Khi hồi hộp, căng thẳng, sợ hãi hay quá vui mừng vì một điều gì đó thì hầu hết chúng ta đều cảm thấy tim mình như đập nhanh hơn, thình thịch hoặc rung lên trong lồng ngực. Điều này sẽ mau chóng qua đi sau một vài phút nghỉ ngơi và tĩnh tâm lại. Tuy nhiên, nếu trái tim liên tiếp rối loạn, bỏ nhịp, đánh trống ngực kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu khác nữa thì bạn cần phải lưu ý, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, điển hình là bệnh rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh).
Đánh trống ngực là gì?
Đánh trống ngực là một dấu hiệu bất thường của nhịp tim, do cơ tim tại tâm nhĩ hoặc tâm thất co thắt mạnh, chính vì vậy, bệnh nhân sẽ có cảm giác tim đập nhanh bất thường và/hoặc có thể dừng đập vài lần giữa những lần tim co bóp. Tùy theo cơ địa, mỗi người sẽ trải nghiệm tình trạng này theo những cách khác nhau. Nhiều người cảm thấy như tim đang đập thình thịch, rung lên, đau nhói trong lồng ngực hoặc cổ, đôi khi tim còn bỏ qua một nhịp.
Thông thường, tim đập 60 – 100 lần mỗi phút. Ở những người tập thể dục thường xuyên hoặc dùng thuốc làm chậm nhịp tim thì tốc độ có thể giảm xuống dưới 55 nhịp/ phút. Nếu nhịp tim trên 100 lần/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh.
Đánh trống ngực là biểu hiện của tim đập nhanh
Nhận biết bệnh thông qua đánh trống ngực
Đánh trống ngực thường không nghiêm trọng và nhanh chóng qua đi nếu nó có liên quan đến sự lo lắng, sợ hãi, căng thẳng tâm lý hoặc xuất hiện sau khi sử dụng những chất kích thích như cafein, nicotin, rượu bia, thuốc lá. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của đánh trống ngực cũng sẽ phụ thuộc vào việc có hay không những dấu hiệu của tình trạng loạn nhịp tim bất thường khác, một số điều kiện có thể làm tăng khả năng bị đánh trống ngực như có bệnh van tim, rối loạn điện giải trong máu như thiếu kali…
– Đánh trống ngực kết hợp với đau ngực, khó thở là biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ (bệnh mạch vành), suy tim sung huyết, vấn đề van tim, cơ tim hoặc trước cơn đau tim.
– Đánh trống ngực liên quan đến choáng váng, ngất xỉu thì có thể là tình trạng tụt đường huyết, huyết áp thấp hoặc rối loạn nhịp tim
– Đánh trống ngực, hay hồi hộp, sụt cân nhanh, vã mồ hôi là biểu hiện cho thấy bệnh cường giáp
– Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, đôi khi đánh trống ngực khi mang thai là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
– Sau khi sử dụng một số loại thuốc thông mũi, xịt hen suyễn, các thảo dược như ma hoàng, nhân sâm, cam đắng, nữ lang hay táo gai,… cũng có thể khiến nhịp tim nhanh bất thường.
– Ngoài ra, đánh trống ngực cũng có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, chế độ ăn giảm cân không hợp lý hoặc sau khi ăn nhiều carbohydrat, đường và chất béo, thực phẩm có hàm lượng cao của bột ngọt, muối natri.
Vương Tâm Thống là giải pháp an toàn từ thiên nhiên giúp làm giảm các cơn đau thắt ngực, đánh trống ngực, hạn chế tình trạng tim bỏ nhịp do bệnh lý tim mạch. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được biết thêm chi tiết.
Tại sao trái tim tôi bỏ qua một nhịp?
Tim bao gồm bốn ngăn, hai buồng trên là tâm nhĩ và hai buồng dưới là tâm thất. Trong tâm nhĩ phải có một nhóm các tế bào được gọi là nút xoang. Đây là nơi điều hòa nhịp tim tự nhiên. Nút xoang tạo xung thúc đẩy bắt đầu mỗi nhịp đập của tim. Thông thường, dẫn truyền đầu tiên qua tâm nhĩ và sau đó qua đường kết nối giữa các buồng trên và dưới của tim được gọi là nút nhĩ thất (AV). Khi tín hiệu đi qua tâm nhĩ, nhĩ co bóp bơm máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Khi tín hiệu đi qua nút AV đến tâm thất, tâm thất co, bơm máu cho cơ thể.
