Nhồi máu cơ tim có biểu hiện sốt không và những dấu hiệu để nhận biết sớm khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra là gì? Hãy nắm vững những điều này để không bị lúng túng khi biến cố xảy ra với mình hoặc người thân.
Câu hỏi: Bố tôi bị bệnh mạch vành đã 5 năm nay, có nhánh đã tắc đến 70% và bác sỹ cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim rất cao, điều trị bằng thuốc một thời gian nữa nếu không đỡ thì phải đặt stent. Tôi rất lo lắng không biết làm thế nào để nhận biết sớm nhồi máu cơ tim xảy ra. Liệu người bị nhồi máu cơ tim có biểu hiện sốt không vì mấy hôm nay bố tôi có dấu hiệu bị sốt? Có cách nào để phòng tránh nhồi máu cơ tim không?
Chuyên gia Tim mạch giải đáp:
Nhồi máu cơ tim có biểu hiện sốt không?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài, nguyên nhân là do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa làm bít tắc hoàn toàn động mạch vành dẫn máu đến nuôi tim. Thông thường trong giờ đầu khi nhồi máu cơ tim xảy ra, người bệnh không có biểu hiện sốt, nhưng một số người có thể bị sốt sau 2 – 3 ngày. Có những trường hợp lại xuất hiện sốt sau 2 – 5 tuần kể từ khi nhồi máu cơ tim xảy ra do hội chứng Dressler (biến chứng viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim). Do đó sốt không phải là triệu chứng đặc hiệu và phổ biến để nhận diện nhồi máu cơ tim.
Sốt không phải là dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim
Thực tế, dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể khác nhau tùy từng người mà triệu chứng phổ biến và điển hình nhất là đau thắt ngực. Cơn đau thường được mô tả với cảm giác bỏng rát như kim châm, hoặc thắt chặt như bị bóp nghẹt lấy tim; có xu hướng lan tỏa lên cổ, vai, hàm trái, sau lưng hoặc lan xuống đến bàn tay trái; dù nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc trị đau thắt ngực cũng không thấy thuyên giảm. Trong cơn đau, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác như:
– Vã mồ hôi lạnh
– Buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng.
– Chóng mặt, choáng váng
– Cảm giác lo âu, hồi hộp
– Khó thở
– Tay chân lạnh.
Tuy nhiên có đến 15% trường hợp nhồi máu cơ tim không đau ngực hoặc chỉ đau ngực nhẹ.
Cần làm gì khi nhận thấy các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim?
Quay trở lại với trường hợp bố của bạn, hiện tại bác bị sốt nhưng không biết có kèm theo đau ngực, khó thở… hay các dấu hiệu nào khác hay không?. Thực tế, sốt cũng chính là phản ứng của cơ thể khi có tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Nhiều khi là do bệnh lý viêm đường hô hấp, tiết niệu, dạ dày… cũng có thể gây sốt và các dấu hiệu đặc trưng tại từng cơ quan, do đó bạn nên theo dõi sức khỏe của bác, đưa bác đi thăm khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời.
Còn nếu trong trường hợp bố bạn bị sốt kèm theo dấu hiệu của bệnh tim mạch, hoặc thậm chí nhận định đó là cơn nhồi máu cơ tim như đã miêu tả, bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước xử trí sau:
– Đặt người thân nằm nghỉ ngơi trong tư thể nửa nằm, nửa ngồi tại nơi yên tĩnh, thoáng mát, không tập trung đông người để tránh gây căng thẳng cho người bệnh.
– Cởi bỏ bớt quần áo ngoài, khăn quàng, cà vạt.
– Khuyên người thân giữ bình tĩnh bằng cách hít sâu, thở chậm.
– Cho người thân dùng thuốc giãn mạch theo đơn kê của bác sỹ, tốt nhất nên dùng dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi để giảm đau ngực nhanh nhất. Nếu đã được bác sỹ kê thuốc aspirrin trước đó, hãy cho người thân dùng ngay 1 liều.
– Gọi 115 để được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Trường hợp người thân bất tỉnh, bạn có thể tiến hành ép tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo để sơ cứu trước khi xe cứu thương đến. Bạn nên nhớ rằng khoảng thời gian vàng để cấp cứu nhồi máu cơ tim thành công là 2 giờ kể từ khi cơn nhồi máu xuất hiện.
Giải pháp phòng tránh nhồi máu cơ tim tái phát
Để phòng tránh nhồi máu cơ tim về lâu dài thì việc quan trọng nhất là điều trị tốt bệnh mạch vành mà bố bạn đang mắc phải. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn, bố bạn cần lưu ý thực hiện theo những hướng dẫn điều trị sau:
– Thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn giảm đường, muối, chất béo… và tăng cường bổ sung nhiều chất xơ, vitamin từ rau quả tươi. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Luôn mang theo những loại thuốc thiết yếu bên mình như aspirrin, nitrogllycerin để phòng trường hợp phải dùng khẩn cấp.
– Lưu số điện thoại của người thân hoặc bác sỹ dưới dạng phím tắt để kịp thời gọi trợ giúp khi nhồi máu cơ tim xảy ra.
– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch: Với những người bệnh mạch vành lâu năm như bố bạn thì nguy cơ nhồi máu cơ tim xảy ra là rất cao. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bố bạn cần ngăn chặn bệnh mạch vành tiến triển, bằng cách sử dụng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ tim mạch có chứa thảo dược giúp giãn mạch, ức chế mảng xơ vữa phát triển và chống đông máu tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… Giải pháp này vừa cải thiện nhanh các triệu chứng đau ngực, khó thở; vừa ổn định mảng xơ vữa tránh nứt vỡ gây ra nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Đây cũng chính là bí quyết phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát được nhiều người bệnh mạch vành nặng tin dùng, bạn có thể tham khảo chia sẻ của họ qua video dưới đây:
Kinh nghiệm trị nhồi máu cơ tim – Chia sẻ từ người trong cuộc
Mong rằng với những dấu hiệu nhận biết trên đây cùng hướng dẫn xử trí đúng, bạn sẽ không còn phải lo lắng hay lúng túng khi biến cố xảy ra. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn giải pháp hỗ trợ tim mạch phù hợp và duy trì lối sống khoa học để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim về lâu dài.