Rối loạn chuyển hóa lipid và những mối nguy hiểm tiềm tàng

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn chuyển hóa lipid máu có mối liên quan mật thiết với các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch. Chỉ cần hiểu rõ về bệnh và nắm giữ bí quyết trị trong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn biến chứng hiệu quả.

Rối loạn chuyển hóa lipid là gì?

Trong cơ thể, lipid là thành phần cấu tạo nên màng tế bào và tham gia vào chu trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Rối loạn chuyển hóa lipid (gọi tắt là rối loạn lipid máu) thường là do cơ thể không có đủ enzym để chuyển hóa lipid thành năng lượng hoặc các enzym này không thể hoạt động bình thường.

Để đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể cần dựa vào 4 chỉ số mỡ máu là triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol (LDL – C) và HDL – cholesterol (HDL – C). Nếu bạn bị rối loạn chuyển hóa lipid máu, nồng độ LDL – C, triglycerid và cholesterol toàn phần sẽ tăng lên, HDL – C sụt giảm. Trong đó, nồng độ LDL – C, triglycerid và cholesterol toàn phần được coi là thành phần mỡ xấu vì chúng tham gia hình thành xơ vữa động mạch, còn HDL – C lại là mỡ tốt vì chúng vận chuyển cholesterol dư thừa trong máu ra ngoài cơ thể.  

Rối loạn chuyển hóa lipid gây tích tụ “mỡ xấu” trong máu

Triệu chứng của rối loạn chuyển hóa lipid máu

Trong những năm đầu kể từ khi khởi phát, rối loạn chuyển hóa lipid máu thường không gây ra triệu chứng. Theo thời gian, lipid tích tụ làm tổn thương các cơ quan như não, hệ thần kinh ngoại vi, gan, lách, tủy xương và mạch máu gây ra các triệu chứng như:

– Nốt sần trên da (xanthomas): do lipid tích tụ dưới da; nốt sần biểu hiện rõ nhất tại các bộ phận như bàn tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân và vùng da xung quanh mắt…

– Quầng mỡ trong mí mắt (xanthelasmas).

– Đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở… là dấu hiệu của biến chứng xơ vữa động mạch vành.

– Chuột rút bắp chân khi đi bộ, vết loét trên ngón chân khó chữa lành do biến chứng xơ vữa động mạch chi.

– Triệu chứng của đột quỵ do biến chứng xơ vữa động mạch não như đột nhiên khó nói, méo một bên mặt, liệt nửa người, mất thăng bằng…

– Triệu chứng của viêm tụy do triglyceirid máu tăng quá cao như đau bụng dữ dội, sốt cao, thở gấp, tim đập nhanh…

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid

Để biết chính xác bạn có bị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay không, cần phải tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các thành phần mỡ máu. Rối loạn chuyển hóa lipid máu được chẩn đoán khi bạn có ít nhất 1 chỉ số vượt ngưỡng an toàn, cụ thể như bảng sau:  

CÁC CHỈ SỐ

RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU

CHOLESTEROL MÁU TOÀN PHẦN

Trên 240 mg/dl

(> 6,2mmol/l)

LDL – CHOLESTEROL

Trên 160 mg/dl

(> 4,12mmol/l)

TRIGLYCERID

Trên 200 mg/dl

(> 2,3mmol/l)

HDL – CHOLESTEROL

Dưới 40 mg/dl

(< 1 mmol/l)

Bảng chỉ số chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám để kiểm tra các nốt sần, quầng mỡ trong mí mắt; đồng thời yêu cầu bạn cung cấp thông tin về tiền sử mắc rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch của gia đình…

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu

Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể do nguyên nhân di truyền kết hợp cùng một số yếu tố nguy cơ khác gây ra:

Di truyền: Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể do gen di truyền làm tăng sản xuất triglycerid và LDL – C hoặc không thể đào thải các thành phần mỡ xấu này ra ngoài cơ thể. Một số trường hợp lại do gen đột biến làm giảm sản xuất và tăng đào thải HDL – C. Những đột biến gen này có thể di truyền bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu qua các thế hệ.

Lối sống không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa như mỡ động vật, thịt đỏ; chất béo chuyển hóa từ đồ ăn chế biến sẵn… Lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu…

Tác dụng phụ của thuốc: như thuốc hạ áp nhóm chẹn beta giao cảm, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc kháng HIV, thuốc tránh thai đường uống…

Bệnh lý khác: Bệnh thận, hội chứng suy giảm miễn dịch HIV – AIDS làm giảm nồng độ HDL – C; Bệnh tuyến giáp, xơ gan, tiểu đường… lại làm tăng nồng độ triglycerid và cholesterol toàn phần.

