Sống sót sau nhồi máu cơ tim là một điều may mắn, thế nhưng rất có thể bạn sẽ gặp phải các biến chứng sau nhồi máu cơ tim. Hãy cùng tìm hiểu về 3 dạng biến chứng sau nhồi máu và giải pháp phòng tránh ngay tại bài viết này.
Biến chứng sau nhồi máu cơ tim sớm
Suy tim
Suy tim là biến chứng sau nhồi máu cơ tim thường gặp trong 2 tuần đầu, nhất là trên những bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim cũ hoặc trên những người bị nhồi máu cơ tim nặng, diện tích tổn thương tim rộng và có cơn đau thắt ngực kéo dài. Suy tim trái cấp tính biểu hiện bằng cơn khó thở kịch phát, phù phổi cấp, mạch nhanh, nghe tim thấy tiếng ngựa phi…
Rối loạn nhịp tim – biến chứng sau nhồi máu cơ tim dễ gây đột tử
Các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp do biến chứng sau nhồi máu cơ tim là:
– Nhịp nhanh xoang: là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất; nếu xuất hiện nhiều và kéo dài thì tiên lượng xấu.
– Ngoại tâm thu: là rối loạn nhịp tim thường gặp, nhất là giai đoạn ngay sau nhồi máu cơ tim.
– Cơn nhịp nhanh kịch phát: ít gặp hơn nhưng rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, đặc biệt là cơn nhịp nhanh thất, thường xuất hiện ở người bệnh nhồi máu cơ tim nặng thể lan rộng; có thể gây loạn nhịp hoàn toàn (10 – 15%).
– Rối loạn dẫn truyền nhĩ – thất: gặp ở 4% trường hợp, nhất là đối với nhồi máu cơ tim sau dưới. Nguy hiểm nhất là block nhĩ thất hoàn toàn.
Tai biến tắc nghẽn mạch do huyết khối
Biến chứng sau nhồi máu cơ tim này thường gặp ở 20 – 40% trường hợp, đặc biệt là đối với thể nặng. Cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim với diện tích lớn hơn.
Bên cạnh đó, cục máu đông có thể hình thành trong tim và di chuyển đến các mạch máu quan trọng như mạch phổi (gây thuyên tắc phổi), mạch máu não (gây tai biến mạch máu não) và động mạch chi dưới (gây hoại tử chi).
Tai biến mạch máu não – Biến chứng sau nhồi máu cơ tim nguy hiểm
Vỡ tim
Vỡ tim là biến chứng sau nhồi máu cơ tim xảy ra chủ yếu tuần thứ hai, gặp ở 5 – 10% trường hợp. Vỡ tim thường xảy ra ở thất trái, dẫn đến tràn máu màng ngoài tim có thể gây đột tử do trụy tim mạch. Vỡ vách liên thất biểu hiện bằng một tiếng thổi tâm thu ở giữa tim, có cường độ mạnh, kèm theo suy tim phải cấp tính dẫn đến trụy mạch.
Đứt cột tim
Đứt cột cơ bên trong tim là biến chứng sau nhồi máu cơ tim nguy hiểm nhưng rất hiếm gặp; điều này còn gây ra tổn thương van tim nặng không hồi phục do các van tim liên kết trực tiếp với cột cơ tim.
Đột tử
Khoảng 10% trường hợp bị đột tử sau nhồi máu cơ tim, gặp ở những người bệnh nặng, nhất là ở tuần lễ đầu. Nguyên nhân chết đột ngột có thể do cơn nhịp nhanh thất, rung thất, tắc mạch phổi lớn, vỡ tim, trụy mạch nặng.
Biến chứng sau nhồi máu cơ tim thứ phát
Hội chứng Dressler (hội chứng viêm màng ngoài tim) gặp từ 3 – 4% trường hợp, xuất hiện từ 1 – 4 tuần sau khi bệnh khởi phát. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng này là đau sau xương ức, đau tăng lên khi thở sâu, khi ho, khi vận động, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.
