Hội chứng suy tim phải (right heart failure syndrome) là một trạng thái sinh lý bệnh phức tạp liên quan đến rối loạn chức năng của tâm thất phải. Hội chứng này có thể dẫn đến tử vong sớm nên người bệnh cần phải được thăm khám kỹ lưỡng và quản lý điều trị chặt chẽ.
Giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng suy tim phải
Hội chứng suy tim phải thường là hệ quả của suy tim trái, xảy ra khi tâm thất trái bị suy yếu; thành cơ tim trở nên dày, cứng và giảm khả năng co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Kết quả là máu bị đẩy ngược trở về phổi, làm suy yếu tim bên phải. Dòng máu chảy ngược này còn tràn về hệ thống tĩnh mạch, gây tích tụ dịch ở chân, mắt cá chân, hệ tiêu hóa và gan. Trong một số trường hợp khác, các bệnh lý ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc xơ phổi cũng có thể gây ra suy tim phải, mặc dù phần bên trái của tim vẫn hoạt động bình thường.
Triệu chứng của suy tim phải
Các triệu chứng của suy tim phải có thể biểu hiện mức độ từ nhẹ đến nặng. Những triệu chứng mà người bệnh thường gặp phải là:
– Khó thở, hở khò khè khi tập thể dục hoặc khi nằm, khiến người bệnh thức giấc nhiều về đêm.
– Ho khan
– Chóng mặt, ngất xỉu
– Tăng nhu cầu đi tiểu
– Chán ăn và buồn nôn
– Tăng cân đột ngột
– Đau ngực
– Tĩnh mạch cổ nổi rõ.
– Tim đập nhanh hoặc không đều
– Mệt mỏi, giảm khả năng tập thể dục.
– Khó tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, hay nhầm lẫn.
– Giữ nước gây sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân, bụng.
– Ho ra đờm màu trắng hoặc hồng.
Nếu những dấu hiệu của hội chứng suy tim phải đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc hàng ngày của bạn, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.
Nguyên nhân gây hội chứng suy tim phải
Hội chứng suy tim phải có thể do 3 nhóm nguyên nhân chính là:
– Tăng huyết áp động mạch phổi: là tình trạng huyết áp trong động mạch phổi tăng cao. Tâm thất phải làm việc trong thời gian dài để chống lại áp lực tăng cao trong động mạch phổi nên sẽ bị suy yếu nhanh chóng, vì thành tim bên phải mỏng và bơm tương đối kém hiệu quả trong điều kiện áp suất cao. Tăng áp động mạch phổi gây ra hội chứng suy tim phải còn có thể phát triển từ các bệnh lý khác như suy tim trái, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi embolus, hội chứng suy hô hấp cấp tính…
– Bệnh hở van tim: Bất kỳ bệnh van tim nào làm tăng áp lực bên phải của tim hoặc cản trở dòng chảy của máu qua tim bên phải đều có thể gây ra hội chứng suy tim phải; chẳng hạn như hẹp van 3 lá, hẹp van động mạch phổi, hẹp van 2 lá.
– Nhồi máu cơ tim thất phải: do tắc nghẽn ở động mạch vành phải gây tổn thương cơ tâm thất phải.
Những bệnh lý khác liên quan đến suy tim bên phải bao gồm tiểu đường, nhiễm HIV, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao…
Một số yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng suy tim phải
Các yếu tố nguy cơ góp phần gây suy tim bên phải có thể bao gồm:
– Tuổi tác: Nam giới trong độ tuổi từ 50 – 70 có nguy cơ cao bị suy tim bên phải nếu trước đó họ đã từng bị nhồi máu cơ tim.
– Dị tật tim bẩm sinh: Các khuyết tật cấu trúc của tim có thể ngăn cản quá trình lưu thông máu trong tim.
– Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi (nam giới) có nguy cơ mắc bệnh suy tim bên phải cao hơn người khác.
– Béo phì, thừa cân.
– Nhiễm vi-rút gây tổn thương cơ tim.
– Hút thuốc lá, sử dụng cocaine, uống nhiều rượu bia.
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị và bệnh tiểu đường.
Chẩn đoán
Để xác định bạn có bị suy tim phải hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán sau:
– Xét nghiệm máu
– Chụp CT Scan tim
– Chụp X-quang ngực
– Thông tim
– Chụp động mạch vành
– Siêu âm tim
– Điện tâm đồ (EKG)
– Sinh thiết cơ tim
– Kiểm tra mức độ căng thẳng tim khi tập thể dục.
