Mỗi năm tại nước ta có hàng trăm nghìn người bệnh nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Với tính chất khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng, việc phát hiện và điều trị sớm nhồi máu cơ tim cấp ngay trong giờ đầu tiên sẽ có ý nghĩa quan trọng đến tương lai của người bệnh.
Nhồi máu cơ tim cấp là gì?
Nhồi máu cơ tim cấp là giai đoạn cấp của tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ. Khi đó, động mạch vành dẫn máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cho một vùng cơ tim không nhận được máu nuôi dưỡng chết đi và không thể hồi phục.
Vùng cơ tim bị chết đi do nhồi máu cơ tim cấp
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp
Sự xuất hiện của cục máu đông trong lòng động mạch là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim cấp. Cục máu đông thường gặp trong bệnh mạch vành, khi mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian và nứt vỡ, tại vị trí đó cục máu đông sẽ xuất hiện để sửa chữa lại vết thương và vô tình “chặn đứng” dòng máu đến nuôi tim.
Cục máu đông cũng xuất hiện trong một số trường hợp khác như:
– Sau can thiệp đặt stent mạch vành, phẫu thật bắc cầu động mạch vành
– Thay van tim
– Bệnh lý tăng đông máu
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
– Nhiễm Covid 19
– Bệnh viêm mạch máu
– U nhầy ở tim
Ngoài ra, nhồi máu cơ tim cấp còn có thể do một số nguyên nhân hiếm gặp khác không liên quan đến cục máu đông như co thắt mạch vành, dị dạng động mạch vành, bóc tách động mạch…
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp có thể khác nhau ở từng người bệnh, phụ thuộc vào mức độ và vị trí vùng cơ tim bị hoại tử. Trong đó triệu chứng điển hình nhất là đau thắt ngực.
Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau đột ngột ngay phía dưới xương ức, hơi lệch về bên trái, cảm giác như có vật nặng đè lên hoặc đau nhói, bỏng rát như kim châm; có thể kéo vài một vài phút rồi biến mất và nhanh chóng quay trở lại.
Cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác như sau lưng, cổ, hàm, vai, cánh tay trái kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh… Dù người bệnh dùng thuốc giãn mạch hoặc nghỉ ngơi cũng không làm triệu chứng thuyên giảm.
Một số trường hợp đặc biệt có thể không gặp phải cơn đau thắt ngực điển hình; thường gặp ở người bệnh tiểu đường, phụ nữ, người già. Do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác, làm ảnh hưởng đến chẩn đoán và xử trí nhồi máu cơ tim cấp trong giai đoạn vàng.
Ai là người dễ bị nhồi máu cơ tim cấp?
Nhồi máu cơ tim cấp có nguy cơ cao xuất hiện ở một số đối tượng sau:
– Người cao tuổi (trên 45 tuổi đối với nam giới và trên 55 tuổi đối với nữ giới)
– Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới
– Tiền sử gia đình có người bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc các bệnh tim mạch khác
– Người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào
– Người bị béo phì, thừa cân
– Người mắc bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng đông máu…
– Lối sống thiếu khoa học: lười vận động; chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo…
– Thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài
Bạn là một trong số những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp? Đừng lo lắng, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp phòng ngừa tối ưu nhất.
Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp
Ngay cả khi cấp cứu thành công, người bệnh vẫn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khỏe sau nhồi máu cơ tim cấp như:
– Rối loạn nhịp tim: rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất…
– Sốc do tim
– Biến chứng cơ học: Vỡ tim, thủng vách liên thất, đứt cơ nhú trong tim gây hở van 2 lá…
– Cục máu đông gây nhồi máu cơ tim tái phát, thuyên tắc phổi, đột quỵ não…
– Viêm màng ngoài tim cấp
– Hội chứng Dressler gây đau ngực.
– Suy tim
– Hội chứng tay vai
– Trầm cảm
Rối loạn nhịp tim là biến chứng phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim cấp
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim cấp
– Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, clopidogrel (prasugrel hoặc ticagrelor có thể được dùng thay thế cho clopidogrel); các chất ức chế Glycoprotein IIb/IIIa inhibitor như abcimab, eptifibatid, tirofiban…
– Thuốc chống đông máu: Heparin hoặc bivalirudin để ngăn ngừa sự phát triển của cục máu đông.
– Thuốc giảm đau thắt ngực: thường là nitroglycerin.
– Thuốc chẹn Beta: như atenolol, propranolol, metoprolol…
– Thuốc ức chế men chuyển: như captopril, enalapril, perindopril…
– Thuốc Statin: giúp hạ mỡ máu như simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin…
Dùng thuốc kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Sau khi xuất viện trở về, bạn vẫn phải tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để đảm bảo kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp tái phát.
Bên cạnh đó, các chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ Vương Tâm Thống chứa thành phần thảo dược có tác dụng chống cục máu đông, ngăn xơ vữa động mạch vành tiến triển như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… để rút ngắn thời gian hồi phục và phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.
