Rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tốt nguy cơ hàng đầu gây nên bệnh lý mạch vành – nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong các bệnh về tim mạch. Nguy hiểm là vậy nhưng bạn đã thực sự hiểu về rối loạn lipid máu chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.
Rối loạn lipid máu là gì?
Lipid máu là các chất béo có ở trong máu. Lipid máu bao gồm 2 thành phần chính đó là:
– Cholesterol: Cholesterol có hai dạng chính là HDL và LDL. Trong đó:
+ HDL được gọi là “cholesterol tốt” vì có tác dụng bảo vệ mạch máu. HDL vận chuyển các cholesterol độc hại ra khỏi động mạch, ngăn cản chúng tích tụ và hình thành mảng bám trong lòng mạch (xơ vữa động mạch).
+ Ngược lại với HDL, LDL được gọi là “cholesterol xấu” bởi chúng dễ kết hợp với các chất khác hình thành nên các mảng xơ vữa làm thu hẹp lòng các mạch máu, trong đó có mạch vành (mạch máu của tim)
– Triglycerides: Triglyceride là một loại chất béo cơ thể lấy từ thức ăn hoặc được chuyển đổi từ nguồn năng lượng dư thừa. Triglycerides cần thiết để duy trì chức năng của các tế bào, tuy nhiên, quá nhiều triglycerides lại không tốt cho sức khỏe.
Rối loạn lipid máu là khi LDL cholesterol và/hoặc triglycerides trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường.
Nguyên nhân nào gây tăng rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu có thể là hệ quả của một hoặc một số nguyên nhân bao gồm:
Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhiều các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như nội tạng động vật, món ăn chiên xào… đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất béo công nghiệp (chất béo trans) như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn
Ăn uống không lành mạnh có thể gây rối loạn lipid máu
Các bệnh lý mắc kèm: Các bệnh lý như đái tháo đường suy giáp, hội chứng chuyển hóa, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh thận… có thể gây rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể dẫn tới rối loạn lipid máu.
Các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác như ít vận động thể chất, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có các bệnh về rối loạn chuyển hóa… cũng là các yếu tố góp phần gây nên tình trạng rối loạn lipid máu.
Bạn muốn tìm kiếm giải pháp giúp kiểm soát lipid máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Hãy liên gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 (hoặc zalo) để được tư vấn tốt nhất.
Triệu chứng và chẩn đoán rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu thường xảy ra âm thầm bên trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ triệu chứng gì cho đến khi nó làm tổn hại mạch máu ở mức độ khá nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid máu là rất quan trọng.
Xét nghiệm máu là công cụ chính để chẩn đoán và phân loại mức độ của rối loạn lipid máu. Đây là một xét nghiệm không quá phức tạp, hầu hết các cơ sở y tế đều có thể thực hiện được. Nhưng cần lưu ý, để cho kết quả chính xác thì trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần tránh ăn và uống các chất lỏng (ngoài nước lọc hay nước đun sôi để nguội) trong ít nhất 10 – 12 giờ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bạn có thể tham khảo ở bảng dưới đây:
Lipid máu | Giá trị |
Triglycerides | Chấp nhận được | 149 mg/dL trở xuống |
Nguy cơ cao | 150 – 199 mg/dL |
Cao | 200 mg/dL trở lên |
Tổng mức cholesterol | Chấp nhận được | 200 mg/dL trở xuống |
Nguy cơ cao | 200 – 239 mg/dL |
Cao | 240 mg/dL trở lên |
LDL | Chấp nhận được | 100 mg/dL trở xuống |
Nguy cơ cao | 130 – 159 mg/dL |
Cao | 160 mg/dL trở lên |
HDL | Chấp nhận được | 45 mg/dL trở lên |
Thấp | 39 mg/dL trở xuống |
Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu
Để điều trị cholesterol hiệu quả người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp chứ không chỉ đơn thuần làm một phương pháp nào cả:
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh rối loạn lipid máu nên:
– Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ
– Hạn chế ăn da, nội tạng động vật, chọn ăn thịt nạc, cá
– Hạn chế thực phẩm, món ăn chứa nhiều dầu mỡ chất béo như phô mai, lòng đỏ trứng, đồ chiên xào
– Tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn
– Nên chế biến món ăn bằng cách nướng, luộc thay cho các món chiên, xào
– Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc
– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần
Thuốc
Nhóm statin bao gồm các thuốc như atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), rosuvastatin (Crestor), simvastatin (Zocor)… là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lipid máu. Các thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế hình thành cholesterol ở trong gan và kích thích vận chuyển LDL cholesterol ra khỏi máu.