Khi nghe tiếng tim, bác sĩ có thể phát hiện tiếng cọ màng ngoài tim. Chụp X – Quang lồng ngực sẽ thấy hình ảnh tràn dịch màng ngoài tim và màng phổi nhưng điện tâm đồ lại không có dấu hiệu hoại tử lan rộng và tái phát (dùng để chẩn đoán phân biệt với nhồi máu cơ tim).
Hội chứng Dressler là biến chứng sau nhồi máu cơ tim rất dễ tái phát và khi tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Biến chứng sau nhồi máu cơ tim muộn
Một số biến chứng muộn sau nhồi máu cơ tim mà người bệnh có thể gặp phải là:
– Đau thần kinh nhạy cảm: là các cơn đau ngực lan tỏa, cường độ trung bình, gây cảm giác đau ê ẩm, nặng nề ở vùng trước tim. Những người có chứng đau này thường là những người hay lo lắng, suy nhược cả về thể lực và tâm thần. Liệu pháp tâm lý và các thuốc an thần có thể giảm nhẹ cơn đau.
– Đau kiểu thấp khớp: Thường gọi là viêm quanh khớp vai cánh tay hoặc hội chứng vai – bàn tay, thường gặp ở vai và tay trái. Trong một số trường hợp, nhồi máu cơ tim thoái triển có thể gặp xơ cứng cân gân tay, co rút và có thể dẫn đến co cứng Dupuytren (co cứng tiến triển của các dải cân gan tay, gây biến dạng gân gấp các ngón tay).
– Chứng đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim: rất có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim tái phát, khi đó cần điều trị như nhồi máu cơ tim cấp.
– Phồng vách tim: Là hậu quả của nhồi máu cơ tim xuyên thành. Khi nghe tim sẽ có tiếng đập phụ ở thì tâm thu, trên mỏm tim. X – quang thấy hình ảnh một cung giãn nở thì tâm thu, chủ yếu ở bờ trái. Kết quả điện tâm đồ cho thấy sự tồn tại của dấu hiệu “tổn thương”, đồng thời với dấu hiệu hoại tử.
Đau thắt ngực kéo dài là biến chứng sau nhồi máu cơ tim thường gặp
Làm gì để hạn chế biến chứng sau nhồi máu cơ tim?
Để phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim thì ngay sau khi xuất viện trở về nhà, bạn cần tiếp tục duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy bổ sung những sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết và chống đông máu hiệu quả như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Natto… điển hình như Vương Tâm Thống.
Nhờ giải pháp kết hợp sử dụng thuốc cùng Vương Tâm Thống, hàng ngàn người bệnh mạch vành tắc hẹp nặng từng trải qua nhồi máu cơ tim đã không còn lo lắng về nguy cơ biến chứng sau nhồi máu cơ tim trong suốt nhiều năm qua. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:
Kinh nghiệm phòng ngừa biến chứng sau nhồi máu cơ tim chia sẻ từ người bệnh
Khảo sát thực tế về tác dụng của Vương Tâm Thống trên người bệnh mạch vành do Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường cũng cho thấy: 97.76% người bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) đánh giá rất hài lòng sau 1 tháng sử dụng Vương Tâm Thống.
Thông tin chi tiết về kết quả khảo sát, mời bạn vui lòng tham khảo tại video dưới đây:
Khảo sát đánh giá người dùng về tác dụng của Vương Tâm Thống
Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì lối sống lành mạnh bằng chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa biến chứng sau nhồi máu cơ tim một cách toàn diện. Nếu cần được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541.
Xem thêm:
Sau nhồi máu cơ tim, dùng sản phẩm hỗ trợ nào tốt để trái tim khỏe, tránh tái phát?
Chế độ ăn uống khoa học sau nhồi máu cơ tim
Nguồn tham khảo: nhs.uk