Trong rung nhĩ, các buồng trên của tim (tâm nhĩ) có tín hiệu điện hỗn loạn. Kết quả là, nó rung lên. Nút AV – kết nối điện giữa tâm nhĩ và tâm thất bị quá tải. Các tâm thất cũng co bóp nhanh chóng, nhưng không nhanh như tâm nhĩ, sau cơn co, tâm nhĩ sẽ giãn nghỉ ngơi một lúc lâu trước khi quay trở về nhịp bình thường. Kết quả là nhịp tim nhanh, tim bỏ nhịp và không đều.
Chẩn đoán đánh trống ngực
Chìa khóa để chẩn đoán đánh trống ngực là bệnh sử của bệnh nhân. Chính vì vậy, bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh:
– Khi nào đánh trống ngực xảy ra?
– Thường xuyên hay đột ngột?
– Xảy ra trong bao lâu và những triệu chứng khác đi kèm gì?
– Điện tâm đồ (ECG) là một công cụ tiêu chuẩn để chẩn đoán đánh trống ngực. ECG sẽ ghi lại các hoạt động điện của tim, nhờ đó sẽ phát hiện được những bất thường trong nhịp tim.
– Siêu âm tim để kiểm tra cấu trúc và chức năng của tim
– Theo dõi Holter bằng thiết bị đeo ở trước ngực, nó sẽ liên tục ghi lại các tín hiệu điện của tim từ 24 đến 48 giờ. Biện pháp này sẽ được thực hiện khi điện tâm đồ không phát hiện ra dấu hiệu bất thường của nhịp tim.
– Xét nghiệm máu có thể được tiến hành để kiểm tra hemoglobin và số lượng tế bào hồng cầu nếu nghi ngờ thiếu máu; kiểm tra chức năng thận và hormon tuyến giáp để xác định nhóm bệnh liên quan.
Giảm bớt đánh trống ngực bằng cách tập yoga, ngồi thiền
Biện phát giúp ổn định nhịp tim, giảm tình trạng đánh trống ngực
Nếu đánh trống ngực không rõ nguyên nhân xảy ra, bạn có thể làm theo một số lời khuyên sau:
– Hạn chế hoặc từ bỏ việc sử dụng caffe hoặc các loại đồ uống có cồn, rượu bia
– Không hút thuốc, không tiếp xúc với khói thuốc vì chất nicotin trong khói thuốc có thể khiến tim đập nhanh tức thì.
– Chế độ ăn đầy đủ chất, chia nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày để duy trì lượng đường huyết và huyết áp ổn định
– Uống nhiều nước
– Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khoa học, không nên làm việc quá sức hoặc thức quá khuya, tránh căng thẳng, lo lắng. Ngoài giấc ngủ ban đêm, nên nghỉ khoảng 30 phút vào giữa trưa sẽ giúp cơ thể hồi phục năng lượng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
– Thư giãn và giữ cho tâm lý ổn định bằng cách tập thiền, yoga, tập thể dục nhẹ nhàng.
– Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng. Một số thuốc thông mũi chứa pseudoephdrine hoặc phenylephrine thường làm gia tăng tình trạng đánh trống ngực.
– Tập hít sâu thở chậm, khi cảm thấy trái tim bỏ nhịp, bạn có để “dập tắt” đánh trống ngực bằng cách thực hiện các động tác như thở bằng mũi, thắt chặt cơ bụng và cơ vòng hậu môn sau đó thở ra từ từ; rửa mặt bằng nước lạnh, hít thở sâu… để kiểm soát nhịp tim. Tất cả những biện pháp trên giúp bạn thư giãn và giảm bớt căng thẳng đi kèm với đánh trống ngực.
