“Tôi và bố tôi đều trải nhồi máu cơ tim ở tuổi 50. Tôi được biết bệnh tim có di truyền. Liệu tôi có nên cảnh báo bệnh này cho các con không?”
Đây cũng là lo lắng của nhiều người bệnh những người sống trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tim. Để giải đáp băn khoăn này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc câu trả lời của tiến sĩ Anthony Komaroff đến từ Trường Đại học Y Harvard.
Bất kể cha mẹ nào cũng quan niệm rằng việc chăm sóc những đứa con còn quan trọng hơn chính bản thân họ. Nếu bạn sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tim thì bạn cần dạy cho con mình biết điều gì là nên và không nên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch có thể di truyền qua các thế hệ.
Tiền sử gia đình góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tim theo 2 cách:
– Gen di truyền: quyết định một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim như nồng độ LDL – cholesterol (loại cholesterol dễ lắng đọng gây nên mảng xơ vữa) trong máu, tăng huyết áp, khả năng hình thành cục máu đông, khả năng mắc đái tháo đường…
– Lối sống không khoa học, lành mạnh: mọi thành viên trong gia đình thường có chung một chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, hoạt động thể chất, cùng sống trong một khu vực và cùng thuộc một nền văn hóa… Nếu bố mẹ bạn hút thuốc thì có nhiều khả năng bạn sẽ có thói quen này. Tất cả những yếu tố này có thể lý giải tại sao bệnh tim và đột quỵ xảy ra ở một số gia đình qua nhiều thế hệ.
Nói cách khác, gen chỉ là một yếu tố nguy cơ gây bệnh. Tôi xin được lấy một minh chứng rất điển hình về bố một người bạn của tôi, ông ấy qua đời ở tuổi 50 vì một cơn nhồi máu cơ tim. Ngay từ tuổi 30, bạn của tôi đã bắt đầu ý thức được về sức khỏe của mình, tự điều chỉnh chế độ ăn uống thật khoa học và lành mạnh, chạy bộ đều đặn mỗi ngày, bất kể thời tiết nắng hay mưa. Hiện tại ở tuổi 70, bạn tôi vẫn còn sống và tràn đầy năng lượng. Qua đây, tôi muốn nói rằng một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn vượt qua nguy cơ về di truyền của mình.
Rất nhiều người không hề mắc bệnh tim mặc dù có tiền sử gia đình về tim mạch nhờ duy trì một lối sống lành mạnh. Không bao giờ là quá sớm để nói với con của bạn. Nếu con bạn chưa đến tuổi trưởng thành, hãy trấn an con mình hơn là đe dọa chúng. Hãy nói: “Gia đình chúng ta có bệnh tim. Điều quan trọng là nếu các con sớm áp dụng một lối sống lành mạnh thì hoàn toàn có thể vượt qua nguy cơ mắc bệnh này”.
Có rất nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Nhưng tôi giả định bệnh tim có trong gia đình bạn là xơ vữa động mạch – loại bệnh phổ biến nhất. Hãy dành thời gian đến các chuyên khoa tim mạch để được thăm khám định kỳ, làm một số xét nghiệm cần thiết như cholesterol máu, huyết áp vì đây có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành trong tương lai.
Bạn hãy luôn nhắc nhở con mình: Có gen di truyền bệnh không có nghĩa là sẽ mắc bệnh tim, điều này còn tùy thuộc vào việc các con có thực hiện một lối sống lành mạnh hay không.
Nguồn tham khảo:
http://www.askdoctork.com/heart-disease-runs-in-the-family-how-do-i-talk-to-my-kids-about-what-this-means-for-them-201510058410
| Tiến sĩ Anthony Komaroff nguyên la giáo sư Trường Đại học Y khoa Harvard Ông đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị nghiên cứu lâm sàng và giảng dạy tại Trường đại học Harvard. |
———————-
Thông tin về sản phẩm chuyên biệt dành cho mạch vành:
TPCN Vương Tâm Thống với các hoạt chất sinh học từ tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau tim, đau thắt ngực trong bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim