Cùng với sự phát triển của xã hội thì lối sống ít vận động cũng trở nên phổ biến hơn khiến số người béo phì ngày một gia tăng. Béo phì là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành quan trọng; góp phần làm phát triển hàng loạt các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu…
Như thế nào được coi là thừa cân, béo phì?
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại một vùng cơ thể hoặc toàn thân gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để xác định một người có bị béo phì hay không người ta dựa vào chỉ số khối của cơ thể (BMI ≥ 25), chỉ số này được tính như sau:
BMI = Trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam (Kg) chia cho bình phương chiều cao được tính bằng mét (m).
BMI = (cân nặng)/ (chiều cao)^2
Phân loại | Cách đánh giá chỉ số BMI chuẩn (WHO) | Cách đánh giá chỉ số BMI dành riêng cho người Châu Á (IDI & WPRO) |
Gầy | < 18,5 | <18.5 |
Bình thường | 18,5–24,9 | 18.5 – 22.9 |
Thừa cân | 25,0–29,9 | 23 – 24.9 |
Béo phì cấp độ I | 30,0–34,9 | 25 – 29.9 |
Béo phì cấp độ II | 35,0–39,9 | 30-39.9 |
Béo phì cấp độ III | ≥ 40,0 | ≥ 40,0 |
Bảng phân loại chỉ số khối của cơ thể (BMI)
Nguy cơ bệnh mạch vành do béo phì
Trước đây, người ta cho rằng chất béo là chất trơ. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, chất béo (đặc biệt là mỡ trong ổ bụng) ảnh hưởng đáng kể đến sự trao đổi chất của cơ thể; mặt khác còn làm tăng lipid trong máu và cản trở hoạt động của hormon insulin.
Chỉ số BMI tăng lên thường kéo theo tăng huyết áp, tăng “cholesterol xấu”, triglycerid, lượng đường trong máu và các phản ứng viêm. Những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý về tim mạch, điển hình nhất là bệnh xơ vữa động mạch vành.
Béo phì là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành quan trọng
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích 21 nghiên cứu dài hạn trên 300.000 người (thời gian theo dõi trung bình là 16 năm) và nhận thấy rằng những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bệnh mạch vành cao hơn lần lượt là 32% và 81% so với những người có trọng lượng bình thường.
Béo phì còn góp phần gây ra nhiều vấn đề tim mạch khác
Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Béo phì, thừa cân cũng ảnh hưởng trực tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, trong 2,3 triệu người bị thừa cân, béo phì thì 22% số trường hợp bị nhồi máu cơ tim, và tăng 64% nguy cơ đột quỵ do cục máu đông làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu.
Béo phì làm tăng nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch
Một kết quả nghiên cứu trên 390.000 người thuộc các nhóm chủng tộc khác nhau tại Mỹ và một số quốc gia cho thấy, béo phì có liên quan mật thiết tới tỷ lệ tử vong trong bệnh mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác.
Trong đó, những người có chỉ số BMI từ 30 trở lên có nguy cơ tử vong sớm do bệnh mạch vành lớn hơn 62% và do các bệnh tim mạch khác là 53% so với những người có chỉ số BMI ở mức bình thường.
Giải pháp phòng ngừa nguy cơ bệnh mạch vành cho người béo phì
Thay đổi chế độ ăn uống
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh là bước đầu tiên trong kế hoạch giảm cân nặng để giảm thiểu nguy cơ bệnh mạch vành. Cụ thể bạn cần:
– Cắt giảm lượng calo: Chìa khóa để giảm cân là cắt giảm lượng calo nạp vào. Bước đầu tiên là bạn cần xem lại mức độ bổ sung calo mỗi ngày của mình. Sau đó trao đổi với bác sĩ để có thể quyết định lượng calo cần nạp vào mỗi ngày, mức thông thường là 1.200 đến 1.500 calo đối với phụ nữ và 1.500 đến 1.800 đối với nam giới.
Để cắt giảm calo hiệu quả, bạn hãy chú ý hạn chế ăn những thực phẩm giàu calo như bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
– Bổ sung thực phẩm lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lương calo thấp; đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hạn chế hấp thu chất béo tại đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần, hạn chế muối và đường thêm vào; bổ sung một lượng nhỏ chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn quá no trong bữa chính, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn; dùng trái cây, hạt ngũ cốc nguyên cám, sữa chua tách béo vào những bữa phụ.
– Tăng cường vận động:
Tập thể dục thường xuyên là cách hiệu quả nhất để giảm cân. Những người bị béo phì cần dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải nhằm tăng cường đốt cháy mỡ thừa, giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Để giảm cân hiệu quả hơn, hãy tăng dần cường độ luyện tập tùy theo khả năng của mình.
Người bị béo phì nên ăn nhiều rau quả tươi để hạn chế nguy cơ bệnh mạch vành
Sản phẩm thảo dược đẩy lui nguy cơ bệnh mạch vành cho người bệnh béo phì
Ăn uống và luyện tập đôi khi là chưa đủ để soát nguy cơ bệnh mạch vành cho người bệnh béo phì. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung thêm viên uống hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có tác dụng giảm mỡ máu, chống xơ vữa động mạch hiệu quả như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Sơn tra…
Một sản phẩm điển hình đã và đang được các chuyên gia khuyên dùng và nhiều người bệnh quan tâm đó chính là Vương Tâm Thống.
Theo khảo sát từ Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường, có tới tới 97.05% người dùng đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi dùng Vương Tâm Thống khi các chỉ số mỡ máu, huyết áp trở về ổn định.
Bạn có thể lắng nghe đánh giá của GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam và PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 về Vương Tâm Thống để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm này tại video dưới đây:
Chuyên gia Tim mạch đánh giá về Vương Tâm Thống
Xem thêm:
Mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Vương Tâm Thống – “Vũ khí đắc lực” cho người bệnh mỡ máu cao
Đối với người bị thừa cân béo phì thì chỉ cần giảm 5 – 10 % trọng lượng cơ thể bạn cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ bệnh mạch vành và các vấn đề tim mạch khác. Để thực hiện mục tiêu này, bạn hãy bắt đầu thực hiện lối sống khoa học kết hợp cùng luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phù hợp ngay hôm nay.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org