Theo Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch vành ước tính đã tăng gấp hơn 10 lần trong suốt 1 thập kỷ qua. Điều đáng lo ngại là đa số các trường hợp không được phát hiện bệnh sớm và chưa nhận thức được đầy đủ tính nguy hại của bệnh. Vậy bệnh tim mạch vành là gì? Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ tử vong do bệnh tim nguy hiểm này gây ra? Hãy dành 5 phút để tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây!
Bệnh tim mạch vành là gì?
Bệnh tim mạch vành còn được gọi tắt là bệnh mạch vành (suy vành, thiếu máu cơ tim), xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị thu hẹp do sự tích tụ của mảng xơ vữa. Kết quả là cơ tim không thể nhận được đủ máu và oxy cần thiết, gây ra những cơn đau thắt ngực trên lâm sàng; nặng hơn nữa là cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn (nhồi máu cơ tim).
Bệnh tim mạch vành có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim
Triệu chứng bệnh tim mạch vành
Trong giai đoạn đầu của bệnh tim mạch vành, lưu lượng máu giảm có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Theo thời gian, khi mảng xơ vữa lớn dần lên, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng sau:
– Đau thắt ngực: Người bệnh thường mô tả cảm giác này giống như có vật nặng đè lên ngực hay bàn tay bóp nghẹt lấy tim; có người lại thấy nhói trong tim, bỏng rát như kim châm. Cơn đau có thể lan sang cổ, vai, hàm, tay trái… và thường được kích hoạt bởi căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc. Đây rất có thể là triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên có những trường hợp như phụ nữ, người già, người mắc bệnh tiểu đường lại không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào cảnh báo tình trạng nguy hiểm này.
– Một số triệu chứng khác kèm theo:
+ Khó thở.
+ Đổ mồ hôi lạnh.
+ Chóng mặt, ngất xỉu.
+ Ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa.
+ Người mệt mỏi, mất ngủ.
+ Tim đập loạn nhịp.
Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành bắt đầu với những tổn thương ở lớp bên trong của thành động mạch do các tác nhân như:
– Khói thuốc lá.
– Nồng đồng độ cholesterol máu cao.
– Huyết áp cao.
– Đường huyết trong máu cao.
– Viêm mạch máu.
Mảng xơ vữa sẽ hình thành tại vị trí lòng mạch thương tổn, có thể xuất hiện từ khi bạn còn nhỏ. Theo thời gian, mảng xơ vữa sẽ vôi hóa, cứng lại làm hẹp lòng động mạch. Nguy hiểm hơn, chúng có thể nứt vỡ, hình thành cục máu đông tại vết thương và gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu, dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch vành
Các nhà khoa học đã tổng hợp một số yếu tố nguy cơ chính liên quan đến bệnh tim mạch vành. Nếu có càng nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc bệnh của bạn càng cao:
– Tuổi cao: Ở nam giới, nguy cơ cao từ 45 tuổi và ở phụ nữ là từ 55 tuổi trở đi.
– Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới, khi nữ giới mãn kinh thì nguy cơ lại tương đương nhau.
– Tiền sử gia đình: Nếu cha hoặc anh/em trai của bạn mắc bệnh tim trước tuổi 55; mẹ hoặc chị/em gái mắc bệnh trước tuổi 65 thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành của bạn sẽ tăng lên.
– Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động.
– Người mắc bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao.
– Lười hoạt động thể chất, thường xuyên căng thẳng sẽ làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: uống nhiều rượu bia; ăn nhiều chất béo, muối, đường…
Cách điều trị bệnh tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành có chữa được không là câu hỏi mà không ít người bệnh băn khoăn. Thực tế hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này, nhưng có rất nhiều giải pháp giúp bạn quản lý bệnh hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
Thuốc trị bệnh tim mạch vành
Tùy từng trường hợp bệnh mà bác sỹ có thể kê một số loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng như sau:
– Thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa nguy cơ huyết khối gây nhồi máu cơ tim.
– Thuốc trị rối loạn nhịp tim: chẹn beta, chẹn kênh canxi là những nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất.
– Thuốc hạ áp: có nhiều nhóm khác nhau như ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi, đối kháng thụ thể Angiotensin II.
– Thuốc trị đau thắt ngực: giúp giảm triệu chứng đau ngực, khó chịu cho người bệnh và tăng lưu lượng máu tới nuôi tim.
– Thuốc hạ mỡ máu: statin là nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu.
Sản phẩm thảo dược chữa bệnh tim mạch vành
Rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của thuốc tây trong điều trị, tuy nhiên có rất nhiều người bệnh tim mạch vành dù đã dùng thuốc theo chỉ định nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không khả quan.
Đối với những trường hợp này, việc kết hợp cùng những sản phẩm thảo dược chứa Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng kỳ là điều cần thiết để ngăn chặn kịp thời sự phát triển của mảng xơ vữa, chống cục máu đông và bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu. Đó cũng là giải pháp được rất nhiều người bệnh tim mạch vành tin tưởng sử dụng và cho hiệu quả tốt, cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua video dưới đây:
Video chia sẻ cách trị bệnh tim mạch vành bằng sản phẩm thảo dược
Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh tim mạch vành tiến triển nặng và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc tây, người bệnh sẽ được xem xét tiến hành can thiệp ngoại khoa:
– Can thiệp mạch vành qua da: để nong mạch/ đặt stent nhằm mở thông lòng mạch bị tắc hẹp, khôi phục lưu lượng máu đến nuôi tim.
– Bắc cầu động mạch vành: Động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh ở chân hoặc ngực được sử dụng làm cầu nối để dẫn máu tới vùng tim bị thiếu máu, thay thế cho đoạn mạch bị tắc hẹp.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mà bất kỳ người bệnh nào cũng nên áp dụng. Vậy người bệnh tim mạch vành nên ăn gì? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:
– Ăn nhiều trái cây như táo, chuối, cam, lê, mận…
– Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu nành…
– Các loại rau như bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, cần tây…
– Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, hạt kê, vừng…
– Cá chứa nhiều acid béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích… khoảng 2 lần mỗi tuần.
– Các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.
– Nên ăn chất béo không bão hòa có trong bơ lạc, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu vừng…
– Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, chất béo chuyển hóa, đường, muối (dưới 2g/ngày)…
Quản lý stress
Học cách quản lý căng thẳng, thư giãn tâm lý là một trong những mục tiêu cần thực hiện để cải thiện sức khỏe cho người bệnh tim mạch vành. Người bệnh có thể tham gia những lớp học quản lý căng thẳng, thiền, liệu pháp thư giãn hoặc đơn giản là trò chuyện nhiều hơn với bạn bè hoặc người thân.
Tăng cường hoạt động thể chất
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Do đó, người bệnh nên luyện tập với cường độ vừa phải ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần; nên bắt đầu với các bài tập vừa sức như đạp xe, tập aerobic, đi bộ nhẹ… và nâng dần độ khó của bài tập.
Hiểu rõ về bệnh tim mạch vành và những lưu ý trong điều trị giúp người bệnh chủ động đối phó với những biến cố, phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Trong quá trình điều trị, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hỗ trợ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.