Đau thắt ngực – Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim không thể bỏ qua

4/5 - (3 bình chọn)

Là một triệu chứng thường gặp nhất của hầu hết các bệnh lý về tim mạch, đau thắt ngực cũng chính là dấu hiệu điển hình cảnh báo tình trạng thiếu máu cơ tim, với những biến chứng đe dọa đến tính mạng mà bạn không thể bỏ qua.

Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là một cơn đau ở vùng ngực trái của cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy như đang có một áp lực lớn đè ép lên ngực của mình. Cơn đau thắt ngực cũng có thể lan rộng ra vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc sau lưng. Một số người bệnh còn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu khi bị đau thắt ngực.

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của thiếu máu cơ tim

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của thiếu máu cơ tim

Đây không phải là một căn bệnh mà là triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch, đặc biệt là thiếu máu cơ tim. Khi một vùng cơ tim không nhận đủ máu giàu oxy và năng lượng, dẫn đến các cơn đau thắt ngực kéo dài. Thiếu máu cơ tim thường có liên quan đến sự xuất hiện của mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành, làm ngăn cản dòng chảy của máu về tim. Một số trường hợp thiếu máu cơ tim có thể do co thắt mạch vành đơn thuần mà không có mặt mảng xơ vữa.

Đối tượng có nguy cơ cao bị đau thắt ngực

Những người có nguy cơ cao bị đau thắt ngực là những người bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh vi mạch vành… Ngoài ra, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao gặp phải cơn đau thắt ngực:

– Tăng huyết áp: tăng huyết áp khiến cho thành động mạch dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ lắng đọng cholesterol và hình thành mảng xơ vữa làm hẹp thành động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim.

– Béo phì: Người bị béo phì thường có nguy cơ cao bị đau thắt ngực hơn những người có cân nặng khỏe mạnh. Lượng mỡ máu cao thúc đẩy quá trình tạo ra những mảng xơ vữa động mạch, gây ra chứng đau thắt ngực.

Người trung niên và cao tuổi: Lão hóa khiến cho mạch máu bị dễ bị tổn thương và hình thành mảng xơ vữa là căn nguyên gây thiếu máu cơ tim cục bộ ở người trung niên và cao tuổi.

– Đái tháo đường: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu, đặc biệt là hệ thống động mạch vành, gây xơ vữa mạch.

Bạn muốn biết về giải pháp từ thảo dược giúp giảm đau thắt ngực, phòng ngừa nhồi máu cơ tim cho người bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, người béo phì… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.

Phân loại các dạng đau thắt ngực

Đau thắt ngực có 4 dạng chủ yếu là đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực không ổn định, đau thắt ngực Prinzmetal và đau thắt ngực vi mạch máu. Việc phân loại này nhằm mục đích ứng dụng trong điều trị thiếu máu cơ tim, bởi tùy thuộc vào dạng đau thắt ngực khác nhau sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.

Đau thắt ngực ổn định: Đau thắt ngực ổn định là dạng phổ biến nhất, thường xảy ra khi người bệnh làm việc quá sức và có thể dự đoán trước được. Cơn đau thường sẽ biến mất sau một vài phút nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giảm đau thắt ngực. Đau thắt ngực ổn định xuất hiện với tần suất nhiều, nó có thể báo trước một cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra trong tương lai.

Đau thắt ngực không ổn định: Đúng như tên gọi, đau thắt ngực không ổn định gây ra các cơn đau ngực không theo một khuôn mẫu. Các cơn đau có thể xảy ra thường xuyên hơn và nặng hơn so với đau thắt ngực ổn định. Ngay cả khi bạn không gắng sức, thậm chí là đang nghỉ ngơi hoặc đã uống thuốc giảm đau thắt ngực, các cơn đau vẫn có thể xuất hiện. Đau thắt ngực không ổn định là một tình trạng rất nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Đây là dấu hiệu cho thấy một cơn nhồi máu cơ tim đang đến rất nhanh. Lúc này, cấp cứu sớm sẽ quyết định sự sống còn của người bệnh.

