi cấp: Là tình trạng cấp tính xảy ra khi máu ứ tại tĩnh mạch phổi khiến chất dịch tràn vào các phế nang và gây ra triệu chứng khó thở nặng, ho có đờm máu, môi tím tái…
– Sụt cân, teo cơ: Người bệnh suy tim thường tăng cân bất thường do giữ dịch, tuy nhiên khi chuyển sang mức độ nặng, suy tim có thể gây teo, yếu các cơ và giảm trọng lượng cơ thể
– Huyết khối gây tắc mạch: Máu kém lưu thông, tích tụ tại buồng tim và các cơ quan tạo điều kiện thuận lợi để hình thành cục máu đông, nếu đủ lớn chúng có thể gây tắc mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi…
Nếu bạn đang bị suy tim độ 3 đừng quá lo lắng, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn về giải pháp điều trị và chế độ chăm sóc để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Suy tim cấp độ 3 sống được bao lâu?
Khó để đưa ra đáp án cụ thể cho câu hỏi này, bởi tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 3 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, thể trạng sức khỏe, nguyên nhân gây suy tim, chế độ chăm sóc, tuân thủ đúng phác đồ điều trị, đáp ứng thuốc…
Có nhiều người vẫn sống khỏe mạnh trong nhiều năm nhưng cũng có trường hợp bệnh tiến triển nhanh sang suy tim độ 4 với nguy cơ tử vong cao. Do vậy, thay vì băn khoăn về vấn đề này, người bệnh nên tạo cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái để chữa bệnh hiệu quả. Đây cũng là lời khuyên mà GS. Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam dành cho người bệnh suy tim, để có thêm thông tin, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của giáo sư qua video sau:
GS. Phạm Gia Khải tư vấn về bệnh suy tim
Giải pháp giúp ngăn chặn suy tim cấp độ 3 tiến triển
Tuân thủ thuốc điều trị:
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc khác nhau như thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch vành nitrat, thuốc chống đông máu, thuốc hạ áp… để giảm ứ dịch và cải thiện triệu chứng. Với suy tim cấp độ 3, điều trị nội khoa bằng thuốc là điều cần thiết do vậy người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn, không được tự ý ngừng dùng hay uống không đúng liều.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ:
Người bệnh suy tim có thể cần dùng thuốc cả đời, điều này gây ra không ít bất lợi, ảnh hưởng nhiều đến chức năng tiêu hóa, gan, thận… Để khắc phục nhược điểm trên, việc kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tim mạch từ thảo dược đang là hướng đi mới an toàn, hiệu quả. Trong đó, Tpbvsk Vương Tâm Thống là một trong những sản phẩm được đông đảo chuyên gia Tim mạch lựa chọn hiện nay. Với thành phần gồm các thảo dược quý có tác dụng giãn mạch tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, cao Natto…, sản phẩm không chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho, khó thở, đau ngực… mà còn ổn định mức huyết áp, cholesterol máu nhờ đó ngăn chặn suy tim tiến triển.
Dưới đây là các nguyên tắc khi xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh suy tim:
– Ăn nhạt không quá 2 gam muối/ngày, tránh lựa chọn các loại thức ăn đóng hộp, rau dưa muối… có hàm lượng muối cao
– Tăng cường rau xanh, trái cây, cá biển, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên cám…; hạn chế chất béo bão hòa, đường…
– Điều chỉnh lượng nước uống theo trọng lượng cơ thể hoặc theo lượng nước tiểu 24 giờ
– Không sử dụng rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá, các chất kích thích gây nghiện…
Kiểm tra cân nặng mỗi ngày:
Tăng cân nhanh chính là dấu hiệu đơn giản giúp người bệnh có thể tự nhận diện được suy tim đang trở nặng, hãy ghi lại trọng lượng cơ thể hằng ngày, nếu thấy tăng 2 – 3 kg cần thông báo ngay cho bác sĩ
Người bệnh suy tim cấp độ 3 cần theo dõi cân nặng mỗi ngày
Tập thể dục đều đặn:
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện khả năng bơm máu của tim. Trong trường hợp không thể vận động, người bệnh nên xoa bóp hai chi dưới thường xuyên để tăng cường lưu thông máu
Thư giãn tinh thần:
Đừng quá lo lắng, áp lực về vấn đề bệnh tật của mình; cố gắng trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn với người thân, bạn bè xung quanh hoặc tham gia các lớp học thiền, yoga để giải tỏa căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái
Phẫu thuật điều trị suy tim:
Trong một số trường hợp, để giải quyết nguyên nhân nền gây suy tim và cải thiện sức khỏe cho người bệnh, một số can thiệp ngoại khoa như sửa/thay van tim, đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu, cấy máy khử rung tim, ghép tim… được chỉ định. Tuy nhiên, do nguy cơ gặp phải các tai biến nên những thủ thuật này thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi tiến hành.
Suy tim cấp độ 3 là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, bằng cách xây dựng một lối sống khoa học kết hợp với tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh và nâng cao sức khỏe.