Tác dụng của Vương Tâm Thống cũng đã được khẳng định qua khảo sát của Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường. Kết quả cho thấy, 97.05% người bệnh tim mạch đánh giá rất hài lòng sau khi sử dụng Vương Tâm Thống; tình trạng đau ngực, khó thở, hồi hộp, thuyên giảm rõ rệt.
Dùng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc tây cũng chính là bí quyết sống khỏe được rất nhiều người bệnh từng trải qua nhồi máu cơ tim áp dụng thành công. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua video dưới đây:
Bí quyết phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp tái phát chia sẻ từ người bệnh
Phẫu thuật
2 phương pháp can thiệp chính được áp dụng để nhanh chóng khơi thông dòng máu đến nuôi tim trong xử trí nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện là:
– Nong mạch vành: là can thiệp được chỉ định phổ biến nhất trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ luồn ống thông theo đường mạch máu từ bẹn hoặc cánh tay đến vị trí mạch vành bị tắc nghẽn, sau đó nong rộng và đặt lại 1 stent (khung đỡ bằng kim loại) để cố định lòng mạch.
– Bắc cầu động mạch vành: được áp dụng cho những trường hợp không thể can thiệp nong mạch. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh của chính người bệnh làm cầu nối để dẫn máu đến nuôi dưỡng vùng cơ tim bị tổn thương, nhằm bỏ qua đoạn mạch bị tắc nghẽn.
Giải pháp hồi phục sức khỏe sau nhồi máu cơ tim cấp
– Giảm căng thẳng: Có đến 1/3 trường hợp bị trầm cảm sau nhồi máu cơ tim cấp, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh sau khi biến cố xảy ra. Để thoát khỏi tình trạng này, người bệnh cần hạn chế căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, chia sẻ lo lắng với người thân, gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu nếu cần thiết…
– Ăn uống khoa học: Trong thời gian đầu sau khi xuất viện, người bệnh nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp. Ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá tươi, thịt gia cầm lọc bỏ da… thay vì các loại thịt đỏ, mỡ động vật. Chú ý cắt giảm muối, đường trong khẩu phần ăn.
– Tăng cường vận động: Người bệnh cần duy trì thói quen vận động thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì ít nhất 5 ngày trong tuần. Việc vận động sớm cũng sẽ giúp phòng ngừa một số biến chứng nhồi máu cơ tim cấp như hội chứng tay vai, hội chứng Dressler…
– Tránh xa chất kích thích: Người bệnh cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá, thuốc lào… Cắt giảm các loại thức uống chứa cồn như rượu bia.
Thống kê cho thấy có tới 50% trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tái nhập viện trở lại chỉ trong vòng 1 năm sau khi biến cố xảy ra. Chính vì vậy, bạn hãy duy trì thói quen sống khoa học và bổ sung sản phẩm hỗ trợ tim mạch phù hợp để giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát trong tương lai.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp
Bí quyết chống lại nhồi máu cơ tim dù tắc hẹp mạch vành nghiêm trọng
Những điều cần làm để nhanh hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên
Nguồn tham khảo: healthline.com
Tôi bị nhồi máu cơ tim, giờ phải dùng thuốc hàng ngày. xin hỏi bệnh này có nguy hiểm ko? có cách nào để chữa trị ko?
Chào bạn Đỗ Hưng,
Nhồi máu cơ tim là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp dến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi cấp cứu nhồi máu cơ tim thành công thì nguy cơ tái phát rất cao.
Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát, bạn nên sử dụng sớm Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Vương Tâm Thống có thành phần gồm các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… và hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp giãn mạch, tăng lượng máu đến nuôi tim, cải thiện chức năng co bóp của cơ tim và chống huyết khối; từ đó giúp phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Có nhiều người bệnh như bạn nhờ kiên trì sử dụng Vương Tâm Thống mà sức khỏe được cải thiện rõ rệt, phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim hiệu quả. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ để hiểu thêm về công dụng của sản phẩm trong bài viết:
https://chuadautim.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chia-se-cua-nguoi-benh-cach-chua-benh-mach-vanh-hieu-qua.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0962.546.541 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
tôi muốn mua vương tâm thống tại an giang nhưng tìm mấy tiệm thuốc gần nhà k có, xin hỏi phải mua như thế nào?
Chào bạn Quang Minh,
Nếu không thể mua được Vương Tâm Thống tại các nhà thuốc tây gần nơi sinh sống. Bạn có thể đặt hàng trực tuyến bằng cách liên hệ qua điện thoại/zalo số 0962.546.541 hoặc truy cập đường link https://goo.gl/mVhxBq chúng tôi sẽ hỗ trợ giao hàng tận nhà cho bạn.
Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số: 0962.546.541 để được hỗ trợ trực tiếp.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!