Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua, khiến người bệnh có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, say xẩm mặt mày mà không có khả năng duy trì được tư thế bình thường của mình. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây ngất đều lành tính, tuy nhiên nó cũng có thể là lời cảnh báo trước của một bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ngất do tim làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Dấu hiệu điển hình khi bị ngất
Khảo sát Y tế Bệnh viện Ambulatory (NHAMCS) dữ liệu cho thấy ngất xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở người lớn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nguyên nhân ngất do tim có xu hướng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi khi lối sống tĩnh tại, chế độ ăn thiếu khoa học, cộng với căng thẳng, stress kéo dài
Ngất có thể xảy đến đột ngột ngay khi người bệnh đang sinh hoạt bình thường như đi lại, nói chuyện, đọc sách hoặc ngồi làm việc… Hầu hết các trường hợp hoàn toàn tự phục hồi được sau một thời gian ngắn
– 70% số trường hợp bị ngất có biển hiện hoa mắt, chóng mặt hoặc choáng váng
– Cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, tím tái, toát mồ hôi lạnh, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, mắt nhìn mờ rồi tối sầm lại, ngã bất tỉnh và không đáp ứng đau khi người khác cấu véo, lay gọi…
– Triệu chứng “cờ đỏ” nếu ngất do bệnh tim: khởi phát khi gắng sức, đau ngực, khó thở, đánh trống ngực, nhức đầu dữ dội, mất thăng bằng, nhìn đôi…
Ngất do bệnh tim hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân thật tốt bằng những giải pháp từ thảo dược thiên nhiên. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 546 541 (hoặc zalo) để được hỗ trợ tư vấn.
Ngất do bệnh tim có nguy hiểm không?
Một số bệnh lý như bệnh cơ tim, hẹp hở van tim hoặc suy tim có thể dẫn đến hạ huyết áp, làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não khiến các tế bào thần kinh không nhận được đủ oxy và dưỡng chất cần thiết để tạo ra năng lượng hoạt động. Giảm tưới máu lên não chỉ kéo dài 3-5 giây là có thể dẫn đến ngất xỉu. Những bệnh nhân đang dùng thuốc giảm hậu gánh như thuốc giãn mạch, lợi tiểu có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị ngất ở bệnh nhân.
Ngất có thể do một bệnh lý tim mạch gây nên
Dưới đây là bảng theo dõi về mối tương quan giữa bệnh lý tim mạch và những dấu hiệu đi kèm với ngất:
Ngoài ra, ngất có thể xuất hiện do hạ huyết áp tư thế đứng từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Một số bệnh như đái tháo đường, nhiễm độc niệu hoặc chấn thương cột sống, hoặc những người bị mất nước, mất máu cũng dễ bị ngất khi thay đổi tư thế.
Chẩn đoán khi bị ngất do bệnh tim
Đối với một vài trường hợp, ngất có thể không cần làm xét nghiệm. Tuy nhiên nếu có tiền sử bệnh tim mạch trước đó, người bệnh cần được thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá mức độ tiến triển cũng như tìm ra căn nguyên tiềm ẩn gây ngất.
Các xét nghiệm có thể được thực hiện, chẳng hạn như xét nghiệm máu, nước tiểu, đánh giá men tim và tổng số creatine kinase. Một số chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang, CT cắt lớp, siêu âm tim, điện tim đồ có thể giúp tìm ra những dấu hiệu bất thường trong cấu trúc và chức năng của tim
Biến chứng sau ngất do bệnh tim
Theo Hiệp hội Tim mạch New York, ngất do bất kỳ nguyên nhân nào ở một bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim đều có thể để lại một tiên lượng xấu, trong đó 25% số trường hợp bị tử vong trong vòng 1 năm sau đó.
Ngoài ra, có khoảng 20% bệnh nhân bị tái phát ngất trong vòng 1 năm kể từ lần bị ngất đầu tiên, điều này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và gây ra những chấn thương bất ngờ sau một lần ngất, chẳng hạn như: ngã chấn thương vùng đầu, gãy xương, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động…
Điều trị trong các trường hợp bị ngất
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị như:
– Ngất do nhịp chậm lúc nghỉ: có thể sử dụng propantheline hoặc thuốc kháng cholinergic như Atropine (Atropair, Isopto Atropine, Atropisol) có thể cải thiện dẫn truyền qua nút nhĩ thất, giúp ngăn ngừa tình trạng nhịp chậm.
– Ngất do rối loạn nhịp, có thể dùng máy tạo nhịp tim nếu nhịp chậm, hoặc dùng thuốc chống loạn nhịp hay máy khử rung trong trường hợp nhịp tim quá nhanh.
– Ngất do bệnh cơ tim phì đại thường được đặt máy khử rung để làm giảm nguy cơ đột tử.
– Ngất do thần kinh phế vị dùng thuốc chẹn beta giao cảm như Propranolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol.
– Ngất do huyết áp thấp: sử dụng fludrocortisone hoặc midodrine
Xử lý và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ngất do tim
– Khi gặp một người bị ngất đột ngột, cần giữ họ ở tư thế an toàn, loại bỏ những vật cứng sắc nhọn ở xung quanh để tránh bị chấn thương. Kiểm tra mạch và nhịp tim, nhịp thở của bệnh nhân bằng cách đặt ngón tay trên động mạch cảnh ở ngay dưới hàm. Nếu người bệnh tự thở và có mạch, cần đặt họ nằm trên nền cứng, phẳng rồi từ từ nâng nhẹ chân lên cao, tuyệt đối không nâng ngay bệnh nhân dậy, hạn chế đông người đứng bao quanh gây thiếu dưỡng khí. Ngược lại, nếu người bệnh không tự thở hoặc không có mạch, phải gọi ngay cấp cứu ngay.
– Những người thường xuyên bị ngất luôn được các chuyên gia khuyến cáo rằng, nên tránh làm việc ở trên cao hoặc hạn chế lái xe, vận hành máy móc..
– Riêng đối với những trường hợp bị ngất tư thế đứng, bệnh nhận có thể phòng ngừa tái phát bằng cách, nên uống 500 ml nước vào mỗi buổi sáng và tránh thay đổi tư thế, đứng lên quá nhanh. Tránh đi tất chân chặt, nằm ngủ gối cao đầu
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: http://emedicine.medscape.com/article/811669-medication