May mắn sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bạn sẽ không còn mối lo ngại nào khác. Người bệnh nhồi máu cơ tim cho dù thoát khỏi nguy cơ tử vong những vẫn sẽ bị tổn thương tim ở một mức độ nhất định. Một trong những biến chứng thường gặp sau nhồi máu cơ tim là suy tim.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim không nhận được đủ oxy và năng lượng để hoạt động. Cho dù may mắn sống sót nhưng các tế bào cơ tim đã chết đi cũng không thể tái tạo lại, từ đó hình thành mô sẹo trong tim. Đa số người bệnh sau nhồi máu cơ tim đều bị tổn thương tim. Đây là điều kiện tiên quyết cho nhiều loại bệnh tim có liên quan phát triển sau cơn nhồi máu, trong đó có bệnh suy tim.
Người bệnh bị một cơn nhồi máu cơ tim nặng có thể mắc suy tim ngay sau khi cấp cứu thành công. Trường hợp mắc nhồi máu cơ tim nhẹ hơn sẽ có ít nguy cơ phát triển suy tim sau này. Việc điều trị bằng thuốc cũng như thay đổi lối sống sau cơn nhồi máu cơ tim có vai trò rất quan trọng trong việc trì hoãn hoặc ngăn ngừa suy tim phát triển.
Người bệnh sau nhồi máu cơ tim có nguy cơ cao mắc suy tim
Tái cấu trúc tim – nguyên nhân gây suy tim sau nhồi máu cơ tim
Tái cấu trúc tim là một phản ứng tự phục hồi của cơ thể giúp bảo vệ trái tim sau nhồi máu cơ tim. Ngoài việc hình thành sẹo tim, những cơ tim còn khỏe mạnh của người bệnh sẽ bị kéo giãn ra để cố gắng bù lại phần chức năng tim đã mất do sẹo tim. Cơ tim bị kéo giãn khiến các buồng tim giãn rộng và suy yếu. Do đó, bệnh suy tim còn có tên gọi khác là bệnh cơ tim giãn.
Tái cấu trúc tim sẽ giúp tim trở lại hoạt động bình thường trong giai đoạn đầu sau nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, nếu quá trình này tiếp tục trong thời gian dài, cơ tim do phải hoạt động “quá sức” sẽ dần dần bị suy yếu. Các bác sỹ thường sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa tái cấu trúc tim, phòng ngừa bệnh suy tim.
Bạn cần được tư vấn về sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim tái phát? Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 (hoặc qua zalo) để được tư vấn hỗ trợ.
Đánh giá mức độ suy tim và tái cấu trúc tim
Bởi tái cấu trúc tim không phải hoàn toàn là có hại, do đó, người bệnh cần được đánh giá mức độ tái cấu trúc tim để biết được khi nào thì cần ngăn ngừa quá trình này. Thông tin này được đo lường bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tâm thất trái, chẳng hạn như siêu âm tim.
Một phương pháp khác thường được sử dụng để đánh giá mức độ các tổn thương cơ tim là phân suất tống máu tâm thất trái (LVEF). Phân suất tống máu được tính bằng đơn vị %, là lượng máu được bơm ra trong mỗi nhịp tim so với lượng máu có trong tâm thất trái sau mỗi lần tim co bóp. Nếu phân suất tống máu ít hơn 40% (chỉ số LVEF bình thường là 55%) thì tim người bệnh đã bị tổn thương đáng kể và có giá trị trong chẩn đoán suy tim.
Ngăn ngừa tái cấu trúc tim và suy tim thế nào?
Một số loại thuốc giúp ngăn ngừa tái cấu trúc tim và suy tim sau nhồi máu cơ tim
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có hai loại thuốc có thể làm giảm đáng kể quá trình tái cấu trúc tim và tăng cường tuổi thọ của người bệnh suy tim sau nhồi máu cơ tim là thuốc chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển ACE.
Thuốc chẹn beta (beta blockers) có nhiều thế hệ thuốc khác nhau hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của hormone adrenalin lên trái tim, giúp giảm nhịp tim và giảm áp lực lên tim. Thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ đau thắt ngực ở người bệnh mắc bệnh mạch vành (CAD) và giảm nguy cơ đột tử. Các loại thuốc chẹn beta hiện đang được kê đơn nhiều nhất là Tenormin (atenolol) và Betaloc – ZOK (metoprolol).
Các chất ức chế men chuyển ACE cải thiện đáng kể thời gian sống sót cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh suy tim. Chất ức chế men chuyển tương tự như thuốc chẹn beta là một loại thuốc bắt buộc nếu người bệnh đã từng có một cơn nhồi máu cơ tim trước đó. Các loại thuốc ức chế men chuyển ACE thường dùng hiện nay là Vasotec (enalapril) và Capoten (captopril).
Việc sử dụng thuốc phải có sự chỉ định của bác sỹ điều trị, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những nguy cơ rủi ro không đáng có. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống tốt cho trái tim như thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho tim mạch, ăn uống lành mạnh, hạn chế cholesterol và sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm có tác dụng giãn mạch, làm giảm áp lực lên tim, giúp phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim tát phát và biến chứng suy tim về lâu dài.
Phòng ngừa và trì hoãn suy tim do tái cấu trúc tim là điều mà bất kỳ người bệnh sau nhồi máu cơ tim nào cũng đều phải thực hiện. Người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục tốt sau nhồi máu cơ tim và có một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu biết cách ngăn ngừa biến chứng bệnh hiệu quả.
Xem thêm: 7 lý do để người bệnh suy tim nên sử dụng Vương Tâm Thống mỗi ngày
Ds. Ngọc Hân
Tham khảo: https://www.verywell.com/preventing-heart-failure-after-heart-attacks-1746013
Chào bs, Cháu bị thiếu máu cơ tim, có nguy hiểm k? thức khuya như cháu có ảnh hưởng gì đến tim mạch của cháu k ạ
Chào bạn Thảo,
Thiếu máu cơ tim (tên gọi khác của bệnh mạch vành) là tình trạng tim không được nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì khả năng co bóp bình thường. Tùy từng mức độ nặng hay nhẹ mà bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau trên người bệnh. Đối với trường hợp thiếu máu cơ tim nhẹ, người bệnh thường chỉ gặp phải các triệu chứng đau ngực nhẹ, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim… và có thể kiểm soát các triệu chứng này với một số loại thuốc tây y. Tuy nhiên, nếu thiếu máu cơ tim xảy ra do mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cho tim) bị tắc hẹp nhiều (trên 80%) thì người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, huyết khối…, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
https://chuadautim.com/bai-viet/thong-tin-benh/benh-mach-vanh-co-nguy-hiem-khong-lam-sao-de-phong-ngua-bien-chung.html
Lối sống không lành mạnh như thức khuya, ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động,… có thể khiến thiếu máu cơ tim tiến triển nhanh và nặng hơn. Do vậy, song song với các phương pháp điều trị, bạn cũng cần thiết lập cho mình một lối sống khoa học như:
– Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày; hạn chế mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất bảo quản.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya.
– Tránh lo lắng, căng thẳng, làm việc quá sức.
– Tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
https://chuadautim.com/bai-viet/che-do-dinh-duong/8-loi-khuyen-ve-che-do-an-uong-danh-cho-nguoi-benh-mach-vanh.html
https://chuadautim.com/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-tap-luyen-cho-benh-nhan-mach-vanh.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!