Theo ước tính, có khoảng 1 – 3% người bệnh huyết áp cao sẽ gặp phải cơn tăng huyết áp, trong đó chủ yếu là cơn tăng huyết áp khẩn cấp. Vậy tăng huyết áp khẩn cấp là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và hướng dẫn bạn cách xử trí khi bị tăng huyết áp khẩn cấp.
Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?
Tăng huyết áp khẩn cấp (Hypertensive Urgency) là tình trạng huyết áp tăng cao vượt ngưỡng ≥ 180/120mmHg nhưng không có bằng chứng về tổn thương cơ quan đích, chẳng hạn như phù phổi, thiếu máu cơ tim cục bộ, suy giảm chức năng thần kinh hoặc suy thận cấp… Khác với tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng huyết áp tăng cao kèm theo tổn thương tại cơ quan đích. Theo ước tính, tỷ lệ gặp cơn tăng huyết áp khẩn cấp là 75% và 25% còn lại là tăng huyết áp cấp cứu.
Tăng huyết áp khẩn cấp có liên quan đến việc làm tăng tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch bất lợi trong thời gian dài.
Dấu hiệu nhận biết cơn tăng huyết áp khẩn cấp
Khi lên cơn tăng huyết áp khẩn cấp, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng sau:
– Đau đầu
– Khó thở
– Chóng mặt, hoa mắt, nhìn đôi.
– Đỏ bừng mặt, đỏ mắt.
– Lo lắng, bồn chồn
– Chảy máu cam
Những triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác cơn tăng huyết áp khẩn cấp cần dựa trên chỉ số đo huyết áp. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành một số thăm khám lâm sàng và xét nghiệm lâm sàng (soi đáy mắt, điện tâm đồ, xét nghiệm máu, siêu âm tim…) để xác định tổn thương cơ quan đích nhằm chẩn đoán phân biệt với cơn tăng huyết áp cấp cứu.
Đau đầu dữ dội là biểu hiện của tăng huyết áp khẩn cấp
Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp khẩn cấp
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ liên quan đến sự khởi phát cơn tăng huyết áp khẩn cấp, chẳng hạn như:
– Không tuân thủ chỉ định dùng thuốc hạ áp, ngừng thuốc hạ áp đột ngột.
– Người bị béo phì.
– Xơ vữa động mạch vành hoặc bệnh tim khác do tăng huyết áp.
– Bệnh tâm thần.
– Ngộ độc thuốc (cocaine, amphetamin…)
– Nữ giới có nguy cơ mắc phải cao hơn nam giới.
– Đau cấp tính do chấn thương hoặc stress đột ngột.
– Tương tác giữa các thuốc với nhau và tương tác giữa thuốc với thức ăn. (VD: thuốc chống trầm cảm 3 vòng với các kháng histamin hoặc tyramin có trong thực phẩm lên men).
Xử trí cơn tăng huyết áp khẩn cấp bằng thuốc
Mục tiêu điều trị là giảm huyết áp tâm trương về 100 – 110mmHg trong vòng 24 – 48 giờ bằng thuốc hạ áp đường uống, thuốc tiêm và có thể kết hợp cùng thuốc an thần. Người bệnh cần được hạ huyết áp từ từ vì huyết áp hạ quá nhanh có thể gây tổn thương cơ quan đích.
Các thuốc thường dùng cho người bị tăng huyết áp khẩn cấp là thuốc hạ áp đường uống như captopril, labetalol, amlodipin, felodipin, prazosin… Thuốc lợi tiểu quai furosemid chỉ được dùng khi người bệnh mắc đồng thời bệnh lý khác bắt buộc phải dùng lợi tiểu.
Trước đây, thuốc giãn mạch nifedipine ngậm dưới lưỡi được sử dụng để xử trí cơn tăng huyết áp khẩn cấp vì có tác dụng hạ áp nhanh chỉ sau 5 – 10 phút và kéo dài 6 – 8 giờ. Tuy nhiên, chính tác dụng hạ áp quá nhanh và không thể kiểm soát của thuốc lại gây ra thiếu máu não, thiếu máu cơ tim cục bộ. Vì vậy nên hiện nay, nifedipine không còn được khuyến cáo sử dụng trong điều trị tăng huyết áp khẩn cấp.
Giải pháp dài hạn phòng ngừa tăng huyết áp khẩn cấp
Sản phẩm thảo dược duy trì huyết áp ổn định
Để huyết áp luôn ổn định trong ngưỡng an toàn, bên cạnh việc dùng thuốc hạ áp hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên tham khảo sử dụng kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hạ áp tự nhiên như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá… điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Tác dụng của những thảo dược này cũng đã được kiểm chứng qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Theo nghiên cứu của Đại học Yaounde I (Cameroon), Hoàng bá có khả năng làm giảm cả huyết áp tâm thu (6%) và huyết áp tâm trương (13,1%) chỉ sau 8 tuần điều trị. Một nghiên cứu khác của Đại học Reading (Anh) cho thấy, Sơn tra giúp làm hạ huyết áp và giảm lo âu sau 10 tuần sử dụng.
Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Bùi Đức Thúy (Sơn Dương, Tuyên Quang) – một người bệnh cao huyết áp lâu năm, từng trải qua cơn tăng huyết áp khẩn cấp nhiều lần đã ngăn chặn tình trạng này hiệu quả nhờ giải pháp thảo dược qua video dưới đây:
Bí quyết điều trị tăng huyết áp vô căn từ thảo dược
Bạn quan tâm về giải pháp phòng ngừa tăng huyết áp khẩn cấp từ thảo dược đã được bác Thúy áp dụng hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (hoặc zalo) 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Điều chỉnh lối sống
Duy trì lối sống khoa học chính là liệu pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc rất quan trọng mà người bệnh cần thực hiện sớm. Người bệnh cần:
– Bỏ thuốc lá, hạn chế dùng bia rượu, đồ uống chứa caffein như cà phê, nước tăng lực…
– Tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Ăn nhạt, giảm tổng lượng muối ăn xuống dưới 2 gam/ngày. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại cho tim mạch từ thịt đỏ, nội tạng động vật; đồ ăn chứa nhiều đường… Đồng thời tăng cường bổ sung chất xơ, khoáng chất, acid folic, omega 3 từ cá béo, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt khô…
– Quản lý căng thẳng: Hãy giữ tâm lý thoải mái, giải phóng bản thân ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực… Luyện tập thể dục và tham gia các hoạt động giải trí sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lý tốt hơn.
– Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu huyết áp tăng cao bất thường dù chưa có triệu chứng cũng cần phải thông báo với bác sĩ của bạn.
Hãy nhớ rằng, không bao giờ là quá sớm để phòng ngừa cơn tăng huyết áp khẩn cấp. Sử dụng thuốc thường xuyên kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp và duy trì lối sống khoa học là những tuyến phòng thủ chính để chống lại huyết áp cao và các biến chứng của bệnh.