– Thuốc chẹn beta đôi khi được dùng để điều trị tim đập nhanh, chúng làm chậm nhịp tim và kiểm soát và điều chỉnh khả năng truyền tín hiệu giữa các nút xoang. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, hơn nữa nên đi khám và kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện những bệnh lý liên quan, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Xin chào ! Tôi 72 tuổi bị rung nhĩ cơn xin tư vấn
– Tại sao hầu hết các cơn rung nhĩ của tôi lại xảy ra vào ban đêm?
– Trước khi rung nhĩ thường bắt đầu một, hai đợt có ngoại tâm thu dầy?
Nếu làm hết ngoại tâm thu liệu có hết rung nhĩ? Dùng Vương Tâm Thống có làm hết ngoại tâm thu được không? Nếu được thì cách dùng thế nào ,khoảng bao lâu thì có hiệu quả?
Giá một hộp? Xin trân trọng cảm ơn! Mong sớm nhận được trả lời.
Chào bác!
Rung nhĩ là kết quả của sự bất thường trong quá trình phát xung điện ở các tâm nhĩ của tim gây ra nhịp tim nhanh và không đều. Hiện tượng rung nhĩ bị tác động mạnh bởi yếu tố thần kinh và nội tiết. Vào ban đêm cơ thể tiết ra một số chất dễ làm ảnh hưởng đến các tín hiệu điện của tim từ đó làm xuất hiện các cơn rung nhĩ. Không chỉ bạn mà nhiều người khác cũng thường bị rung nhĩ vào đêm.
Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim, cũng có nguyên nhân do những bất thường về tín hiệu điện giữa các vùng của tim. Do vậy, tuy hai biểu hiện bệnh khác nhau nhưng sẽ cùng điều trị theo một hướng là ổn định dẫn truyền thần kinh tim. Bác cũng có thể sử dụng TPCN Vương Tâm Thống để làm giảm tình trạng đau thắt ngực, nhưng đối với trường hợp rung nhĩ và ngoại tâm thu thì các sản phẩm chuyên biệt về rối loạn nhịp tim, điển hình là các sản phẩm có thành phần là Khổ sâm, Đan sâm, Vàng đắng… có lẽ sẽ phù hợp hơn.
Chúc bác luôn mạnh khỏe.
Xin chào ! Tôi 72 tuổi bị rung nhĩ cơn xin tư vấn
– Tại sao hầu hết các cơn rung nhĩ của tôi lại xảy ra vào ban đêm?
– Trước khi rung nhĩ thường bắt đầu một, hai đợt có ngoại tâm thu dầy?
Nếu làm hết ngoại tâm thu liệu có hết rung nhĩ? Dùng Vương Tâm Thống có làm hết ngoại tâm thu được không? Nếu được thì cách dùng thế nào ,khoảng bao lâu thì có hiệu quả?
Giá một hộp? Xin trân trọng cảm ơn! Mong sớm nhận được trả lời.
Chào bác!
Rung nhĩ là kết quả của sự bất thường trong quá trình phát xung điện ở các tâm nhĩ của tim gây ra nhịp tim nhanh và không đều. Hiện tượng rung nhĩ bị tác động mạnh bởi yếu tố thần kinh và nội tiết. Vào ban đêm cơ thể tiết ra một số chất dễ làm ảnh hưởng đến các tín hiệu điện của tim từ đó làm xuất hiện các cơn rung nhĩ. Không chỉ bạn mà nhiều người khác cũng thường bị rung nhĩ vào đêm.
Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim, cũng có nguyên nhân do những bất thường về tín hiệu điện giữa các vùng của tim. Do vậy, tuy hai biểu hiện bệnh khác nhau nhưng sẽ cùng điều trị theo một hướng là ổn định dẫn truyền thần kinh tim. Bác cũng có thể sử dụng TPCN Vương Tâm Thống để làm giảm tình trạng đau thắt ngực, nhưng đối với trường hợp rung nhĩ và ngoại tâm thu thì các sản phẩm chuyên biệt về rối loạn nhịp tim, điển hình là các sản phẩm có thành phần là Khổ sâm, Đan sâm, Vàng đắng… có lẽ sẽ phù hợp hơn.
Chúc bác luôn mạnh khỏe.