Bạn có biết rằng bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến nhất và cũng là nguy hiểm nhất ở những người trung và cao tuổi? Nếu bạn chưa hiểu về bệnh lý này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin toàn diện nhất.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Bệnh tim thiếu máu cục bộ, còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là tình trạng trái tim bị giảm hoặc thiếu hụt lượng máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Trái tim có vai trò bơm máu mang oxy và các chất dinh dưỡng tới tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Để thực hiện chức năng này, chính bản thân nó cũng cần được cung cấp máu bởi một hệ thống mạch máu được gọi là “mạch vành”. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim thiếu máu cục bộ chính là hệ quả của việc tắc nghẽn một phần mạch vành bởi các mảng xơ vữa.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới bệnh tim thiếu máu cục bộ nhưng hiếm gặp.
– Chứng co thắt động mạch vành: Tình trạng cơ trơn thành mạch vành bị co thắt và thu hẹp khiến cho lượng máu chảy qua khó khăn hơn.
– Cục máu đông làm tắc động mạch vành.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim thiếu máu cục bộ là do xơ vữa động mạch vành
Triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ
Đối với những người bệnh tim thiếu máu cục bộ mức độ nhẹ thường sẽ không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, khi mức độ thiếu máu cơ tim nặng dần lên thì các triệu chứng cũng rõ ràng hơn, trong đó phổ biến nhất là các cơn đau thắt ngực. Người bệnh thường mô tả cảm giác cơn đau giống như trái tim bị thắt chặt lại hay bị một vật rất nặng đè lên, đặc biệt là sau khi thực hiện các hoạt động gắng sức.
Các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như:
– Đau cổ hoặc hàm.
– Đau vai hoặc cánh tay.
– Cảm thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực.
– Buồn nôn và nôn mửa.
– Vã mồ hôi.
– Mệt mỏi nhiều.
Các triệu chứng không phải là đau ngực thường xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ, người già và những người mắc tiểu đường.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?
Là nguyên nhân chính gây những dấu hiệu mệt mỏi, đau ngực, khó chịu, bệnh tim thiếu máu cục bộ còn có thể diễn biến nghiêm trọng dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông hình thành làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu tới tim khiến cơ tim bị hoại tử. Những người bệnh xuất hiện nhồi máu cơ tim có tỷ lệ tử vong rất cao.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não…
Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ
Nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải các triệu chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ thì bạn cần tới các bệnh viện tim mạch hoặc chuyên khoa tim mạch của các bệnh viện uy tín để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin về triệu chứng, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống sinh hoạt, các bệnh lý mắc kèm… và bạn sẽ phải thực hiện thêm một hoặc một số các xét nghiệm dưới dây:
– Điện tâm đồ gắng sức.
– Siêu âm tim.
– Chụp động mạch vành.
– Chụp cắt lớp vi tính tim.
Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ
Thay đổi lối sống
Những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể đem lại hiệu quả to lớn trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm mức độ thiếu máu cơ tim. Những thay đổi này bao gồm:
– Ngừng hút thuốc lá.
– Ăn những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, quả tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt…; nên ăn nhạt.
– Tránh các thực phẩm có hại cho tim như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm chế biến đóng gói sẵn…
– Giảm cân.
– Tập thể dục thường xuyên và dành nhiều thời gian cho các hoạt động thư giãn.
Thuốc điều trị
Để điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh kết hợp các nhóm thuốc dưới đây:
– Thuốc chẹn beta giao cảm (lựa chọn hàng đầu): Bao gồm các thuốc như Propranolol, Atenolol, Metopronol, Carvedilol, Bucindolol… Những loại thuốc này làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, làm giảm nhu cầu oxy của tim. Thuốc chẹn beta giúp làm giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện các cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai.
– Nhóm thuốc giãn mạch: thường sử dụng nhóm nitrat, trong đó phổ biến nhất là dùng Nitroglycerin. Loại ngậm hay xịt dưới lưỡi giúp giảm nhanh các cơn đau thắt ngực. Loại viên uống tác dụng kéo dài sử dụng hằng ngày giúp dự phòng cơn đau thắt ngực.
– Chống kết tập tiểu cầu: nhằm ngăn sự hình thành cục máu đông như Aspirin, Clopidogel… Các thuốc này giúp giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim.
– Các nhóm thuốc điều trị các bệnh mắc kèm: bao gồm các thuốc điều trị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, đái tháo đường…
Bên cạnh đó thì việc kết hợp thêm các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… cũng đem lại hiệu quả rất tích cực nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Đó cũng chính là kinh nghiệm được rất nhiều bệnh thiếu máu cơ tim chia sẻ, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một trường hợp điển hình trong video dưới đây:
Chia sẻ của bác Nhạc (0915 464 796) về cách trị bệnh tim thiếu máu cục bộ (bệnh mạch vành)
Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh tim thiếu máu cục bộ – một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh và cần được giải đáp trực tiếp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được hỗ trợ.