Phẫu thuật thay van tim đã mang đến niềm hi vọng sống cho những người bệnh hẹp hở van tim nặng nhưng không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, sự thật là vẫn còn khá nhiều biến chứng sau thay van tim mà ít ai có thể ngờ tới…
Tổng hợp những biến chứng thường gặp sau thay van tim
Bất kì phẫu thuật tim nào cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro, mổ thay van tim cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là những biến chứng đáng lưu ý mà người bệnh có thể gặp phải sau thay van:
Cục máu đông
Nếu thay van tim cơ học (làm từ kim loại), bạn sẽ có nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao hơn thay van sinh học (làm từ van tim lợn, bò, người hiến tặng). Đây cũng là biến chứng gây tử vong phổ biến nhất ở người bệnh sau thay van tim. Cục máu đông có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:
– Kẹt van tim: Cục máu đông bám dính tại van khiến van không thể đóng mở một cách bình thường, thậm chí là rách lá van tim sinh học. Nếu người bệnh gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở tăng lên trong vài ngày thì cần đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu của kẹt van tim. Nếu kẹt van do huyết khối nhỏ thì có thể được điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông. Trong trường hợp kích thước cục máu đông quá lớn, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ huyết khối hoặc thay lại van lần 2.
– Nhồi máu cơ tim: Cục máu đông từ van có thể bong ra và di chuyển theo dòng máu đến mạch vành, cắt đứt nguồn cung cấp máu đến nuôi tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đây là biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim như đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, choáng váng… để được xử trí cấp cứu kịp thời.
– Đột quỵ não: Cục máu đông có thể từ tim di chuyển đến động mạch não gây tắc nghẽn hoàn toàn. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề nếu người bệnh may mắn sống sót. Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não mà người bệnh cần nhận diện sớm là tê bì, mất cảm giác ở nửa người bên trái hoặc bên phải; mắt nhìn đôi, nhìn ba; mất thăng bằng; giảm khả năng nhận thức; khó nói; đau đầu dữ dội…
Cục máu đông là biến chứng nguy hiểm nhất sau thay van
Có thể bạn chưa biết: Để phòng ngừa những biến chứng đáng lo ngại sau phẫu thuật thay van tim, sử dụng thuốc thôi là chưa đủ. Hãy gọi cho chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp tư vấn giải phòng ngừa tối ưu nhất.
Chảy máu quá mức
Biến chứng này thường gặp ở 1% người bệnh sau thay van. Nguyên nhân thường liên quan đến tác dụng phụ của thuốc chống đông máu khi dùng dài ngày, nên hiện tượng này thường gặp ở người bệnh thay van tim cơ học. Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp phải biến chứng chảy máu quá mức là xuất hiện vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen…
Thoái hóa van tim
Biến chứng này thường gặp ở người bệnh thay van tim sinh học. Thông thường tuổi thọ của van sinh học có thể kéo dài từ 10 – 15 năm, mức độ thoái hóa sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh và áp lực tác động lên van. Ở người trẻ thì tốc độ thoái hóa van tim sẽ nhanh hơn so với người già, do đó, cần phải tiến hành thay van tim nhiều lần. Đó là lý do mà loại van tim này thích hợp với người cao tuổi (trên 65 tuổi) hơn so với người trẻ.
Viêm nội tâm mạc
Viêm nội tâm mạc là biến chứng gây tử vong cao (30 – 50%). Quá trình nhiễm khuẩn lớp nội mạc lót bên trong thành cơ tim và phủ lên van tim có thể làm tổn thương các lá van (gây sùi loét, áp xe). Các dấu hiệu nghi ngờ viêm nội tâm mạc mà người bệnh sau thay van cần theo dõi là sốt cao, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, đau nhức xương khớp…
Nhiễm trùng vết mổ
Mặc dù là biến chứng nhẹ nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Các dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau thay van mà người bệnh cần lưu ý là sưng, nóng, đỏ, đau, rỉ nước tại vết mổ, sốt cao…
Van tim hoạt động không đúng
Van tim không thể đóng mở đúng cách do lỗi kĩ thuật gây tuột chỉ, hoặc nhiễm khuẩn, xơ hóa, canxi hóa vòng van… gây hở cạnh chân van. Nếu hở cạnh van nghiêm trọng, người bệnh cần phải được phẫu thuật thay van tim lại.
Rối loạn nhịp tim
Sau thay van, người bệnh có thể gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, phổ biến nhất là rung nhĩ. Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như nhịp nhanh thất, rung thất có thể gây ngừng tim, đột tử ở người bệnh sau thay van. Trong những trường hợp này, người bệnh sẽ phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Giải pháp phòng tránh biến chứng sau thay van tim
Để giảm thiểu nguy cơ rủi ro sau thay van, người bệnh cần tuân thủ theo những lời khuyên hữu ích sau:
– Trong thời gian nằm viện cần tập ho và hít thở sâu để phòng tránh ứ máu tại phổi, giảm nguy cơ viêm phổi. Nên vận động nhẹ nhàng tại giường và tập đi lại những quãng ngắn, tránh nằm lâu một chỗ.
– Vệ sinh vết mổ đúng cách bằng thuốc sát khuẩn, giữ vết mổ khô, tránh để nước dây vào vết mổ.
– Để phòng ngừa viêm nội tâm mạc, người bệnh cần giữ vệ sinh răng miệng, sử dụng kháng sinh đầy đủ trước và sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa hoặc khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng, viêm amidan, viêm lợi… Tiêm phòng cúm vào mùa thu. Không xăm mình, khuyên lỗ tai, khuyên mũi tại những cơ sở không đảm bảo uy tín.
– Theo dõi chỉ số đông máu INR (International Normalized Ratio) thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều chỉnh thuốc chống đông máu khi cần thiết để phòng ngừa tai biến chảy máu quá mức.
– Phòng ngừa cục máu đông: Tuân thủ dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định, không được tự ý ngừng thuốc hay bỏ thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Một số thực phẩm giàu vitamin K như rau họ cải, dưa chuột, cần tây, măng tây, rau xà lách… có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu kháng vitamin K như coumadine, acenocoumarol… Do đó, người bệnh cần phải hạn chế ăn các loại rau này khi được kê đơn các thuốc trên.
Hạn chế rau họ cải nếu dùng thuốc chống đông kháng vitamin K sau thay van
– Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm bổ trợ cho tim mạch, riêng đối với người bệnh sau thay van nên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần thảo dược có tác dụng chống đông máu, chống viêm và giãn mạch để giảm áp lực trên van như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Sử dụng sản phẩm này sau thay van vừa giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, vừa giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng sau thay van tim.
– Tái khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn, ít nhất 2 lần/năm hoặc ngay khi bạn xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ là dấu hiệu của biến chứng.
Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật thay van tim không có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn, những biến chứng sau thay van tim cũng sẽ luôn rình rập đe dọa sức khỏe trái tim nếu không được chú ý chăm sóc tốt. Hi vọng rằng, với những lời khuyên hữu ích trên sẽ giúp bạn có thể chung sống hòa bình với một van tim thay thế.
Xem thêm:
Lưu ý giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe sau thay van tim
Chia sẻ cách trị hẹp hở van tim bằng Đông y được nhiều người áp dụng thành công
Dược sĩ Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4565860/
https://stanfordhealthcare.org/medical-treatments/h/heart-valve-repair-replacement/risks.html