Các biến chứng của suy tim phải
Một số biến chứng đáng lo ngại của suy tim phải mà người bệnh có thể gặp là:
– Rung tâm nhĩ: Dạng rối loạn nhịp tim này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
– Suy nhược cơ tim: Tình trạng giảm ít nhất 7.5% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng có thể đe dọa tính mạng nếu không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời.
– Các vấn đề về van tim: áp lực lên tim có thể khiến máu không thể lưu thông đúng cách, gây ra các bệnh van tim.
– Suy thận: Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh suy tim phải do lưu lượng máu đến thận giảm. Nếu xảy ra suy thận nặng, người bệnh cần được điều trị bằng lọc máu.
– Tổn thương gan: Dịch trào ngược từ tim gây áp lực lên gan có thể gây xơ gan, suy gan.
Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị hội chứng suy tim phải
Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả các yếu tố nguy cơ liên quan đến suy tim phải, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh và ngăn chặn các biến chứng bằng cách:
Thay đổi lối sống
– Tăng cường vận động: Tập thể dục vừa sức sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm triệu chứng suy tim phải do ứ máu gây ra.
– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đường, chất béo bão hòa, cholesterol và muối; đồng thời ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám và các sản phẩm từ sữa ít béo.
– Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kì: hoặc ngay khi gặp phải các triệu chứng nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc.
– Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân để duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho tim.
– Quản lý chứng ngưng thở khi ngủ: Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ, hãy sử dụng thiết bị thở máy CPAP/BIPAP mỗi đêm.
– Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể góp phần làm tim đập nhanh hoặc không đều. Bạn có thể hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách… hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
– Giảm uống rượu: Trong một số trường hợp suy tim nặng, bạn có thể phải ngừng uống rượu. Nếu không thể cai hoàn toàn, bạn chỉ nên uống vừa phải ở mức 1 – 2 ly rượu vang nhẹ mỗi ngày.
– Bỏ hút thuốc lá: Khói thuốc có thể gây tổn thương mạch máu, làm tăng huyết áp, giảm lượng oxy trong máu và khiến tim đập nhanh hơn.
– Uống thuốc theo quy định: Nếu bạn đã được kê đơn thuốc điều trị suy tim hoặc bệnh lý nguyên nhân, hãy đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định.
Người bệnh mắc hội chứng suy tim phải cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc điều trị suy tim phải
Thuốc được kê đơn để cải thiện chức năng tim, điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gây suy tim phải. Một số nhóm thuốc thường dùng là:
– Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa bằng cách tăng cường đi tiểu.
– Thuốc giãn mạch: giúp giãn các mạch máu để hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn, giảm khối lượng công việc cho tim. Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn kênh canxi.
– Thuốc chống loạn nhịp tim: giúp làm chậm nhịp tim nhanh. Nhóm thuốc phổ biến nhất là thuốc chẹn beta giao cảm.
– Thuốc trợ tim: Các Digitalis trợ tim giúp hỗ trợ tăng khả năng co bóp của tim, làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim.
– Thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa cục máu đông xuất hiện trong tim
Thảo dược cho người bệnh mắc hội chứng suy tim phải
Sự kết hợp thuốc với những thảo dược Đông y phù hợp sẽ mang lại hiệu quả điều trị suy tim vượt trội so với điều trị đơn độc bằng thuốc tây. Điều này cũng đã được các chuyên gia Tim mạch ghi nhận và khuyên dùng. Điều quan trọng là người bệnh cần lựa chọn những thảo dược đã được nghiên cứu kiểm chứng tác dụng như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… Hiện nay, các thảo dược này đã có mặt trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cho người bệnh suy tim dạng viên nén tiện dụng như Vương Tâm Thống. Nhờ sản phẩm, nhiều người bệnh suy tim đã cải thiện sức khỏe và không còn nỗi lo nhập viện trong suốt nhiều năm qua. Điển hình như trường hợp của bác Đạt (Yên Lạc,Vĩnh Phúc) – người bệnh suy tim do hẹp mạch vành trong video dưới đây:
Bí quyết điều trị suy tim bằng thảo dược
Phẫu thuật và các thủ tục khác
Nếu thuốc không hiệu quả trong việc kiểm soát suy tim bên phải, người bệnh có thể cần phải cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc cấy ghép tim:
– Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD): Thiết bị này được cấy ghép để trợ lực cho tim bơm máu hiệu quả hơn.
– Cấy ghép tim: được thực hiện khi tất cả các phương pháp điều trị hội chứng suy tim phải khác đã thất bại. Trái tim bị tổn thương được cắt bỏ và thay thế bằng một trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng phù hợp.
Tiên lượng của mỗi người bệnh mắc hội chứng suy tim phải sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống tích cực chính là chìa khóa để giảm nhẹ những ảnh hưởng của suy tim phải đối với sức khỏe của bạn.