Bạn có biết cứ mỗi 34 giây lại có một người Mỹ tử vong do bệnh suy mạch vành. Tại Việt Nam, con số mắc bệnh cũng đang không ngừng gia tăng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Hiểu rõ về bệnh và chủ động phòng, điều trị là giải pháp hiệu quả giúp bạn đẩy lùi biến chứng của bệnh.
Suy mạch vành là bệnh gì?
Suy mạch vành là bệnh lý trong đó có sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành – động mạch cung cấp máu giàu oxy cho tim. Những mảng xơ vữa phát triển dày lên theo thời gian, làm hẹp lòng mạch, khiến lưu lượng máu nuôi tim bị giảm sút. Bởi vậy, tình trạng này còn được gọi là bệnh mạch vành, hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ.
Nhồi máu cơ tim – Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy mạch vành
Dấu hiệu nhận biết bệnh suy mạch vành
Tùy thuộc vào số lượng, mức độ tắc nghẽn và cơ địa từng người mà các dấu hiệu bệnh có thể khác nhau. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng phổ biến của suy vành là cơn đau thắt ngực, xảy ra khi một vùng cơ tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng. Người bệnh thường mô tả cơn đau bằng cảm giác bó chặt, thắt nghẹt và áp lực ở lồng ngực. Đau có thể tại chỗ hoặc truyền lên vai, cánh tay, cổ, hàm, lưng… dễ xuất hiện khi căng thẳng, thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc vận động gắng sức.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng suy mạch vành khác như:
– Khó thở
– Mệt mỏi
– Đầy bụng
– Khó tiêu
– Buồn nôn
– Ợ nóng
– Tim đập nhanh.
Nguyên nhân gây suy mạch vành
Nghiên cứu cho thấy, hội chứng suy vành được khởi phát khi có sự tổn thương lớp lót bên trong của thành động mạch vành, làm kích hoạt phản ứng viêm. Tại vị trí tổn thương,cholesterol, tế bào viêm, các chất thải trong máu tích tụ và hình thành nên mảng xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa lớn dần lên, gây tắc nghẽn dòng máu đến nuôi tim.
Các yếu tố nguy cơ có thể làm khởi phát và thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển bao gồm:
– Tuổi cao
– Hút thuốc lá
– Cholesterol máu cao
– Huyết áp cao
– Tiểu đường
– Béo phì
– Lối sống ít vận động
– Chế độ ăn uống không lành mạnh
– Căng thẳng
– Stress kéo dài.
Bệnh suy vành có nguy hiểm không?
Hội chứng suy vành là nguyên nhân gây tử vong số một trong các bệnh lý tim mạch. Nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như:
– Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị bịt tắc hoàn toàn bởi cục máu đông. Nếu không được tái tưới máu kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương và mất đi chức năng, người bệnh có thể tử vong vài giờ sau đó.
– Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh, chậm hoặc bất thường là một biến chứng thường gặp khi mạch vành bị tắc hẹp lâu ngày. Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như rung nhĩ, rung thất… làm tăng nguy cơ ngừng tim và đột tử.
– Suy tim: Cơ tim thiếu nuôi dưỡng liên tục có thể làm giảm hiệu quả bơm máu của tim và dẫn đến suy tim.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm của của bệnh suy mạch vành
Suy mạch vành hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu áp dụng đúng phương pháp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo theo số 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết về các biện pháp phòng và điều trị bệnh.
Chẩn đoán bệnh suy mạch vành
Bên cạnh khai thác thông tin về tiền sử bệnh, gia đình, các yếu tố nguy cơ thì để chẩn đoán bệnh, một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định như điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, chụp mạch vành… Điều quan trọng là người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng bệnh của bản thân để hỗ trợ tốt cho bác sĩ giúp đưa ra kết quả chính xác nhất.
Điều trị bệnh suy mạch vành như thế nào?
Mục tiêu chung của điều trị bệnh mạch vành bao gồm:
– Giảm triệu chứng bệnh.
– Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, làm chậm hoặc đảo ngược quá trình xơ vữa động mạch vành.
– Ngăn ngừa hình thành cục máu đông và các biến chứng khác của bệnh.
– Mở rộng lòng mạch vành bị tắc hẹp.
Để đạt được các mục tiêu trên thì cần phải kết hợp đồng thời nhiều phương pháp điều trị và duy trì đều đặn, liên tục trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
Thay đổi lối sống có ý nghĩa quan trọng, quyết định phần lớn đến hiệu quả điều trị bệnh:
– Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.
– Ăn uống lành mạnh: Không uống rượu bia, giảm cholesterol, muối, đường. Nên tăng lượng rau xanh, quả tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt…
– Luyện tập thể thao đều đặn, hợp lý: Đi bộ 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày/ tuần là bài tập đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
– Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi tinh thần.
Thuốc điều trị suy mạch vành
Một số loại thuốc có thể được chỉ định:
– Thuốc giãn mạch vành, giảm cơn đau thắt ngực, thường dùng nhóm nitrat.
– Thuốc hạ mỡ máu giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch như nhóm statin, nhóm fibrat…
– Thuốc chống kết tập tiểu cầu, phòng ngừa cục máu đông như aspirin, clopidogrel…
– Thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh canxi, chẹn beta, nhóm ức chế men chuyển…
Liệu pháp hỗ trợ điều trị suy vành từ thảo dược
Y học ngày càng phát triển, nhiều phương pháp điều trị hiện đại mới ra đời nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò của Đông y trong điều trị suy vành. Trong số rất nhiều cây thuốc nam tốt cho tim mạch phải kể đến Bồ hoàng – thảo dược có tác dụng giãn mạch tự nhiên, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Hiện nay, Bồ hoàng đã được kết hợp cùng với hoạt tính chống oxy hóa và tiêu cục máu đông của Đỏ ngọn, cao Natto… trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ điều trị suy vành và nhiều bệnh lý tim mạch khác. Kết quả khảo sát của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường cũng cho thấy, có tới 97.76% người bệnh mạch vành đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi dùng Vương Tâm Thống.
Với kết quả này GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam nhận định rằng: “Vương Tâm Thống là lựa chọn đáng tin cậy, có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng người bệnh tim mạch, không chỉ riêng người bệnh mạch vành.”
Không chỉ được các chuyên gia tim mạch đánh giá tốt, hiệu quả của Vương Tâm Thống cũng được khẳng định từ chính những người dùng sản phẩm, cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:
Chia sẻ cách trị bệnh suy mạch vành bằng sản phẩm thảo dược
*Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa từng người
Can thiệp và phẫu thuật
Can thiệp ngoại khoa giúp khơi thông lòng mạch, cải thiện dòng máu tới tim, thường được áp dụng cho những trường hợp mạch vành bị tắc hẹp nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc mảng xơ vữa không ổn định, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao. Tuy nhiên, các phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy thường chỉ được cân nhắc khi thật sự cần thiết.
– Nong mạch và đặt stent mạch vành: Là phương pháp sử dụng một giá đỡ động mạch (stent), đặt cố định vào vị trí động mạch vành bị tắc hẹp để mở rộng lòng mạch.
– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Trong phương pháp này một đoạn mạch khỏe mạnh được dùng để làm “cầu nối” bắc qua đoạn mạch vành bị tắc hẹp.
Bệnh suy mạch vành có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ về bệnh, tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp lối sống khoa học sẽ giúp người bệnh có được cuộc sống khỏe mạnh.