Lưu ý: Tuy có tác dụng giảm cholesterol khá hiệu quả nhưng các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu… do vậy, sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Hoạt chất bổ sung
Omega-3 là acid béo không bão hòa đa, đã được chứng minh là có thể làm tăng sức khỏe tim mạch. Nó cũng thường được bổ sung để làm giảm LDL và triglycerides. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo (như cá hồi, cá trích, cá ngừ…) và một số loại dầu thực vật (như dầu canola, dầu olive).
Bên cạnh đó thì một số hoạt chất từ thảo dược Bồ hoàng, Hoàng bá, Đỏ ngọn… cũng có tác dụng đẩy lùi rối loạn lipid máu rất hiệu quả. Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu của khoa Hóa sinh, Đại học Western Ontario, London, hoạt chất 2S- naringenin trong Bồ hoàng có khả năng làm giảm cholesterol xấu và triglycerid đạt hiệu quả tương đương với một số thuốc thuộc nhóm statin, đồng thời lại rất an toàn với người sử dụng. Không chỉ vậy, hoạt chất này còn được chứng minh có tác dụng chống viêm mạnh mẽ tại mạch máu, rất thích hợp để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch do rối loạn lipid máu gây ra.
Hoàng Oanh
Nguồn tham khảo: http://www.healthline.com/health/high-cholesterol/lipid-disorder#Overview1
……………
Tôi bị HA cao, rối loạn tâm thất trái, được chỉ định chụp MDCT mạch vành có cản quang; kết quả: hẹp 50-60% LAD II; bác sỹ cho thuốc Lipitor, Plavix cùng thuốc huyết áp.
Với các loại thuốc trên, tôi có nên sử dung hỗ trợ “vương tâm thống”? Có bị phản thuốc?
Xin được tư vấn, rất cảm ơn.
Chào bác,
LAD là nhánh liên thất trước của động mạch vành trái, chúng tưới máu cho mặt trước vách liên thất, một phần thất trái. Bác bị hẹp LAD ở mức 50- 60 %, các thuốc bác sĩ chỉ định cho bác có tác dụng hạ mỡ máu, giảm huyết khối và nguy cơ hình thành cục máu đông, bác hoàn toàn có thể kết hợp với việc sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống để nâng cao hiệu quả điều trị. Với sự kết hợp của các thảo dược quý cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, đây là sản phẩm giúp giãn mạch, tăng cường máu đến nuôi cơ tim giảm tắc hẹp mạch vành, giúp hạ huyết áp cũng như phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Tpcn Vương Tâm Thống không gây tương tác với thuốc cũng như không có bất cứ tác dụng phụ nào cả. Bác chỉ cần uống cách Tpcn Vương Tâm Thống với các loại thuốc trên từ 30 phút – 1 giờ để phát huy cao nhất tác dụng của mỗi loại là được.
Chúng tôi gửi tới bác chia sẻ của một bệnh nhân bị tắc hẹp mạch vành tới 96% vẫn sống khỏe nhờ kết hợp đúng cách giữa thuốc điều trị và sản phẩm hỗ trợ, bác có thể tham khảo:
http://www.youtube.com/watch?v=-4BqVVs6gms
Chúc bác sức khỏe!