Đau thắt ngực Prinzmetal: Đau thắt ngực Prinzmetal là đau thắt ngực biến thể hiếm gặp. Co thắt động mạch vành là nguyên nhân gây ra dạng đau thắt ngực này. Triệu chứng thường xuất hiện vào lúc nửa đêm và sáng sớm, có thể được kiểm soát với  thuốc để điều trị.

Đau thắt ngực vi mạch vành: Đau thắt ngực vi mạch vành diễn ra trong thời gian dài hơn và cũng làm tổn thương tim nghiêm trọng hơn so với tất cả các loại đau thắt ngực khác. Cơn đau do đau thắt ngực vi mạch máu gây ra không thể làm giảm bằng các loại thuốc.

Điều trị đau thắt ngực

Đau thắt ngực có thể được điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống. Một số người bệnh cần được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc đặt stent.

Thay đổi lối sống

Sau khi điều trị tại bệnh viện, người bệnh thường phải điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ:

– Uống thuốc đầy đủ, đúng giờ để phòng ngừa cơn đau thắt ngực. Luôn đem theo thuốc bên mình để uống khi cơn đau thắt ngực xảy ra. Đi khám hoặc gọi bác sỹ khi cần thiết.

– Luyện tập thể dục đều đặn, tránh các hoạt động, các bài tập thể dục gắng sức có thể gây đau thắt ngực.

– Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân, đồng thời bỏ thuốc lá

– Nên hạn chế uống rượu/bia, tăng cường ăn rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các và thịt trắng (thịt gà, thịt vịt bỏ da, cá tươi…)

Thay đổi lối sống có thể giúp hỗ trợ điều trị đau thắt ngực hiệu quả

Thay đổi lối sống có thể giúp hỗ trợ điều trị đau thắt ngực hiệu quả

Điều trị đau thắt ngực bằng thuốc

– Thuốc nitroglycerin dạng uống hoặc dạng xịt: là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để nhanh chóng làm giảm cơn đau ngực. Thuốc chống đông máu: như aspirin và clopidogrel (Plavix) hoặc Prasugrel (Effient) có thể giúp phòng ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch và làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

– Thuốc chẹn beta: (concor, metoprolol, carvedilol, Atenolol…) làm giảm nhịp tim, huyết áp và giảm nhu cầu sử dụng oxy của tim.

– Thuốc chẹn kênh calci (amlodipine,plendil…) giúp giãn động mạch, giảm huyết áp và căng thẳng cho tim.

– Thuốc ức chế men chuyển: làm giảm huyết áp và bảo vệ trái tim khỏi nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người bệnh thiếu máu cơ tim có tăng huyết áp, biến chứng tiểu đường trên tim mạch.

– Thuốc trị đau thắt ngực thế hệ mới: Ivabradine (Procoralan), Trimetazidine, Ranolazine(Ranexa)

Bạn cần hỏi bác sỹ trước khi sử dụng các loại thuốc này. tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc, kể cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Ngừng thuốc đột ngột có thể khiến cho tình trạng đau thắt ngực xấu đi hoặc dẫn tới nhồi máu cơ tim.

Điều trị đau thắt ngực bằng can thiệp phẫu thuật

Nếu phát hiện ra mạch máu bị tắc hẹp nhiều (thường là trên 80%), bác sỹ có thể chỉ định thủ thuật nong mạch hoặc đặt stent để mở rộng lòng mạch cho máu lưu thông. Stent là một cấu trúc lưới bằng thép không gỉ hình ống nhỏ, nó được đặt trong động mạch để giữ cho mạch máu mở thông và cho phép dòng máu chảy qua. Trong một số trường hợp, người bệnh cần được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Phẫu thuật này còn phụ thuộc vào vị trí động mạch vành bị tắc hẹp và mức độ nghiêm trọng của cơn đau thắt ngực.

Đau thắt ngực là một tình trạng nguy hiểm do đó bạn không nên xem thường và bỏ qua nếu gặp phải triệu chứng này. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được từ trước nếu bạn tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sỹ, thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch.

Ngọc Mai

Nguồn tham khảo

http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/angina

—–—–—–—–—–—–

Thông tin cho bạn: Tpcn Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp làm giảm cơn đau thắt ngực, mệt mỏi…

Vương Tâm Thống - đau tim không còn là nỗi lo

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.5410866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận