Block tim (hay còn gọi là block nhĩ thất) là một dạng rối loạn nhịp tim khá phổ biến, nó có thể khiến trái tim của bạn dừng tới 20 giây 1 lần. Vậy block tim có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị chứng rối loạn nhịp tim này? Tất cả những thắc mắc này sẽ được tháo gỡ sau khi bạn đọc bài viết dưới đây.
Block tim là gì?
Block tim là tình trạng tắc nghẽn 1 phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động qua bộ nối nhĩ – thất. Tùy thuộc vào đặc điểm bệnh lý của từng người bệnh mà trái tim có thể đập không đều và chậm hơn so với bình thường.
Block tim cũng có thể ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh. Đây là một dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn khác mà chưa được phát hiện. Xung điện thay đổi chỉ kéo dài vài % giây cũng có thể gây ra bệnh block tim. Rối loạn nhịp tim này khiến tim bơm máu bị đình trệ, kéo theo các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả não không có đủ oxy và năng lượng để duy trì hoạt động.
Block tim khiến nhịp tim chậm hơn bình thường
Block tim thường không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nó đi kèm với bệnh mạch vành, có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đánh trống ngực, đau thắt ngực, thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Phân loại block tim
Có hai dạng block tim điển hình là:
Block tim một phần: Nguyên nhân là do các xung điện bị chậm hoặc thất thoát 1 phần khiến trái tim đập chậm lại.
Block tim hoàn toàn: Nguyên nhân là do các tín hiệu điện tim ngừng hoàn toàn. Nhịp tim sẽ giảm xuống khoảng chỉ còn 40 lần mỗi phút.
Thông thường, block tim được chia thành 3 mức độ nặng nhẹ như sau:
Block tim độ I:Thường được dùng để chỉ sự gián đoạn nhịp tim nhẹ, chẳng hạn như lỡ một nhịp đập. Đây là mức độ nhẹ nhất của block tim và thường không cần điều trị.
Block tim độ II: Một số xung điện bị thất thoát khiến nhịp tim giảm xuống. Người bệnh thường cảm thấy chóng mặt và có thể cần dùng máy tạo nhịp tim.
Block tim độ III: Block tim hoàn toàn khiến tín hiệu điện tim không thể đi qua tâm nhĩ đến tâm thất. Những người bệnh có bệnh tim thường gặp tình trạng này. Nếu không được điều trị bằng máy tạo nhịp tim, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.
Các dấu hiệu và triệu chứng của block tim
Block tim có thể gây ra một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
– Khó thở
– Nhịp tim không đều (đánh trống ngực)
– Cảm giác lâng lâng
– Ngất xỉu, choáng ngất
– Đau, khó chịu ở ngực
– Khó khăn khi tập luyện hoặc làm việc gắng sức vì không đủ máu bơm khắp cơ thể.
Block tim thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi có tiền sử bệnh tim hoặc có thói quen hút thuốc.
Vương Tâm Thống giúp làm giảm các triệu chứng đau, khó chịu ở ngực, mệt mỏi do mọi bệnh lý về tim mạch. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để biết thêm chi tiết.
Nguyên nhân gây ra block tim
Xung điện tim xuất phát từ tâm nhĩ (buồng trên của tim) đi qua nút nhĩ thất để vào tâm thất (buồng dưới của tim) qua bó His chung chia thành hai nhánh: Nhánh phải và nhánh trái. Khi điện tim không thể đi từ buồng tim trên xuống buồng tim dưới, nhịp đập của tim sẽ bị chậm lại hoặc ngừng hẳn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra block tim: Bệnh cơ tim, huyết khối động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, bệnh van tim, sẹo tim hình thành sau phẫu thuật…
Block tim cấp tính cũng có thể xuất hiện sau một lần phẫu thuật tim hoặc sau nhồi máu cơ tim. Một số người bệnh khi sinh ra đã bị block tim do bẩm sinh.
Các phương pháp chẩn đoán block tim
Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể được thực hiện bao gồm:
Điện tâm đồ: ghi lại hoạt động của tim, sự bất thường trong sóng điện tim sẽ giúp bác sĩ sớm chẩn đoán bệnh. Băng Holter là một thiết bị cầm tay có thể ghi lại tất cả nhịp tim của người bệnh khi thực hiện các hoạt động bình thường từ 1 đến 2 ngày.
Siêu âm tim: cho phép các bác sĩ kiểm tra sự bất thường về cơ tim và van tim.
Điều trị block tim bằng cách nào?
Không có phương pháp nào cụ thể trong điều trị block tim. Đa số người bệnh không có triệu chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi block tim khiến cho trái tim hoạt động bất thường, thậm chí là đau tim, người bệnh sẽ cần được điều trị bằng một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc
Thuốc được dùng trong điều trị block tim là các loại thuốc giúp điều trị các bệnh lý nền gây block tim như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị suy tim… Trong trường hợp đau tim, người bệnh cần được dùng streptokinase hoặc plasminogen để làm tan cục máu đông. Tuy nhiên cả hai loại thuốc này đều gây nguy cơ máu khó đông, khó cầm máu khi bị vết thương hở do đó người bệnh cần được xét nghiệm máu thường xuyên trong quá trình dùng thuốc.
Thuốc dùng trong điều trị block tim thường để giải quyết các bệnh lý nền
Máy tạo nhịp tim
Người bệnh bị ngất do block tim cần được cấy máy tạo nhịp tim. Đây là một thiết bị chạy bằng pin có kích cỡ nhỏ có tác dụng ổn định nhịp tim bằng các xung điện do nó tạo ra.
Các biến chứng của block tim
Người có bệnh lý tim mạch từ trước có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng của block tim như:
– Chứng loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường)
– Nhịp tim chậm
– Ngừng tim và suy tuần hoàn
– Đột tử xảy ra trong vòng 1 giờ sau khởi phát.
Block tim là một trong những căn bệnh khó phát hiện. Nếu nghi ngờ mắc block tim, bạn cần được bác sỹ tư vấn, đo điện tâm đồ để xác định bệnh nếu có. Phát hiện sớm và dự phòng bệnh tim mạch luôn luôn là điều các bác sỹ chuyên khoa mong muốn người bệnh thực hiện nhằm giảm chi phí và gánh nặng bệnh tật cho gia đình người bệnh nói riêng và xã hội nói chung.
Ds. Mai Hương
Nguồn tham khảo:
http://emedicine.medscape.com/article/151597-overview
http://www.medicalnewstoday.com/articles/180986.php
—–—–—–—–—–—–