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu

Mục tiêu điều trị là kiểm soát các chỉ số lipid máu về mức ổn định để giảm thiểu các biến chứng do rối loạn chuyển hóa lipid gây ra. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

Thay đổi lối sống

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn uống trong vài tháng trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc tây. Bạn cần:

+ Cắt giảm lượng chất béo bão hòa bằng cách hạn chế ăn nội tạng động vật, lòng đỏ trứng; thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… thay vào đó nên ăn các loại thịt trắng như cá tươi, hải sản, thịt gia cầm.

+ Dùng sữa ít béo thay vì sữa nguyên kem.

+ Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… để làm giảm hấp thu lipid tại ruột.

– Tăng cường vận động: Bạn nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất như đi bộ nhẹ, đạp xe, bơi lội… để đốt cháy năng lượng dư thừa, giảm tích tụ mỡ xấu trong máu.

– Bỏ hút thuốc lá, giảm sử dụng rượu bia.

Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả

Sử dụng thuốc

Nếu thay đổi lối sống không làm cải thiện các chỉ số lipid máu, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc hạ mỡ máu cho bạn. Có rất nhiều nhóm thuốc được dùng để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, mỗi loại lại hoạt động theo những cơ chế khác nhau. Chẳng hạn như:

Nhóm statin: là nhóm thuốc hạ máu được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc hoạt động theo cơ chế làm giảm tổng hợp cholesterol tại gan. Các statin còn làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Một số đại diện tiêu biểu trong nhóm là lovastatin, rosuvastatin, simvastatin, atorvastatin… 

Nhóm fibrat: như gemfibrozil, fenofibrate, ciprofibrat… có tác dụng tăng hoạt tính enzym phân hủy triglycerid và tăng thoái hóa VLDL, tăng HDL – C với cơ chế chưa rõ ràng.

Nhựa hấp thụ acid mật: như cholestyramin, colestipol… là những thuốc có khả năng kết hợp với acid mật làm giảm hấp thu và tăng đào thải lipid trong đường tiêu hóa.

Vitamin B3 (niacin, vitamin PP): là vitamin tan trong nước giúp làm giảm triglycerid, LDL – C tối đa sau 2 – 5 tuần điều trị bằng cách ức chế phân hủy lipid, giảm tổng hợp triglycerid và LDL – C.

Chất ức chế PCSK9: như alirocumab, evolocumab… là thuốc được dùng để kết hợp hoặc thay thế statin ở người bị rối loạn lipid máu không đáp ứng hoặc gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng statin.

Dùng thảo dược giúp làm giảm lipid máu

Rối loạn chuyển hóa lipid là bệnh lý mạn tính, do đó việc sử dụng thuốc hạ mỡ máu dài ngày là điều cần thiết để ổn định mỡ máu và phòng ngừa biến chứng. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên gan, thận và hệ cơ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, để đạt được chỉ số mỡ máu lý tưởng và hạn chế tác dụng phụ của thuốc, bạn nên sử dụng kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng giảm mỡ máu tự nhiên, an toàn như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá, Mạch môn.

Theo nghiên cứu của Đại học Western Ontario (London), hoạt chất 2S – naringenin trong Bồ hoàng có tác dụng làm giảm  LDL – C và tăng HDL – C với cơ chế tương tự nhóm statin. Nghiên cứu về Sơn tra của Đại học Y cổ truyền Thiên Tân (Trung Quốc) cũng cho thấy Sơn tra giúp làm giảm LDL – cholesterol, triglycerid và tăng HDL – C sau 4 tuần điều trị. Những bằng chứng khoa học này chính là cơ sở để các nhà dược học bào chế nên viên uống hỗ trợ hạ lipid máu từ thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Nguyễn Thị Sanh (0987 900 115 – Số 8, ngõ 317/19 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) – người bệnh rối loạn lipid máu đã giảm triglycerid từ 3.8 mmol/l xuống chỉ còn 1.6 mmol/l bằng giải pháp thảo dược này qua video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị rối loạn chuyển hóa lipid từ thảo dược

Bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp điều trị rối loạn chuyển hóa lipid từ thảo dược đã được bác Sanh trong video trên áp dụng hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để biết thêm chi tiết.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu sẽ kéo theo những biến chứng tim mạch nghiêm trọng nếu không được điều trị tốt. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng cho mình thói quen sống khoa học và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định để kiểm soát bệnh hiệu quả.    

Xem thêm:

Bài thuốc đông y chữa rối loạn lipid máu với 7 vị thảo dược quý

Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu

Dược sĩ Hồ Hà

Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://medlineplus.gov/lipidmetabolismdisorders.html

https://medlineplus.gov/ency/article/000392.htm

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận